intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

38
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật hình sự và Tố tụng hình sự: Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ KHÓA 9 ĐỢT 2 NĂM 2018 HÀ NỘI, năm 2020
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐINH XUÂN NAM HÀ NỘI, năm 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố một cách đầy đủ trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.......................................................................7 1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản ...................................................................................................................7 1.2. Nội dung các quy định của pháp luật về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. ................................................................................15 Kết luận Chương 1 ..................................................................................................42 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................44 2.1. Diễn biến tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. .................................................................44 2.2. Đánh giá tình hình thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ..................................48 Kết luận chương 2 ...................................................................................................64 Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HOÀN THIỆN HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN. ......................................................................................65
  5. 3.1. Các giải pháp ......................................................................................................65 3.2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng thực hành quyền công tố các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. ........................................................................77 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CA : Công an CAND : Công an nhân dân CQCA : Cơ quan công an CQĐT : Cơ quan điều tra KSV : Kiểm sát viên TA : Tòa án TAND : Tòa án nhân dân VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Diễn biến tình hình tội phạm xảy ra trên địa bàn thành phố từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 2. Diễn biến tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 3. Diễn biến tình hình tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017) xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 4. Thống kê số vụ án, số bị can do CQĐT khởi tố và VKSND Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu khởi tố Bảng 5. Số liệu thống kê vụ án, bị can phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bị truy tố và xét xử sơ thẩm trong 05 năm kể từ năm 2015 đến năm 2019 Bảng 6: Số liệu thống kê số vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đã được khởi tố nhưng phải tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra do không xác định được bị can hoặc không biết bị can đang ở đâu
  8. MỞ ĐẦU 1.Tình thế cấp thiết của đề tài Khoa học công nghệ là ngành khoa học mới ra đời và phát triển trong những năm cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI nhưng những thành tựu của ngành khoa học này đã đóng góp hết sức to lớn cho loài người trên các lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng góp phần làm thay đổi diện mạo thế giới và nối dài tri thức của con người trong việc chinh phục thiên nhiên. Tuy nhiên dưới góc độ tội phạm học thì khoa học công nghệ cũng vô tình tiếp tay cho giới tội phạm trong việc sử dụng những thành quả của nó để thực hiện hành vi phạm tội và làm xuất hiện một loại tội phạm mới “tội phạm sử dụng công nghệ cao” hay còn gọi là tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông với tính chất xuyên quốc gia cùng với những phương thức thủ đoạn thực hiện, che giấu hết sức tinh vi, xảo quyệt, gây ra vô vàng khó khăn, phức tạp trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử. Đối với các nước phát triển trên thế giới tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông trong đó có tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” không phải là loại tội phạm mới nhưng luôn luôn mang tính nguy hiểm cao và hậu quả do tội phạm này gây ra cũng đặc biệt lớn. Theo thông báo của trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) thì các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, đều là nạn nhân của loại tội phạm này, ước tính hàng năm kinh tế toàn cầu thiệt hại khoản 445 tỉ USD và có liên quan đến khoảng 900 triệu người là nạn nhân. Ở Việt Nam, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông nói chung, đặc biệt là “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được coi là loại tội phạm mới được quy định lần đầu trong BLHS năm 1999 (03 tội), Luật sửa đổi bổ sung một số điều BLHS năm 1999 (06 tội) và BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (10 tội). Tuy nhiên diễn biến tình hình của tội phạm này, trong đó đặc biệt là “tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt 1
  9. tài sản” diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn cả nước và đặc biệt là địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu thống kê của phòng thống kê tội phạm VKSND Thành phố Hồ Chí Minh thì trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 CQĐT đã khởi tố 387 vụ/165 bị can, VKSND truy tố 49 vụ/ 83 bị can; TAND xét xử sơ thẩm 38 vụ/ 74 bị cáo; CQĐT tạm đình chỉ 290 vụ/ 5 bị can; VKSND đã trả hồ sơ cho CQĐT điều tra bổ sung 7 vụ/ 8 bị can; TAND trả hồ sơ cho VKSND 11 vụ/ 11 bị can. Từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy số lượng tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh rất lớn nhưng số lượng vụ án tạm đình chỉ cũng rất lớn trong khi đó số vụ án, số bị can bị truy tố và xét xử còn hạn chế. Vấn đề này phản ánh một thực trạng là việc phát hiện điều tra, truy tố gặp rất nhiều khó khăn phức tạp đặc biệt là phát hiện, thu thập dấu vết điện tử để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân là VKSND Thành phố Hồ Chí Minh chưa thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Chính vì vậy việc lựa chọn vấn đề “Thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ là phù hợp với tính cấp thiết hiện nay. 2.Tình hình nghiên cứu Vấn đề về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong lĩnh vực tố tụng hình sự đã và đang được các nhà nghiên cứu lý luận và những người làm công tác thực tiễn quan tâm, do đó đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết, sách chuyên khảo, các luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên vấn đề về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nói chung, đặc biệt là trên địa bàn cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh thì có rất ít công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có thể viện dẫn một số công trình sau đây: - Phạm Xuân Mai (2015), “Thủ đoạn chiếm đoạt tiền trong thẻ ngân hàng”, 2
  10. chuyên đề cấp trường, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. - Ts. Đào Văn Vạn (2018), “Phương pháp điều tra tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử nhằm chiếm đoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật, đề tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao. - Ts. Lê Văn Công (2018), “Phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết điện tử, vật chứng trong quá trình khám nghiệm hiện trường các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, thiết bị điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, chuyên đề tổng thuật, đề tài khoa học cấp Bộ - VKSND tối cao. - Ts. Đinh Xuân Nam (2017), “Định tội danh trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, đề tài khoa học cấp trường, Trường đào tạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Ths. Lương Hữu Hải (2018), “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo quy định của BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, chuyên đề khoa học cấp trường, Trường đào tạo, bồi dưỡng kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Văn Du (2009), “Thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao, một số giải pháp và kiến nghị”, chuyên đề khoa học, VKSND tối cao - Lê Thị Huyền Trang (2011) “Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự hiện hành, luận văn thạc sĩ – Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. - Báo Điện Biên Phủ ngày 17 tháng 7 năm 2019 “ Cảnh báo tình trạng Tội phạm sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật Việt Nam trích dẫn từ http://pup.edu.vn/index.php/news) - Cổng thông tin điện tử Bộ Công An ngày 06 tháng 11 năm 2019, “Phương thức thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 3
  11. Nghiên cứu những công trình trên cho thấy mỗi một công trình được các tác giả nghiên cứu từ nhiều góc độ, trên nhiều phương diện khác nhau về chức năng thực hành quyền công tố của VKS trong tố tụng hình sự, về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án về tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và những vấn đề khác có liên quan đến loại tội phạm này. Kết quả nghiên cứu của các công trình này sẽ được tác giả tham khảo và kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và có hệ thống về hoạt động thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của luận văn là hoàn toàn mới không trùng lặp với bất ký công trình, bài viết nào đã công bố. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu của đề tài là: trên cơ sở nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hành quyền công tố trong việc giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động thực hành quyền công tố của VKSND đối với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. - Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây: + Phân tích, làm rõ các khái niệm, đối tượng, phạm vi và đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giải quyết các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. + Phân tích, làm rõ nội dung thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; trong điều tra, xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. + Khảo sát thu thập tổng hợp số liệu liên quan đến tình hình khởi tố điều tra 4
  12. truy tố và xét xử sơ thẩm loại án này trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. + Đánh gia tình hình thực hành quyền công tố của VKSND Thành phố Hồ Chí Minh trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn vướng mắt cần phải khắc phục giải quyết. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là những vấn đề lý luận thực tiễn về thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề khác có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn + Nội dung: đề tài luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận thực tiễn hoạt động thực hành quyền công tố trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra và xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. + Về không gian: trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh + Về thời gian: từ năm 2015 đến năm 2019 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: đề tài luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng và nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trong quá trình thực hiện đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu; 5
  13. phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp phỏng vấn các chuyên gia,… 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Chương 2: Thực trạng thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. 6
  14. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN SỬ DỤNG MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, PHƯƠNG TIỆN ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN HÀNH VI CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1. Những vấn đề lý luận về thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1.1.1. Khái niệm, đối tượng, phạm vi và đặc điểm của thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản 1.1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. - Khái niệm thực hành quyền công tố: Khi nói đến khái niệm thực hành quyền công tố là nói đến phạm trù thực tiễn, tức là nói đến các hoạt động c9ụ thể và những nhiệm vụ, quyền hạn của VKS để tổ chức và thực hiện quyền công tố do nhà nước giao cho. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì khái niệm thực hành quyền công tố được hiểu như sau: thực hành quyền công tố là hoạt động của VKSND trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. - Khái niệm thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là một trong số các tội phạm sử dụng công nghệ cao do đó khi thực hiện hành vi phạm tội có tính đặc thù riêng và có những đặc tính chung. 7
  15. Chính vì vậy, khái niệm thực hành quyền công tố cũng vừa có cái chung vừa có cái riêng do đó có thể đưa ra khái niệm như sau: thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là hoạt động của VKSND sử dụng các quyền năng pháp lý được quy định trong luật tổ chức VKSND và BLTTHS để thực hiện việc buộc tội nhà nước đối với người sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản được bắt đầu từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử vụ án. - Mục đích và ý nghĩa thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là bảo đảm: Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội; Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái pháp luật. 1.1.1.2. Đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản - Đối tượng của thực hành quyền công tố: căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì đối tượng của chức năng thực hành quyền công tố của VKSND là tội phạm và người phạm tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi phạm tội. Để bảo đảm việc buộc tội đúng người, đúng tội, trong quá trình sử dụng các quyền năng pháp lý do pháp luật quy định, VKS phải bảo đảm hoạt động giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, các hoạt động khởi tố, điều tra, thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ chứng minh có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện 8
  16. một hoặc nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 290 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Người thực hiện hành vi đó có đủ năng lực trách nhiệm hay không, trên cơ sở đó ra quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và thực hiện sự buộc tội người đó tại phiên tòa. - Phạm vi của thực hành quyền công tố: theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014 thì phạm vi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản bắt đầu từ khi CQĐT giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và kết thúc khi Tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra trong giai đoạn điều tra, đình chỉ vụ án ở giai đoạn truy tố, đình chỉ vụ án ở giai đoạn xét xử thì thực hành quyền công tố của VKS kết thúc khi có quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án. 1.1.1.3. Đặc điểm của thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản Thứ nhất, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử đòi hỏi KSV phải nhận thức đúng đắn và nắm vững chứng cứ điện tử và sử dụng chứng cứ điện tử khi làm phương tiện chứng minh tội phạm và người phạm tội. Để bảo đảm thực hiện có hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là KSV phải nhận thức được giá trị chứng minh của loại chứng cứ có tính đặc thù của loại tội phạm này như sau: Phương tiện chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội là chứng cứ. Tuy nhiên do đặc điểm riêng biệt của loại tội phạm này là không thể chứng minh bằng các chứng cứ thông thường mà phần lớn phải chứng minh bằng chứng cứ là dữ liệu điện tử. Ngoài việc phát hiện, thu thập, bảo quản hết sức khó khăn, đòi hỏi Điều tra viên, KSV phải có những kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu đối 9
  17. với tội phạm này đặc biệt là phải nắm vững các quy định đặc thù về dấu vết điện tử, khả năng truy nguyên, cách thức thu thập, ghi nhận (ghi nhận bằng chụp ảnh, vẽ sơ đồ, phản ánh vào biên bản…), bảo quản, phục hồi, phân tích, đánh giá, sử dụng loại chứng cứ này. Khoa học lập pháp cần phải phát triển đồng thời cùng với khoa học công nghệ để quy định và thừa nhận những loại chứng cứ mới có khả năng chứng minh tội phạm sử dụng công nghệ cao đó là chứng cứ là dữ liệu điện tử. Thực tiễn đấu tranh phòng chống loại tội phạm mới này cho thấy mặc dù đây là loại dấu vết, loại chứng cứ mới nhưng nó có đầy đủ các thuộc tính cơ bản của chứng cứ nói chung đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp (thu thập theo đúng trình tự thủ tục tố tụng hình sự). Trong thực tế, mỗi lần phạm tội, đối tượng phạm tội đều để lại một dấu vết điện tử nào đó trên mạng, trong máy tính một cách khách quan không phụ thuộc vào mong muốn che giấu chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội. Những dấu vết này phản ánh một hoạt động nào đó trong quá trình hoạt động phạm tội. Đối với những dấu vết khác không phản ánh, không liên quan đến quá trình phạm tội đã xảy ra thì không được coi là chứng cứ. Chính vì vậy nhiệm vụ của CQĐT là phải phát hiện, ghi nhận, thu thập, bảo quản và thể hiện được dấu vết đó dưới dạng một loại chứng cứ nào đó (tài liệu, vật chứng là công cụ phạm tội, kết luận giám định) được pháp luật thừa nhận. Chính những thuộc tính này làm cho chứng cứ là dữ liệu điện tử chứa đựng thông tin về tội phạm và người phạm tội có giá trị chứng minh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Chứng cứ là dữ liệu điện tử có liên quan đến vụ án dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được lưu trong máy tính hoặc các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật khác. Những chứng cứ điện tử có thể thu thập được để chứng minh hành vi phạm tội bao gồm: những chứng cứ điện tử do máy tính tự động tạo ra “cookies”, URL, Email logs, Webser logs; những thông tin điện tử do con người tạo ra được lưu giữ trong máy tính hoặc thiết bị điện tử khác như các văn bản, băng biểu, các hình ảnh thông tin, … được lưu giữ dưới dạng kỹ thuật số để thu thập được những chứng cứ điện tử này cần sử dụng những kỹ thuật công nghệ máy tính phần mềm phù hợp để có thể phục hồi lại những “Dấu vết điện tử” đã bị 10
  18. xóa, bị ghi đè, những dữ liệu tồn tại dưới dạng ẩn, đã mã hóa, những phần mềm mã nguồn được cài đặt dưới dạng ẩn để làm cho nó có thể đọc được, ghi lại được để sử dụng làm chứng cứ pháp lý Thứ hai, Khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản KSV phải nắm vững và hiểu biết về phương pháp phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết điện tử và vật chứng. Để bảo đảm cho hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ đồ vật của CQĐT đúng quy định của pháp luật và quy trình thu giữ dấu vết điện tử, vật chứng trong các vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, KSV phải nắm vững những quy luật phát hiện, ghi nhận, thu giữ, bảo quản dấu vết điện tử và vật chứng như sau: Đối với máy tính: không được tắt (shut down) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay). Đối với điện thoại di động: tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có). Đối với các phương tiện điện tử khác: tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm. Thứ ba, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, KSV phải nắm vững các thuật ngữ có liên quan đến công nghệ thông tin, các thuật ngữ tiếng Anh đối với các chứng cứ là dữ liệu điện tử, các vật chứng của vụ án. - Để bảo đảm cho việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, chứng cứ đề nghị lãnh đạo phê chuẩn các quyết định của CQĐT, viết các văn bản nghiệp vụ về truy tố, tham gia phiên tòa, đặc biệt là buộc tội bị cáo tại phiên tòa đòi hỏi KSV phải nắm được các thuật ngữ về công nghệ thông tin, tên gọi các tài liệu, vật chứng được phát hiện, ghi nhận, thu giữ trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét. 11
  19. - Các thuật ngữ liên quan đến công nghệ thông tin như: + Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẽ dữ liệu cho nhau + Mạng viễn thông là tập hợp các thiết bị đầu cuối, thiết bị kết nối và nút mạng liên lạc với nhau để những người sử dụng thiết bị đầu cuối có thể thông tin từ xa với nhau. + Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động được trên công nghệ điện tử, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính kết nối với nhau,… + Dữ liệu thiết bị số là hệ điều hành, phần mềm ứng dụng, thông tin chứa trong thiết bị số + Mã truy cập là điều kiện bắt buộc đáp ứng một tiêu chí chuẩn nhất trước khi sử dụng, truy cập tới thiết bị, nội dung dữ liệu được bảo vệ. + Tường lửa là tập hợp các thành phần hoặc một hệ thống các trang thiết bị, phần mềm hoặc phần cứng được đặt giữa hai hoặc nhiều mạng nhằm kiểm soát tất cả các kết từ bên trong ra bên ngoài và ngược lại, đồng thời để ngăn chặn việc xâm nhập, kết nối trái phép. + Quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, internet là quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet của tổ chức, cá nhân, … - Các tài liệu, vật chứng mà KSV phải nắm vững và hiểu được tính năng tác dụng của nó để bảo đảm cho hoạt động chứng minh tội phạm và người phạm tội khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử bao gồm: máy tính bỏ túi, các thiết bị truyền thông di động, những thiết bị điện tử có bộ nhớ kĩ thuật số, smart canol, smart media, compact media, memory stick, máy đo tín hiệu, thẻ vạch từ, video camera, tivi kĩ thuật số sử dụng internet, máy tiếp sóng vệ tinh, sách chỉ dẫn về máy tính Thứ tư, khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết vụ án sử dụng mạng 12
  20. máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, KSV phải nắm vững yếu tố đặc thù của mặt khách quan của tội phạm, phương thức thủ đoạn thực hiện, che giấu tội phạm. Khác với các loại tội phạm khác là mặt khách quan của tội phạm là những hành vi biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm là hành vi thông thường để nhận biết khi định tội danh, ví dụ như tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; tội giết người là hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thông qua việc sử dụng dao, búa, gậy, súng, đạn,… còn đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản thì ngoài các yếu tố khách thể là quyền sở hữu, yếu tố chủ quan là lỗi cố ý; chủ thể thì căn cứ vào Điều 12 BLHS đều để nhận biết như các loại tội phạm khác, riêng yếu tố khách quan muốn nhận thức đúng đắn thì phải hiểu được thế nào là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và phải hiểu được hành vi thực hiện chiếm đoạt tài sản như thế nào thì mới định được tội danh ở khung cơ bản và định tội danh ở khung hình phạt tăng nặng. Theo quy định tại Điều 290 của BLHS thì KSV phải nắm vững và hiểu hành vi khách quan của tội phạm này bao gồm: + Sử dụng thông tin về tài khoản thẻ, thẻ ngân hàng của cơ quan tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ, ví dụ: A cài chip vào máy đọc thẻ thanh toán tại ngân hàng, cơ sở tài chính, nhà hàng, siêu thị, máy ATM để đọc dữ liệu của thẻ, sau đó dùng phần mềm và thiết bị chuyên dùng sao chép mã thẻ lấy cắp được vào một thẻ trắng khác để làm ra các thẻ giả giống như thẻ thật, sau đó đối tượng dùng thẻ này để rút tiền mặt hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ,… + Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ + Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản, ví dụ: A sử dụng mạng máy tính, mạng internet, phần mềm dò tìm, lấy cắp, chiếm đoạt, sử dụng trái phép mã truy cập và mật khẩu của mã để truy cập vào 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0