intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

71
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự "Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương" trình bày các nội dung chính sau: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng án treo; Thực tiễn áp dụng án treo tại thành phố Hải Dương; Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng án treo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ TỐ UYÊN ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2021 1
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ TỐ UYÊN ÁP DỤNG ÁN TREO TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI, 2021 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trương Thị Tố Uyên
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG ÁN TREO ............................................................................................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận về án treo ................................................................ 6 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về án treo ................................ 9 1.3. Những vấn đề lý luận về áp dụng án treo ................................................ 15 Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 23 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG .......................................................................................................... 24 2.1. Khái quát tình hình thụ lý, xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương ...................................................................................... 24 2.2. Thực tiễn áp dụng án treo tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Dương .... 26 Kết luận chương 2 ........................................................................................... 52 Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG ÁN TREO .......................................................................................... 54 3.1. Các yêu cầu áp dụng đúng án treo ........................................................... 54 3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng án treo .......................................... 57 Kết luận chương 3 ........................................................................................... 65 KẾT LUẬN .................................................................................................... 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX Hội đồng xét xử TAND Tòa án nhân dân PLHS Pháp luật hình sự TTHS Tố tụng hình sự 5
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Thống kê số vụ án hình sự đã xét xử trên địa bàn thành phố Hải Dương từ năm 2016 đến hết năm 2020................................................. 25 Bảng 2.2. Thống kê số lượng bị cáo được hưởng án treo trên địa bàn thành phố Hải Dương từ năm 2016 đến hết năm 2020Error! Bookmark not defined. Bảng 2.3. Bảng thống kê số bị cáo được cấp phúc thẩm xét xử giữ nguyên hình phạt nhưng cho hưởng án treo từ năm 2016 đến hết năm 2020Error! Bookma 6
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ trương giảm hình phạt tù đối với người phạm tội đang được Đảng và Nhà nước coi trọng và thể chế hóa trong các văn bản của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương này cần được ưu tiên thực hiện vì thực tiễn áp dụng chế tài hình sự đối với người phạm tội hiện nay vẫn còn nặng tính giam giữ. Trong BLHS 2015, nhà lập pháp đã có những quy định nhằm tạo điều kiện để người bị kết án phạt tù không bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội (án treo) hay sớm quay trở về cộng đồng (giảm hình phạt tù hay đặc xá). Theo đó, chế định án treo là một giải pháp cho phép đưa người phạm tội bị xử phạt tù giáo dục cải tạo tại cộng đồng để phục thiện, sửa chữa lỗi lầm với sự giúp đỡ và giám sát của gia đình, các cơ quan, đoàn thể xã hội tuy nhiên họ sẽ bị giới hạn trong một thời gian thử thách để làm thước đo xem xét thái độ tự cải tạo của họ khi được hòa nhập cộng đồng. Đây là một biện pháp được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới dưới các tên gọi như phóng thích có điều kiện hay trả tự do có điều kiện. Thực chất, đây là việc cho người bị kết án tự cải tạo ở cộng đồng, người đó phải tuân thủ một số điều kiện nhất định do cơ quan có thẩm quyền xác định trong một thời gian tạm gọi là thời gian thử thách. Nếu trong thời gian thử thách mà người phạm tội vi phạm các điều kiện đặt ra thì cơ quan có thẩm quyền có thể buộc người đó phải chấp hành thời hạn hình phạt tù trong trại giam. Án treo luôn được quy định trong pháp luật hình sự của Việt Nam từ 1945 đến nay. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn khác nhau mà này được luật hóa nội dung sao cho phù hợp. BLHS 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018; hiện nay đã hơn 02 năm áp dụng các quy định của BLHS 2015, thực tiễn áp dụng đã cho thấy những bất cập, hạn chế. Đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự nói chung và quy phạm về án treo nói riêng trong thực tiễn để có những nhận định, đánh giá về tính khả thi trong quy định của pháp luật. 1
  8. Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã chọn đề tài: “Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: * Giáo trình: Giáo trình luật hình sự của Học viện khoa học xã hội, Giáo trình luật hình sự của trường Đại Học luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự của Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội….. * Sách, báo, tạp chí: Trần Thanh Tuyền, Trao đổi về vấn đề tuyên án treo đối với bị cáo bị tạm giam, Tạp chí kiểm sát số 4/2017, tr. 55 – 58; Lê Văn Sua, Về bài viết "Tòa án cấp phúc thẩm có được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và chuyển không cho hưởng án treo đối với M. Không, Tạp chí Tòa án nhân dân Số 5/2014, tr. 31 - 33, 36; Lê Văn Sua, Về bài viết: "Tổng hợp án treo và thực tiễn", Tạp chí Tòa án nhân dân số 1/2014, tr. 34 - 35, 39; Nguyễn Thị Huyền, Về công tác quản lý giáo dục đối tượng chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo và cải tạo không giam giữ, Tạp chí kiểm sát số 12/2015, tr. 53 - 55. * Luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Thu Phương (2011), án treo trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ trường Đại học luật Hà Nội; Trần Quang Hiếu (2017), Áp dụng án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Thanh Tùng (2010), Áp dụng án treo trong hoạt động xét xử trên địa bàn Hà Tĩnh, Luận văn thạc sĩ Viện Nhà nước và Pháp luật; Phạm Đức Trung (2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ, Luật văn thạc sĩ Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội. Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến án treo ở khía cạnh tổng quát trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009); Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP ngày 2
  9. 06 tháng 11 năm 2013 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo; Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Tuy nhiên tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến án treo theo hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết 02/2018/NQ- HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo và không có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu tại địa bàn một tỉnh là thành phố Hải Dương. Do vậy, đề tài luận văn “Áp dụng án treo từ thực tiễn thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương” đảm bảo tính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở quy định và thực tiễn áp dụng án treo, luận văn đề ra những giải pháp nhằm bảo đảm áp dụng đúng quy định về án treo trong thực tiễn áp dụng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về án treo. - Khái quát quy định của pháp luật hình sự về án treo trong các giai đoạn lịch sử. - Đánh giá thực tiễn áp dụng án treo trên địa bàn thành phố Hải Dương. - Đưa ra các yêu cầu và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng án treo trong thực tiễn xét xử của các Toà án. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý luận, pháp luật và hoạt động áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự thông qua thực tiễn tại thành phố Hải Dương. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
  10. Đề tài được giới hạn trong phạm vi các quy định của pháp luật về án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Giới hạn về không gian: trên địa bàn thành phố Hải Dương; giới hạn về thời gian: trong giai đoạn 05 năm từ năm 2016 – 2020. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài là phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, học viên còn đặc biệt coi trọng sử dụng các phương pháp, tổng hợp, hệ thống, điều tra xã hội học, phương pháp lịch sử, so sánh, phân tích, đánh giá để làm sáng tỏ các vấn đề của đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở kế thừa các công trình khoa học đã được công bố, Tác giả tiếp tục nghiên cứu một cách hệ thống về những vấn đề lý luận và thực tiễn làm rõ quy định về án treo một cách thống nhất và thực sự khoa học: - Là công trình nghiên cứu góp tiếng nói khoa học vào lý luận về án treo; - Phân tích một các toàn diện các văn bản quy phạm pháp luật hình sự quy định về án treo tính đến thời điểm hiện nay, bao gồm cả Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 Nghị quyết hướng dẫn áp dụng điều 65 của Bộ luật hình sự về án treo. - Làm sáng tỏ thực tiễn áp dụng quy định về án treo; là tài liệu tham khảo quan trọng giúp các cơ quan áp dụng pháp luật đặc biệt là Tòa án nhân dân có cái nhìn một cách tổng quát và toàn diện về này, góp phần áp dụng thống nhất pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương: 4
  11. Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về áp dụng án treo Chương 2: Thực tiễn áp dụng án treo tại thành phố Hải Dương Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng án treo 5
  12. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ÁP DỤNG ÁN TREO 1.1. Những vấn đề lý luận về án treo 1.1.1. Khái niệm, bản chất của án treo 1.1.1.1. Khái niệm Án treo là chế định pháp lí hình sự ra đời rất sớm, xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của luật hình sự Việt Nam. Theo các văn bản pháp luật hình sự ở nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, án treo đã được ghi nhận tại Điều 10 Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/02/1946 về tổ chức Toà án quân sự. Điều 10 Sắc lệnh 21/SL quy định: “Khi phạt tù, toà án có thể cho tội nhân được hưởng án treo nếu có những lí do đáng khoan hồng”. Với quy định này, án treo được hiểu là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng án treo, đã có thời gian chúng ta coi án treo là hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù. Điều này được khẳng định tại Thông tư của Toà án nhân dân tối cao số 19/TATC ngày 02/12/1974: “Án treo phải được xem là hình thức xử lí nhẹ hơn tù giam”. Theo BLHS 2015 hiện nay, án treo không phải là hình phạt mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Nhằm hạn chế sự lạm dụng chế định án treo và đảm bảo cho án treo được áp dụng trên thực tế thực sự là biện pháp khoan hồng, thực hiện chính sách nhân đạo và phân hoá trong xử lí người phạm tội, quy định về án treo được sửa đổi theo hướng thu hẹp dần phạm vi áp dụng án treo và tăng các điều kiện thử thách của án treo. Về khái niệm án treo, trong khoa học luật hình sự Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa Hình sự – Tòa án nhân dân tối cao thì: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng đối với người bị phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không 6
  13. cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù” [3]. Khoản 1 Điều 65 BLHS quy định về án treo như sau: “Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì toà án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”. Hiện nay án treo được điều chỉnh trực tiếp trong 02 văn bản quy phạm pháp luật là Bộ luật hình sự năm 2015 và Nghị quyết 02/2018/NG-HĐTP ngày 15/5/2018 Nghị quyết hướng dẫn thi hành Điều 65 BLHS 2015 quy định về án treo. Tại Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NG-HĐTP đã đưa ra định nghĩa khá khái quát và phù hợp, học viên đồng tình với khái niệm án treo trong Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP như sau: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù”. Dù quy định của pháp luật có những thay đổi về cách diễn đạt, nhưng bản chất của án treo cũng không hề thay đổi. Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Điều này có nghĩa rằng: - Án treo chỉ được áp dụng đối với người bị kết án phạt tù; - Người bị kết án phạt tù không phải chấp hành hình phạt tù trên thực tế nếu chấp hành đúng điều kiện thử thách luật định. Như vậy, chế định án treo thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, hướng thiện, coi trọng tính phòng ngừa của Nhà nước ta. Cần phải coi án treo như là một quyền của người bị kết án phạt tù khi có đủ điều kiện quy định; mà không nên coi đó như là một đặc ân mà Toà án ban phát cho người đó. 7
  14. Ngoài tính nhân đạo, tình hướng thiện của án treo thể hiện ở chỗ không chỉ Toà án tạo cho người phạm tội điều kiện xã hội tốt nhất để nhận thức lỗi lầm và tự giáo dục cải tạo mình; mà còn không đẩy người đó và gia đình đến những hậu quả pháp lý, đạo đức, xã hội bất lợi do phải chấp hành hình phạt tù. Tính phòng ngừa của án treo không chỉ nằm trong việc giáo dục riêng, để người bị kết án không phạm tội mới. Án treo cũng khó có giá trị răn đe cao như phạt tù, tử hình… Giá trị phòng ngừa của án treo thể hiện ở chỗ bằng việc không buộc người bị kết án chấp hành hình phạt tù trên thực tế, Toà án và pháp luật không tạo ra những hậu quả tiêu cực mà xã hội, gia đình phải gánh chịu có thể dẫn các thành viên khác đến con đường phạm tội. Ví dụ, một người chủ gia đình phải chấp hành hình phạt tù dẫn đến gia đình mất nguồn thu nhập chính, con cái vắng người giáo dưỡng, sự kỳ thị của xã hội đối với người đó và thành viên gia đình, nhất là con trẻ, việc tái hoà nhập sau khi chấp hành xong hình phạt tù cũng rất khó khăn… Tất cả hậu quả đó có thể làm gia đình trở nên nghèo khổ, con cái thất học, tự ty… là nguyên nhân có thể làm phát sinh tội phạm mới. 1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của án treo Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, án treo có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng thực hiện chính sách hình sự nhân đạo, coi trọng tính phòng ngừa, trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm ở nước ta. Vai trò, ý nghĩa đó thể hiện trong những điểm cơ bản sau đây: - Án treo thể hiện tính nhân đạo của luật hình sự Việt Nam, có tác dụng khuyến khích người bị kết án với sự giúp đỡ tích cực của xã hội và cộng đồng, tự mình lao động cải tạo, rèn luyện để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội. Đồng thời, cảnh báo họ nếu không chịu tu dưỡng rèn luyện, không sửa chữa lồi lầm, mà còn tiếp tục phạm tội trong thời gian thử thách thì bất luận tội phạm mới là loại tội gì, lỗi vô ý hay cố ý đều bị Toà án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước đã cho hưởng án treo và tổng hợp hình phạt với bản án mới. 8
  15. - Án treo là một trong những biểu hiện cụ thể của phương châm trừng trị kết hợp với giáo dục, cải tạo. Án treo thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong chính sách hình sự của Nhà nước ta. Áp dụng đúng đắn những quy định về án treo sẽ đạt mục đích cao trong việc giáo dục cải tạo người phạm tội ờ ngoài xã hội mà không cần thiết phải cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội. Ngược lại vận dụng tùy tiện, quá lạm dụng việc cho hưởng án treo sẽ gây hậu quả xẩu về nhiều mặt, như không phát huy được tác dụng tích cực của án treo là khuyến khích người bị kết án tự mình tu dưỡng cải tạo trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, mà còn làm cho họ coi thường kỷ cương, phép nước. Từ việc vận dụng và áp dụng án treo không đúng sẽ không thể hiện được tính công minh cùa pháp luật, không được nhân dân đồng tình ủng hộ, không đề cao được tác dụng riêng và phòng ngừa chung. Thực tiễn có nhiều trường hợp phạm tội đáng ra phải cho hưởng án treo mới đúng, nhưng Toà án lại phạt tù, khiến người phạm tội không tâm phục, bất bình và luôn chán nản chống đối, không muốn cải tạo vì mất niềm tin. Ngược lại, nhiều trường hợp đáng ra phải phạt tù thì lại cho hưởng án treo, vẫn còn có trường hợp cho hưởng án treo một cách tuỳ tiện, những người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm vẫn được Toà án cho hưởng án treo. - Chế định án treo cho đến nay đã có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự bình yên cho xã hội. Án treo có tác dụng giáo dục, răn đe những người xung quanh nơi người được hưởng án treo làm việc hoặc cư trú; loại trừ các yếu tố xã hội tiêu cực do việc chấp hành hình phạt tù mang lại cho người bị kết án và gia đình cũng như xã hội; đem lại hiệu quả cao trong công tác phòng ngừa và chống tội phạm giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đảm bảo sự ổn định của đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế xã hội của đất nước. 1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về án treo 9
  16. 1.2.1. Khái quát lịch sử quy định về án treo 1.2.1.1. Quy định về án treo trong pháp luật từ 1945 đến khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 Án treo là chế định được hình thành rất sớm trong Luật hình sự Việt Nam và được quy định lần đầu tiên tại Sắc lệnh số 33C của Chủ tịch Chỉnh phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành ngày 13-9-1945. Tại khoản 4 Điều IV của Sắc lệnh quy định: Nếu có những lý do chính đáng khoan hồng vì ít tuổi, vì lầm lẫn... thì Tòa án có thể cho tội nhân được hưởng án treo. Nghĩa là bản án làm tội tuyên lên, nhưng không thi hành; nêu trong năm năm, bắt đầu từ ngày tuyên án, tội nhân không bị Tòa án quân sự làm tội một lần nữa về việc mới, thì bản án đã tuyên sẽ hủy đi, coi như là không có, nếu trong hạn năm năm ấy, tội nhân bị kết án một lần nữa trước Tòa án quân sự thì bản án treo sẽ đem ra thi hành [5]. Theo quy định này thể hiện điều kiện để người bị kết án hưởng án treo giải thích án treo, quy định thời gian thử thách đối với người được hướng án treo và trường hợp người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tù của bản án mà Tòa án đã cho hưởng án treo. Sau đó, chế định án treo theo Sắc lệnh số 33C bị hủy bỏ và được thay thế bằng Sắc lệnh số 21/SL ngày 14-02-1946 của Chủ tịch nước Việt Nam chủ chủ cộng hòa về tổ chức Tòa án quân sự". Tại Điều 10 có quy định về án treo như sau: Theo quy định như trên thì thấy, án treo chỉ được áp dụng đối với người bị kết án tù, nghĩa là khi bản án xét xử người phạm tội cho hưởng án treo trước hết Tòa án tuyên tội hình phạt tù phù hợp với hành vi phạm tội mà người đó gây ra, đồng thời khi xét thấy có lý do đáng khoan hồng Tòa án cho tội nhân được hưởng án treo. Như vậy sau khi tuyên án người bị phạt án treo có thể hiểu coi như là 10
  17. người mà không bị ràng buộc bởi bất cứ chế tài pháp lý nào từ đó có tình trạng người bị kết án coi thường kỷ cương phép nước lại tiếp tục phạm tội mới gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. 1.2.1.2. Quy định về án treo trong Bộ luật hình sự 1985 Tại Điều 44 BLHS năm 1985 với nội dung khá toàn diện, về án treo. Thực tiễn áp dụng án treo đã cho thấy quy định về án treo tại Điều 44 BLHS năm 1985 có nhiều bất cập nên nhà làm luật đã sửa đổi bổ sung như sau: Lần thứ nhất sửa đổi, bổ sung vào ngày 28/12/1989. Khoản 5 Điều 44 Bộ luật hình sự chỉ quy định chung là phạm tội mới trong thời gian thử thách và tội mới phạm không phân biệt do lỗi vô ý hay lỗi cố ý nên khoản 1 Điều 44 BLHS năm 1985 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Nếu trong thời gian thử thách, người bị kết án treo bị phạm tội mới do vô ý và bị xử phạt tù hoặc phạm tội mới do cố ý thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy định ở khoản 2 Điều 42”. Ngoài những lần sửa đổi, bổ sung nói trên, Toà án nhân dân tối cao và liên ngành còn có các văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật về án treo như: Nghị quyết số 02/HĐTP-TANDTC/QĐ ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự; Thông tư số 01/NCPL ngày 06/4/1988 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung về án treo; Thông tư liên ngành số 01/TTLN- 90 ngày 01/02/1990 của Toà án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ - Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự. 1.2.1.3. Quy định về án treo trong Bộ luật hình sự 1999 Chế định án treo được quy định tại Điều 60 BLHS 1999, theo đó quy định về án treo tại Điều 60 vẫn giữ nguyên 5 khoản của Điều 44 BLHS năm 1985 nhưng đã được sửa đổi, bổ sung một số cụm từ: “theo dõi” thay bằng 11
  18. “giám sát”, thay “người bị án treo” bằng cụm từ “người được hưởng án treo”. Tại khoản 5 Điều 60 đã bỏ cụm từ “người bị án treo phạm tội mới và bị phạt tù” thành “đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách”. Ngày 02/10/2007, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã Ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP hướng dẫn thực hiện Điều 60 BLHS năm 1999 về án treo. Đến ngày 06/11/2013, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết 01/2013/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, có hiệu lực thi hành vào ngày 25/12/2013. Nghị quyết này đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ hơn những điều kiện, trường hợp được hưởng án treo nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định ản treo, đáp ứng được yêu cầu cấp bách trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình thực tế. 1.2.2. Quy định về án treo trong Bộ luật hình sự 2015 Theo quy định tại Điều 65, Bộ Luật Hình sự năm 2015 (BLHS năm 2015), khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự. Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ thì Tòa án áp dụng án treo đối với họ. Như vậy, để cho người bị kết án phạt tù hưởng án treo, theo quy định của Điều 65 BLHS, cần có đủ các điều kiện (điều kiện của án treo) sau đây: - Bị phạt tù không quá 3 năm...; - Có nhiều tình tiết giảm nhẹ. - Điều kiện về nhân thân: HĐXX thấy không cần bắt người bị kết án 12
  19. chấp hành hình phạt tù. Để áp dụng thống nhất chế định án treo, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án treo. Theo đó, ngoài điều kiện người phạm tội bị xử phạt tù không quá 03 năm thì người được hưởng án treo phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhiều tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn là phải có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015. Người phạm tội phải có nhân thân tốt, có nơi cú trú rõ ràng để các cơ quan có thẩm quyền giám sát, giáo dục thì mới có thể được xem xét để áp dụng án treo. Vậy, một câu hỏi cần được làm rõ là “án treo” có nhẹ hơn “tù giam” hay không? Để hiểu vấn đền này, cần phân biệt sự khác nhau giữa “án treo” và “tù giam”. Án treo cũng là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện và người được hưởng án treo không phải chấp hành án tại các cơ sở giam giữ của lực lượng thi hành án hình sự. Ngược lại, người bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì phải chấp hành án tại các cơ sở giam giữ theo quy định. Qua đó, có thể hiểu người được Tòa án cho hưởng án treo, tuy cũng là hình phạt tù có thời hạn nhưng họ vẫn được đi lại, sinh hoạt ngoài cộng đồng và tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây chính là điểm quan trọng để thấy rằng trường hợp người được hưởng án treo có nhiều sự “ưu ái” hơn trường hợp phải chấp hành án tại trại giam; cần lưu ý do án treo không phải là hình phạt trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự, do đó khi so sánh giữa án treo và tù giam cũng chỉ mang tính chất tương đối. Từ đặc điểm tại nơi chấp hành hinh phạt thì có thể hiểu dưới một góc độ nhất định nào đó thì “án treo” nhẹ hơn hình phạt tù 13
  20. giam. Tuy nhiên, đối với quy định về án treo, vấn đề hết sức lưu ý là người phạm tội phải chịu thử thách trong thời gian từ 01 năm đến 05 năm. Nếu trong thời hạn này mà người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp người được hưởng án treo thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án theo quy định tại Điều 56 Bộ luật hình sự. Như vậy, về điều kiện cho hưởng án treo đã được BLHS năm 2015 quy định khá rõ ràng, cụ thể, chi tiết, tạo hành lang pháp lý giúp cho Tòa án các cấp áp dụng một cách thống nhất, chính xác. Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết thì ngoài những điều kiện để người phạm tội được hưởng án treo theo quy định tại Điều 65 Bộ Luật hình sự, Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì cũng cần bổ sung thêm quy định trong mọi trường hợp để được hưởng án treo người phạm tội bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s, khoản 1, Điều 51 Bộ luật hình sự. Bởi lẽ dù người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân có tốt đi chăng nữa nhưng thái độ quanh co chối tội, không thấy được hành vi phạm tội của mình là sai, khai báo thiếu thành khẩn và không thực sự ăn năn hối cải thì không có gì đảm bảo rằng người đó sẽ không tiếp tục phạm tội mới. Do vậy việc quy quy định trong hai tình tiết giảm nhẹ để đủ điều kiện được hưởng án treo thì bắt buộc phải có tình tiết giảm nhẹ “thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” mới có thể được Tòa án xem xét để cho hưởng án treo thiết nghĩ là điều cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Điểm mới cơ bản nhất của BLHS năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về chế định án treo là điều kiện và hậu quả pháp lý khi vi phạm những điều kiện của án treo. Theo đó, BLHS năm 2015 đã bổ sung một 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2