VIỆN HÀN LÂM<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN THỊ NGA<br />
<br />
TỘI MUA BÁN NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH<br />
SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH LÀO CAI<br />
Ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 04<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN LỢI<br />
<br />
HÀ NỘI - 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.<br />
Các kết luận trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào<br />
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,<br />
tin cậy và trung thực.<br />
TÁC GIẢ LUẬN VĂN<br />
<br />
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT<br />
<br />
BLHS<br />
<br />
Bộ luật hình sự<br />
<br />
TNHS<br />
<br />
Trách nhiệm hình sự<br />
<br />
TAND<br />
<br />
Tòa án nhân dân<br />
<br />
TANDTC<br />
<br />
Tòa án nhân dân Tối cao<br />
<br />
HĐTP<br />
<br />
Hội đồng Thẩm phán<br />
<br />
CTTP<br />
<br />
Cấu thành tội phạm<br />
<br />
QPPL<br />
<br />
Quy phạm pháp luật<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT<br />
<br />
TRANG<br />
1<br />
6<br />
<br />
HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN NGƯỜI<br />
1.1 Khái niệm tội mua bán người<br />
<br />
6<br />
<br />
1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội mua bán người<br />
<br />
10<br />
<br />
1.3 Khái quát lịch sử lập pháp về tội mua bán người<br />
<br />
14<br />
<br />
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT<br />
<br />
28<br />
<br />
ĐỊNH HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN NGƯỜI TẠI<br />
TỈNH LÀO CAI<br />
2.1 Thực trạng tội phạm mua bán người trên địa bàn tỉnh Lào Cai<br />
<br />
28<br />
<br />
hiện nay<br />
2.2 Thực trạng định tội danh đối với tội mua bán người trên địa bàn<br />
<br />
32<br />
<br />
tỉnh Lào Cai<br />
2.3 Thực trạng quyết định hình phạt đối với tội mua bán người trên<br />
<br />
42<br />
<br />
địa bàn tỉnh Lào Cai<br />
2.4 Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình định tội danh và<br />
<br />
55<br />
<br />
quyết định hình phạt đối với tội mua bán người<br />
CHƯƠNG 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT<br />
<br />
65<br />
<br />
LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN<br />
NGƯỜI<br />
3.1 Yêu cầu về định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội<br />
<br />
65<br />
<br />
mua bán người<br />
3.2 Một số giải pháp đảm bảo định tội danh và quyết định hình phạt<br />
<br />
67<br />
<br />
đúng đối với tội mua bán người<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
72<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
75<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Tình hình tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng đang<br />
trở thành một vấn nạn, mang tính thời sự nóng bỏng, gây bức xúc trong toàn xã<br />
hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới với diễn biến ngày<br />
càng phức tạp, tính chất nghiêm trọng và thủ đoạn hoạt động tinh vi; nhiều vụ<br />
án có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Vì vậy, các cơ quan có thẩm<br />
quyền không ngừng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để phòng,<br />
chống tội phạm này, trong đó đáng chú ý là việc ban hành Bộ luật Hình sự năm<br />
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, tình hình tội phạm mua bán người<br />
có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc. Riêng ở tỉnh<br />
Lào Cai, theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2012 đến năm 2017, các cơ<br />
quan chức năng của tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận hơn 600 nạn nhân bị mua bán trở<br />
về, trong đó có nhiều nạn nhân không phải người dân địa phương, đáng chú ý<br />
là các hoạt động mua bán người được tổ chức thành những đường dây có sự<br />
móc nối chặt chẽ giữa đối tượng là người Việt Nam và Trung Quốc với phương<br />
thức, thủ đoạn tinh vi; các đối tượng phạm tội là những đối tượng có kiến thức<br />
xã hội và thường là người thông thuộc khu vực biên giới, cửa khẩu, đường tiểu<br />
ngạch, đồng thời am hiểu phong tục địa phương...nên gây nhiều khó khăn cho<br />
công tác phòng, chống tội phạm này. Do đó, việc nghiên cứu đề tài“Tội mua<br />
bán người theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lào<br />
Cai” nhằm đánh giá đúng thực trạng và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả<br />
áp dụng pháp luật, góp phần phòng, chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Lào<br />
Cai có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.<br />
<br />
1<br />
<br />