intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tội phạm vị thành niên hiện nay tại Việt Nam.

Chia sẻ: Phung Manh Quyet | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

1.144
lượt xem
135
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, ở vào thời kì Đất Nước ta đang hội nhập, đi lên cùng bè bạn quốc tế, nhiều thanh thiếu niên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão, khát vọng lớn, không ngừng rèn luyện, hoàn thiện bản thân, để trở thành người có tài, có đức, góp sức trẻ vào công cuộc bảo vệ, xây dựng Đất Nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã từng dạy. Tuy nhiên, việc hôi nhập quốc tế lại mang theo không ít thách thức, khó khăn về kinh tế, chính trị, văn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tội phạm vị thành niên hiện nay tại Việt Nam.

  1. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, ở vào thời kì Đất Nước ta đang hội nhập, đi lên cùng bè bạn quốc tế, nhiều thanh thiếu niên có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão, khát vọng lớn, không ngừng rèn luyện, hoàn thiện bản thân, để trở thành người có tài, có đức, góp sức trẻ vào công cuộc bảo vệ, xây dựng Đất Nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ đã từng dạy. Tuy nhiên, việc hôi nhập quốc tế lại mang theo không ít thách thức, khó khăn về kinh tế, chính trị, văn hóa…Như dưới tác động của nền kinh tế thị trường, cơ chế mở cửa thì những lối sống, những luồng văn hóa độc hại, xâm nhập vào nước ta thông qua các con đường khác nhau đã tác động tiêu cực đến tư tưởng, lối sống của một số bộ phận người dân, trong đó có không ít thanh thiếu niên, kéo theo đó là khá nhiều hệ lụy. Vậy có phải xã hội ta cần quan tâm, xem xét kĩ lưỡng hơn vấn nạn này khi trong thời gian qua các loại tội phạm, tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Và đáng nói hơn cả là một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên ở độ tuổi chưa thành niên vi phạm pháp luật, thậm chí có nhiều trường hợp đã có hành vi phạm các tội hình sự, thực trạng này ngày càng có xu hướng tăng cả về “chất lượng” và “số lượng” – số trường hợp vi phạm pháp luật ngày càng tăng, độ tuổi ngày càng trẻ ra (với các biểu hiện nghiêm trọng như đánh nhau có tổ chức, giết người, trộm cướp tài sản, rơi vào tệ nạn xã hội…), càng ngày lứa tuổi phạm pháp càng thấp, điều này lại tỉ lệ nghịch với tính chất nghiêm trọng của sự việc. Đây đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội. Vấn đề đặt ra là tại sao hiện tượng người chưa thành niên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng? Đâu là nguyên nhân, do cơ chế mở cửa, do gia đình, nhà trường hay xã hội, hoàn cảnh sống? hay do bản thân người trong cuộc? Những hậu quả mà nó gây ra sẽ như thế nào? Đảng và Nhà Nước ta đã có những biện pháp kịp thời? ban hành các chủ trương, chính sách gì để giáo dục cho thanh thiếu niên? Các bộ phận người dân trong xã hội đã, đang và sẽ phối hợp như thế nào để góp phần thực thi những chủ NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 1
  2. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG trương, chính sách đó nhằm nâng cao tư tưởng một cách toàn diện, có thể giảm thiểu thực trạng đáng báo động này. Xuất phát từ những thực tế đó, nhóm Tình Bạn quyết định chọn đề tài “Tội phạm vị thành niên hiện nay tại Việt Nam.” làm thành một bài tiểu luận, nêu ra ý kiến của cả nhóm về vấn đề nêu trên, để có thể cùng Thầy và các bạn trong lớp tìm hiểu rõ hơn, từ đó rút ra được những bài học,nhận thức để định hướng tư tưởng đúng cho bản thân trong học tập, lao động và cuộc sống. Nhóm Tình Bạn xin chân thành cảm ơn Thầy đã tạo điều kiện và có sự tư vấn để nhóm cóthể hoàn thành bài tiểu luận này. Và bài làm chắc sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót, cả nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy để có thể hoàn thiện hơn. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 NHÓM TÌNH BẠN. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 2
  3. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Chương 1:TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM 1.1 Tình hình kinh tế,chính trị, văn hóa, xã hội hiện nay tại Việt Nam. 1.1.1 Kinh tế, chính trị. Bước vào năm 2012 vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện sáu tháng đầu năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 431,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 34,5% GDP.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2012 ước tính tăng 4,38% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó quý I tăng 4,0%; quý II tăng 4,66%. Tuy nhiên do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên kinh tế thế giới diễn biến không thuận. Tăng trưởng của hầu hết các nền kinh tế phát triển và đang phát triển đ ạt mức thấp. Thị trường việc làm bị thu hẹp, thất nghiệp gia tăng. Và trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động rất phức tạp, khó khăn nhiều hơn, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thâp so với dự báo đâu năm, tác động tiêu cực đ ến nền kinh t ế đã h ội ́ ̀ nhập sâu rộng và có độ mở lớn như nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhưng hệ quả là cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn. Bên cạnh đó, chúng ta phải dành nhiều thời gian và công sức để đối phó với thiên tai, dịch bệnh, các âm mưu thủ đoạn gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia Lạm phát, lãi suất ở mức cao. Sản xuất có dấu hiệu suy giảm trong một vài tháng đầu năm do tiêu thụ hàng hóa chậm, hàng tồn kho tăng . Vốn huy động thiếu cùng với thị trường tiêu thụ giảm sút gây sức ép cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước tình hình đó, Đảng, Quốc hội, Chính NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 3
  4. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG phủ đã lãnh đạo và chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đồng bộ, chủ động và tích cực các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Chính phủ giúp tình hình kinh tế - xã hội nước ta sáu tháng đầu năm 2012 đã có sự chuyển biến tích cực. Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng.Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đ ảng Cộng Sản giữ địa vị trên hết. 1.1.2 Văn hóa, xã hội. Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người với 54 dân tộc anh em đã tạo nên những nét đẹp văn hóa rất riêng cho dân tộc ta. Bên cạnh đó, con người và văn hóa cũng không nằm ngoài quy luật vận động và biến đổi của tạo hóa, văn hóa Việt Nam cũng có sự biến đ ổi. Một trong nh ững nguyên nhân của sự biến đổi văn hóa là do sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau. Ở đây có sự gặp gỡ, những kiểu lựa chọn khác nhau và diễn ra sự giao thoa, s ự pha trộn văn hóa, dẫn đến độ khúc xạ khác nhau, làm cho văn hóa đổi mới. 1.2 Tình hình tội phạm vị thành niên các năm qua. 1.2.1 Tình hình chung. Trong thời gian qua, xu hướng phạm tội ngày càng được trẻ hoá với các vi phạm pháp luật mang tính tập thể, quy mô ngày càng lớn, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%). Điều đáng lo ngại hơn là trẻ vị thành niên trong thời gian gần đây lại phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng, kể cả các tội phạm giết người, hiếp dâm, buôn bán ma túy, cố ý gây thương tích, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, c ưỡng đoạt tài sản… ngày càng có xu hướng tăng lên. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 4
  5. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Trong vòng 05 năm trở lại đây, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, đã có tới 49.235 vụ việc với 75.594 đối tượng là trẻ em vi phạm pháp luật, số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% so tổng số các vụ phạm pháp hình sự trên phạm vi toàn quốc. Những con số trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong giới trẻ hiên nay là rất đáng báo động, cảnh báo tình trạng gia tăng tội phạm trong giới trẻ hiện nay. Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, hiện nay tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên đang có chiều hướng gia tăng, một số loại án do người chưa thành niên thực hiên với tính chất nghiêm trọng ngày càng nhiều , thống kê sơ bộ cho thấy người chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản tăng 64%, giết người tăng 39% so với các năm trước đây. Người chưa thành niên phạm tội chủ yếu tập trung ở các địa bàn thành phố, thị xã, nơi tập trung dân cư.Trong những năm vừa qua, trung bình hàng năm xảy ra trên dưới 10.000 vi phạm pháp luật có liên quan đến người chưa thành niên với khoảng 13.000 đối tượng, trong đó có khoảng 68% là người chưa thành niên ở đ ội tuổi 16-18 tuổi, chủ yếu tập trung vào các đối tượng là người chưa thành niên bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang (thống kê sơ bộ khoảng 41%). 1.2.2 Một số vụ án tiêu biểu liên quan tới tội phạm vị thành niên. Thời gian gần đây, thông tin về các đối tượng tuổi vị thành niên phạm pháp, đặc biệt là phạm tội giết người táo bạo, liều lĩnh và man rợ xuất hiện ngày một nhiều 1.2.2.1 Vụ án cướp tiệm vàng Ngọc Bích. Ngày 20/8/2011, Lê Văn Luyện (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) nhờ bạn đưa lên thị trấn Chũ mua ba lô, đèn pin và con dao phớ. Hôm sau, anh ta mua thêm dao gấp và lang thang tại huyện Lục Nam quan sát các cửa hàng vàng nhằm mục đích cướp tài sản. Tại phố Sàn, đối tượng Lê Văn Luyên quan sát thấy tiệm vàng Ngọc Bích có thanh s ắt trang trí nằm ngang giống bậc thang có thể dễ dàng trèo lên tầng 3 đột nhập. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 5
  6. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Tối 22/8, Luyện quanh quẩn ở khu vực tiệm vàng Ngọc Bích chờ cơ hội, song do quán ăn bên cạnh mở cửa quá khuya, âm mưu này không thực hiện đ ược. Khoảng 3h ngày 24/8, khi trời bắt đầu nổi gió và mưa, Luyện trèo theo cây, leo lên ban công tầng 3 của tiệm Ngọc Bích. Cậy được cửa, hắn đi vào lục tìm tài sản ở một số phòng nh ưng không phát hiện được gì.Phát hiện hiện camera, chuông báo động chống trộm, c ầu dao điện, anh ta ngắt cầu dao, rút dây camera.Luyện định cậy phá tủ trưng bày vàng nh ưng sợ gây tiếng động, bị lộ nên quay lên tầng 3.Hắn chờ chủ nhà ra khỏi phòng ngủ sẽ bất ngờ giết chết từng người để dễ dàng cướp tài sản. Đến khoảng 6h sáng, nghe thấy tiếng động, Luyện phát hiện anh Ngọc đang bê chậu quần áo lên tầng 3 nên bám theo. Luyện cầm dao tấn công ông chủ nhà... Nạn nhân giằng co với Luyện.Chị Chín đang ở tầng 2 nghe thấy tiếng kêu của chồng chạy lên tầng 3 hô hoán đồng thời xông vào cứu chồng. Trong quá trình giằng co, chị Chín và Luyện bị trơn trượt ngã xuống sàn nhà, anh Ngọc giằng được con dao... Nhưng chủ nhà do bị thương quá nhiều cũng không chống lại được Luyện. Hắn sau đó giết chết đôi vợ chồng này.Biết trong nhà còn người, Luyện chạy xuống tầng 2, thấy cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng đang học lớp 3) đang cầm điện thoại, hắn tiếp tục vung dao chém vào đứa trẻ. Tưởng Bích đã chết, Luyện bỏ đi và sát hại tiếp con gái út mới 18 tháng tuổi của chủ nhà đang nằm trên giường ngủ. Sau đó đối tượng phá tủ kính tủ lấy toàn bộ số vàng, gọi anh họ Trương Thanh Hồng đến đón.Luyện bỏ trốn tới Lạng Sơn, ngày 31/8 thì bị bắt giữ.Cơ quan điều tra cho biết, Luyện đã cướp hơn 200 ch ỉ vàng ta, gần 153 chỉ vàng tây, một điện thoại di động. Tổng giá trị tài sản hơn 1,27 tỷ đồng. 1.2.2.2 Vụ án thứ hai. Ngày 27-5-2011, VKSND thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố Đào Thị Thu Hương (tức My sói) sinh năm 1996 ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và đồng bọn về tội "hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản". Cùng bị truy tố với My sói là các đồng phạm Trịnh Thăng Long (sinh năm 1992) ở xã Công Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1993) ở Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội, Nguyễn Đức Hoàng (sinh năm 1992) ở phường Điện Biên, Đống Đa, Hà Nội, Lê Quang NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 6
  7. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Vinh (sinh năm 1991) ở quận Hoàng Mai, Hà Nội và Trần Hoàng Nam (sinh năm 1992) ở quận Long Biên, Hà Nội. Do cần tiền tiêu xài, Đào Thị Thu Hương và Trịnh Thăng Long (là người tình của Hương) nảy ra ý định lừa các phụ nữ đưa vào nhà nghỉ nhằm mục đích hiếp dâm và cướp tài sản. Để thực hiện, nhóm này lên mạng internet để "chat" làm quen với các với bé gái rồi rủ họ đi chơi. Chỉ cần gặp mặt được nạn nhân, nhóm này dùng vũ l ực ép đi theo, sau đó đánh đập, đe dọa, khống chế đưa đến các nhà nghỉ để tổ chức hiếp dâm tập thể, cướp tài sản. My sói có lên mạng và quen với Phạm Thị Triều, sau khi hẹn gặp cô gái này, nhóm của My sói đã ép nạn nhân về một nhà nghỉ gần ga Giáp Bát đ ể hi ếp dâm. Sau đó nhóm của My sói tiếp tục cướp 1 sợi dây chuyền vàng trị giá hơn 600 nghìn đồng của lễ tân nhà nghỉ. Liên tục lên mạng chat và tìm các cô gái nhẹ dạ My sói và đồng bọn lại tiếp tục gây ra bốn vụ nữa. Khi cướp điện thoại của hai cô bé sinh năm 1995 và đ ưa vào nhà nghỉ thì nhóm của My sói bị Công an quận Đống Đa bắt giữ. Từ ngày 16/7/2010 đến ngày 20/7/2010, nhóm này đã gây ra tổng cộng 5 vụ cướp tài sản, tổng giá tr ị trên 30 triệu đồng; 02 vụ hiếp dâm và 01 vụ hiếp dâm trẻ em. Tổng hợp hình phạt trong vụ án lên đến 160 năm tù cho 8 bị cáo. 1.2.2.3Giết người vì mâu thuẫn nhỏ. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ Cao Văn Tiến (15 tuổi, đang là học sinh lớp 9 Trường THCS Tam Hiệp, TP Biên Hòa) để điều tra về hành vi giết người. Trước đó, chiều 20-9, trước cổng Trường THCS Long Bình (TP Biên Hòa), Lã Ngọc Ánh (15 tuổi, là học sinh lớp 8 Trường THCS Tam Hòa) đang ngồi chơi thì thấy Tiến cùng một số bạn đi đến. Ánh hỏi mượn xe nhưng Tiến không cho. Nói qua lại vài câu, bực tức, Ánh xông đến đánh vào mặt Tiến. Bị gây sự nhưng Tiến đạp xe bỏ đi. Tuy nhiên, Ánh đuổi theo nhặt đá ném vào đầu Tiến. Tiến rút dao giấu sẵn trong người quay lại đâm nhiều nhát vào ngực Ánh khiến nạn nhân gục tại chỗ. Ngày 20-9, TAND TPHCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dư (SN 1995, học sinh Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, quận 8) 8 năm tù về tội giết NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 7
  8. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG người. Nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của Dư chỉ vì muốn chứng tỏ mình tr ước mặt bạn bè. Nghe N.H.N là bạn học cùng Trường Trung học nghề Nam Sài Gòn, kể về chuyện N.P.N.U, bạn bè quen biết từ trước có mâu thuẫn và bị Đ.H.T (Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, quận 3) đòi đánh, Dư nói với N. để Dư đi gặp nhóm của T. giảng hòa. Trước khi đi, Dư về nhà lấy theo con dao lê giấu trong cặp để đề phòng bị đánh. Đ ến nơi, Dư thấy T. đi cùng bạn nên xuống xe hỏi: “Bữa hôm trước, bạn ngoắt và chửi ai vậy?’’. Không thèm trả lời, T. xông vào đánh kẻ dám can thiệp vào chuyện người khác.Dư rút dao đâm một nhát vào ngực trái của T. gây tử vong. 1.2.2.4Cướp của giết người. Công an huyện Thạch Thất (Hà Nội) vừa bắt giữ Ngô Đăng Thức (chưa đủ 16 tuổi) và Nguyễn Văn Huỳnh (chưa đủ 18 tuổi) cùng trú xã Phú Cát, Quốc Oai (Hà Nội) để điều tra về hành vi giết người.Trước đó, chiều 29-3, hai sát thủ này đã gây ra án mạng tại nhà nghỉ Quốc Triệu (huyện Thạch Thất). Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Kim Thoa (50 tuổi, quản lý nhà nghỉ). Theo lời khai của Thức, Thức cùng Huỳnh lấy trộm của nhà 1,5 chỉ vàng rồi đến nhà nghỉ Quốc Triệu thuê phòng ở. Vài ngày sau, Thức, Huỳnh lại lấy dao và bàn nhau giết bà Thoa để cướp tài sản. Khi bà Thoa đang cắt cỏ ngoài vườn, Huỳnh lao tới bịt miệng để Thức vung dao chém vào cổ khiến bà Thoa tử vong. Cả hai lấy hai chiếc điện thoại và chùm chìa khóa trên người bà Thoa rồi về phòng nghỉ lục soát.Tình cờ, một người quen của bà Thoa bước vào nhà nghỉ và phát hiện bà Thoa bị giết chết.Thức và Huỳnh lập tức chạy trốn nhưng qua truy xét, công an đã bắt được cả hai. 1.2.3 Nguyên nhân tội phạm vị thành niên không ngừng tăng lên. 1.2.3.1 Nguyên nhân khách quan Môi trường sống, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Những trào lưu sống theo phương Tây, sống hiện đại, các luồng văn hóa du nhập ào ạt vào nước ta, các loại phim ảnh,sách báo, game online mang tính chất quá bạo lực, quá ảo. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, lối sống hưởng thụ, đua đòi, thích thể hiện bản thân mình của một số bộ phận “cô cậu ấm”… còn không ít người bị các thế lực khác lôi kéo, dụ dỗ. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 8
  9. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG 1.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan. Không ai trong chúng ta có quyền chọn nơi mình được sinh ra, nhưng ta có thể chọn được cách sống sao cho tốt. Nhưng cũng không ít người đã bỏ mặc cho số phận, không có ý chí để thay đổi, vươn lên trong cuộc sống, suy nghĩ còn hạn hẹp, chấp nhận sa chân vào con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, cũng một phần là do tính cách nông nỗi, thiếu suy nghĩ, thích là làm, không quan tâm đến hậu quả của việc mình đã làm, quen thói ỷ lại, dựa dẫm. Chưa nhận thức đúng về vai trò của bản thân, nên dễ bị ảnh hưởng từ những tác động không tốt từ bên ngoài. 1.3 Khung hình phạt với tội phạm vị thành niên ở nước ta hiện nay. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được quy định trong Hiến Pháp năm 1992, bộ luật hình sự năm 1999, bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bộ Luật lao động, bộ luật Dân sự...và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Luật hình sự Việt Nam đề cập đến người chưa thành niên phạm tội dưới hai phương diện. Một mặt, họ là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt bằng luật hình sự khỏi những hành vi bị coi là tội phạm. Mặt khác, người chưa thành niên còn là chủ thể của tội phạm. Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 sự quy định: "1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng". Người chưa thành niên là người chưa phát triển một cách đầy đủ về tâm, sinh lý, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi còn nhiều hạn chế; dễ bị kích đ ộng, dụ dỗ, lôi kéo vào việc thực hiện tội phạm, nhưng cũng dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội. Đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội đ ược quy định tại chương X của Bộ luật hình sự. Theo đó, việc xử lý Người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ, uốn nắn, sửa sai, giúp họ phát triển, hoàn thiện về nhận thức và về hành vi phù hợp với xã hội; không áp dụng hình phạt chung NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 9
  10. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với Người chưa thành niên ph ạm tội. Ở đây, cũng cần phân biệt khái niệm “người chưa thành niên phạm tội” với khái niệm “tội phạm do người chưa thành niên gây ra”. Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một dạng chủ thể đặc biệt của tội phạm là người chưa thành niên còn khái niệm Tội phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được thực hiện trên thực tế bởi người chưa thành niên. Tội phạm do người chưa thành niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường hợp một người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm. Theo “Chương X - Những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội”. Điều 68. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này. Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội 1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và đi ều ki ện gây ra tội phạm. 2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. 3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 10
  11. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. 5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội. 6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội 1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết đ ịnh áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây: A) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; B) Đưa vào trường giáo dưỡng. 2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được Toà án giao trách nhiệm. 3. Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng t ừ một năm đ ến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm tr ọng NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 11
  12. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. 4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người đ ược đ ưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Toà án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Toà án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng. Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo. 2. Phạt tiền. 3. Cải tạo không giam giữ. 4. Tù có thời hạn. Điều 72. Phạt tiền Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định. Điều 73. Cải tạo không giam giữ Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, thì không khấu trừ thu nhập của người đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Điều 74. Tù có thời hạn Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây: 1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 12
  13. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định; 2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định. Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau: 1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này. 2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội. Điều 76. Giảm mức hình phạt đã tuyên 1. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu có nhiều tiến bộ và đã chấp hành được một phần tư thời hạn, thì được Toà án xét giảm; riêng đối với hình phạt tù, mỗi lần có thể giảm đến bốn năm nhưng phải bảo đảm đã chấp hành ít nhất là hai phần năm mức hình phạt đã tuyên. 2. Người chưa thành niên bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù, nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì được xét giảm ngay và có thể đ ược miễn chấp hành phần hình phạt còn lại. 3. Người chưa thành niên bị phạt tiền nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quy ết đ ịnh gi ảm hoặc miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại. Điều 77. Xoá án tích NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 13
  14. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG 1. Thời hạn để xoá án tích đối với người chưa thành niên là một phần hai thời hạn quy định tại Điều 64 của Bộ luật này. 2. Người chưa thành niên phạm tội, nếu được áp dụng những biện pháp tư pháp quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này, thì không bị coi là có án tích. Chương 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 2.1 Môi trường tác động tới tội phạm vị thành niên hiện nay. 2.1.1 Môi trường gia đình. Xã hội phát triển, mỗi con người, mỗi gia đình đều quý trọng thời gian, công việc, quan hệ, kiếm tiền… vì thế, các bậc cha mẹ, và những người lớn tuổi trong gia đình không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ những niềm vui nỗi buồn và cả những tâm sự riêng tư trong cuộc sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ vị thành niên. Gia đình bị rạn nứt về chuyện tình cảm, hôn nhân gia đình không được hạnh phúc… Các thành viên trong gia đình không có sự kính trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc lẫn nhau mà chỉ tình cảm hoá sự chân thành, tình yêu thương bằng những nghĩa vụ và bổn phận cần phải thực hiện nên đã vô hình chung tạo ra sự xa cách, lãnh cảm, không có sự thân mật giữa các bậc cha mẹ, ông bà với con cái dẫn đến tình trạng hiện nay có rất nhiều em nhỏ, trẻ em vị thành niên đã mắc phải bệnh trầm cảm, nhiều em cảm thấy mình bị lạc lõng và bị bỏ rơi nên lao vào con đường nghiện game online, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội… với mục đích tìm cảm giác lạ, tìm các niềm vui mới vốn trong xã hội đã đầy gẫy sự phức tạp với vô vàng tác động xấu. Trên thực tế dã có học sinh bị đột tử và tâm thần bên cạnh nhiều học sinh sa sút học hành vì game online bạo lực. Chưa dừng ở mức độ đó, game online bạo lực còn làm tha hóa đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam đến mức tột cùng: bạn giết bạn, cháu giết ông bà, trò giết thầy và bắt cóc, tống tiền, thanh toán lẫn nhau. Hơn nữa, trong thời gian gần đây đã có nhiều gia đình, trong đó cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho con cái, mà phần lớn đ ều có tâm lý chung là NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 14
  15. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG chuyển giao nghĩa vụ này cho nhà trường và các thầy cô giáo. Nhưng nhà trường và các thầy cô giáo chỉ chú trọng đến việc giáo dục và chăm lo đến sự phát triển về tri thức, vì thế việc giáo dục về nhân cách cho con cái và thế hệ học sinh, sinh viên vẫn cần s ự quan tâm chăm sóc, chia sẻ, động viên, giúp đỡ giáo dục nhân cách từ bố mẹ, ông bà, người thân trong gia đình. 2.1.2 Môi trường nhà trường. Như đã biết thì hiện nay số lượng trẻ vị thành niên nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng phạm pháp đang gia tăng theo xu hướng trẻ hóa và mức độ tội l ỗi ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân, không phải chỉ do gia đình mà còn phải xét đến những khía cạnh khác. Ở đây ta xét đến môi trường giáo dục trong nhà trường Về phía nhà trường: sự thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, quản lý của các thầy cô giáo, chỉ dạy "văn" (kiến thức) chứ không dạy "lễ" (đạo đức).Hình ảnh người thầy ít nhiều bị lu mờ trong nền kinh tế thị trường đầy biến động hết sức phức tạp cũng là một nguyên nhân khiến học sinh – sinh viên không biết lấy đâu làm “điểm tựa” để phấn đấu, một khi vai trò của người thầy không còn được đề cao như trước thì việc giáo dục đạo đức, lối sống trong bộ phận học sinh – sinh viên hiện nay cũng là vấn đ ề r ất đáng được quan tâm. Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường sư phạm, việc tuy ển dụng giáo viên đang nặng về trình độ học lực, xem nhẹ lòng yêu nghề, chưa chú tr ọng rèn luyện kỹ năng sư phạm và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. Tấm gương sáng về tinh thần vượt khó tự học tự rèn, hết lòng vì học sinh, lối sống gương mẫu, ý th ức kỷ luật, năng lực chuyên môn của người thầy đã – đang và mãi mãi có s ức hút l ớn nh ất, mạnh mẽ nhất, cao quý nhất đối với tất cả học sinh, sinh viên. Vì thế hơn ai hết, các thầy cô giáo phải là những người tiên phong trong việc giáo dục lối sống, đạo đ ức, pháp luật cho các thanh thiếu niên. Từ đó, có thể thấy rằng giáo dục trong nhà trường cũng góp phần tích cực trong việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho thanh thi ếu niên về nhân cách đạo đức, học cách làm người, tránh xa những tệ nạn xã hội và những con đường phạm pháp. 2.1.3 Môi trường xã hội. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 15
  16. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Việt Nam bước vào thời kỳ hội nhập và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu và khu vực đã làm cho đời sống xã hội có nhiều biến đổi, nhất là sự biến đổi về chất lượng cuộc sống, hàng hoá sản phẩm trên thị trường Việt Nam với đủ các chủng loại, kích cỡ, giá thành khác nhau… mà chất lượng của các loại hàng hoá, sản phẩm này ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng nhất đối với thế hệ trẻ như học sinh, sinh viên, trẻ vị thành niên… khi chưa có sự phát triển hoàn thiện về nhận thức. Ngày nay, kinh doanh nhà hàng khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ massage xông hơi, các quán internet, các câu lạc bộ bia, vũ trường, quán ba, băng đĩa đồi trụy tràn lan trên thị trường không được kiểm soát một cách chặt chẽ... Các loại hình kinh doanh này có ẩn chứa nhiều tiêu cực, nhưng Nhà nước và chính quyền địa phương chưa quản lý chặt chẽ, vì thế đã vô hình chung làm cho xã hội bị ảnh hưởng từ các mặt tiêu cực - mặt trái của nó và chính những điều này đã làm cho nhân cách và việc hoàn thiện nhân cách của trẻ em bị méo mó, mà trẻ vị thành niên thường rất hiếu động, thích thể hiện, tò mò, muốn tìm hiểu khám phá, thích đua đòi. Mặt khác, trẻ vị thành niên đang ở trong thời kỳ dậy thì nếu gặp những tác động không tốt, với nhiều tiêu cực, mặc cảm, với lối sống xa hoa thì chính điều này sẽ làm cho nhân cách của các em bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. Đó chính là nh ững nguyên nhân chính, trực tiếp làm gia tăng tình hình trẻ hoá tội phạm trong thời gian gần đây. Xã hội càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh… thì sự chênh lệch về giàu nghèo ngày càng lớn, trong khi đó l ại th ường xuyên xảy ra các biến động lớn làm cho kinh tế xã hội bị ảnh hưởng như nạn th ất nghiệp ngày càng gia tăng, lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành nghề hợp lý nên không điều chỉnh được tỷ lệ di dân tự do từ các vùng nông thôn lên các thành phố lớn để làm ăn và sinh sống với nhiều ngành nghề khác nhau đã tạo ra các sức ép lớn gây mất trật tự trị an, tình hình các tội phạm về trộm cắp tài sản, buôn bán ma tuý, mại dâm… ngày càng gia tăng. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 16
  17. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Tình trạng này làm ảnh hưởng đến trật tự trị an, tình trạng dịch bệnh, an ninh lương thực mất cân đối do giá cả một số hàng hoá sản phẩm, nhà trọ… bị đẩy lên cao mà còn ảnh hưởng nhiều đến trẻ em vị thành niên do có những tác động xấu t ừ xã h ội và gia đình mang lại. 2.2 Giải pháp. Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đ ất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc. Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dân tộc, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn diện cho thanh niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên. Vì vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay . Trong đó, giáo dục pháp luật, trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên Việt Nam. 2.2.1 Trong gia đình. Gia đình - sẽ là những ảnh hưởng đầu tiên, quan trọng nhất đến việc hình thành tính cách, nhân cách và định hướng sống của mỗi người. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đ ến việc đ ứa tr ẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao! Môi trường gia đình giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người.Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi tr ường giáo d ục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà. Hãy tạo điều kiện để con mình phát triển toàn diện, không phải bằng cách ép buộc, gia trưởng … hay bất cứ hình thức nào gây ức chế đ ến tâm lý con cái . Nếu dạy NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 17
  18. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG con không đúng cách, sớm hay muộn, con cái cũng sẽ đi "ch ệch h ướng" yêu c ầu c ủa cha mẹ, thậm chí còn phản tác dụng, gây tâm lý chống đối và căng thẳng từ con cái. Mỗi gia đình có hoàn cảnh khác nhau, thói quen khác nhau, cách sinh hoạt khác nhau và phương pháp giáo dục con khác nhau. Song, khi cha mẹ gi ữ vai trò là ng ười đặt ra các nguyên tắc giáo dục trong gia đình, hãy ch ọn cách giáo d ục phù h ợp đ ể không chỉ uốn nắn con theo ý mình và còn tạo nền móng đ ể con cái phát tri ển toàn diện và trưởng thành theo đúng nghĩa. Một số biện pháp giúp giáo dục trẻ tốt hơn: • Không cầu toàn:Hãy tìm hiểu tính cách của con mình, phân tích xem nên phát huy mặt gì mạnh, khắc phục mặt yếu nào của con. Khi dạy con, đừng đòi hỏi con phải làm gì đó thật tốt, thật xuất sắc, mà hãy dạy con biết tiết chế những mặt y ếu đ ể phát huy mặt mạnh của mình. Không ép con thực hiện việc gì cũng phải hoàn toàn tốt, tuyệt đối xuất sắc, vô hình chung làm cho con cái cũng đánh giá mọi sự vật, hiện tượng xung quanh qua lăng kính cầu toàn, chúng đòi hỏi mọi việc lúc nào cũng phải tốt đ ẹp, toàn diện, không chấp nhận những mặt trái của xã hội, của con người. Điều đó dễ gây bất mãn, mất niềm tin vào mọi điều xung quanh. • Đừng kỳ vọng quá mức: Nếu đặt kỳ vọng quá mức vào trẻ, bạn đã gây áp lực lớn cho trẻ, không thực hiện được ước muốn của cha mẹ, lúc đó, bản thân cha mẹ sẽ bị thất vọng nặng nề, gây tác động xấu đến chính trẻ.Hãy đánh giá con cái đúng khả năng vốn có, chấp nhận rằng không phải tất cả mọi người đều thông minh, nhanh nhẹn, dễ tiếp thu, có năng lực… • Thống nhất trong cách giáo dục:cha mẹ hãy thống nhất về phương pháp dạy con. Tránh tình trạng trống đánh xuôi, kèm thổi ngược. Một người cha nghiêm khắc s ẽ không thể nào dạy được con nếu bà mẹ chiều con quá mức hoặc ngược lại. Tốt nhất, cha mẹ hãy bàn bạc trước khi đưa ra một vấn đề với con. Điều đó tạo s ự đ ồng thuận không chỉ giữa cha mẹ mà còn giữa cả cha mẹ và con cái. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 18
  19. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG • Gương mẫu:Việc gương mẫu để làm gương cho con cái là một việc cực kỳ quan trọng trong việc dạy dỗ trẻ. Những điều bạn dạy con bằng lời có ảnh hưởng 10 phần, thì những điều bạn thể hiện bằng hành động sẽ ảnh hưởng đến con bạn gấp 10 lần. • Đối thoại:cha mẹ hãy coi mình như người bạn của trẻ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều từ trẻ, từ tính cách, sở thích, suy nghĩ và r ất nhiều thông tin quan tr ọng. Cha mẹ đừng áp đặt suy nghĩ của mình cho trẻ và bắt chúng làm theo. Đôi khi s ẽ t ạo phản ứng ngầm trong suy nghĩ của con trẻ. • Tôn trọng con cái:Tôn trọng tính cách, sở thích và quan điểm của con là một cách để gần gũi và hiểu con hơn. Bạn có thể đưa ra một vấn đ ề và đ ề nghị con bạn đ ưa ra quan điểm riêng. Như thế sẽ khuyến khích tính tự lập và thói quen phản ứng nhanh nhạy trước một vấn đề nào đó của con bạn. • Tin tưởng: nhiều bậc cha mẹ sai lầm khi cho rằng "trứng" không "khôn hơn vịt" được. Đừng "cổ hủ" như thế mà hãy tin tưởng vào con cái, khuyến khích con đánh giá các vấn đề và đưa ra ý kiến. Cha mẹ đặt niềm tin vào con sẽ giúp con cái tự tin hơn để đối diện với các vấn đề trong cuộc sống. Trong cuộc sống, môi trường giáo dục gia đình đóng vai trò vô cùng quan tr ọng đối với mỗi người từ khi sinh ra đến tận lúc trưởng thành. Nếu gia đình nào có tác động tích cực đến con cái thì phần lớn con cái đ ều tr ưởng thành và t ự tin trong cuộc sống.Ngược lại, có những cách giáo dục sai lầm làm cho con cái trì tr ệ, d ựa d ẫm và không thể tự "đứng" trên đôi chân của chính mình, thậm chí còn làm h ư hỏng con cái mình. Giáo dục trong gia đình đúng cách sẽ "cung cấp" cho xã h ội nhi ều con ng ười "tích cực". Hãy góp phần xây dựng một xã hội phát tri ển t ừ chính gia đình mình.B ởi gia đình là tế bào của xã hội. 2.2.2 Trong nhà trường. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật. NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 19
  20. GVHD: NGUYỄN PHƯỚC TRỌNG Quá trình giáo dục nhân cách cho học trò cũng rất cần tình thương yêu, không nên quá nghiêm khắc, vì ở lứa tuổi này rất dễ bị kích động và hơn nữa là cái tôi cá nhân quá lớn, lại muốn khẳng định mình với mọi người bằng nhiều cách nhưng cứ theo suy nghĩ chỉ của mình, vì vậy “phải bắt đúng mạch”, lấy cái hạn chế đó sáng tạo ra những bài học nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm vào tư tưởng trên nền những hoạt động ngoại khóa: diễn kịch, văn nghệ theo chủ đề, các hoạt động thể dục, thể thao, các hoạt đ ộng Đoàn, Đội, hoạt động tập thể...ở đó các bạn có thể hòa mình vui chơi, thể hiện kh ả năng bản thân. Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên tổ chức những buổi nói chuyện thân tình giữa thầy cô giáo và học sinh, trao đổi với nhau những vấn đề xã hội, nhất là tình hình phạm tội của một bộ phận giới trẻ hiện nay ( nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả...) để các bạn có cái nhìn đúng về thực tế này và để các bạn thấy rằng mình thật sự đ ược quan tâm, được định hướng cách sống đúng. Ngoài ra, cũng nên tổ chức những cuộc du khảo về nguồn, tham quan những di tích lịch sử để các bạn nhớ lại lịch sử dân tộc, thấy được rằng cuộc sống hiện nay của bản thân là rất tốt, có suy nghĩ tích cực, cần phải chăm chỉ học tập, xây dựng đất nước. Và đương nhiên, chẳng thầy, cô giáo và bậc phụ huynh nào lại muốn ném con em mình ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy. Tuy nhiên, như các cụ ta từng dạy: “Đòn đau nhớ đời”. Các vụ học sinh đánh nhau nếu có biểu hiện vi phạm pháp luật phải chịu trách nhiệm hình sự, hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, dù phạm tội lúc dưới 16 tuổi, nhưng đã đủ 14 tuổi. Phạm tội ở mức chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự, hay đưa vào các trường giáo dưỡng, nên chăng phải có những biện pháp bổ sung như giam giữ có thời hạn để giáo dục hay phạt làm lao động công ích... Hình thức kỷ luật phù hợp đ ể cho chính các em phải biết chịu trách nhiệm và trả giá về hành vi thiếu văn hóa của mình. “ Tiên học lễ, hậu học văn”,là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, lực lượng thanh thiếu niên cần phải nâng cao ý thức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường,vì đây là môi trường tốt, với bạn bè đồng trang lứa, thầy cô sẽ giúp ta ngày càng hoàn thiện nhận thức hơn (vì quan trọngnhất ở mỗi người là ý thức, ý thức tốt thì mọi việc sẽ tốt). Sự nghiệp trồng người là sự nghiệp trăm năm, hoàn thiện nhân cách một NHÓM: TÌNH BẠN TRANG 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2