VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br />
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br />
<br />
NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN<br />
<br />
NGUYÊN TẮC PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH<br />
SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI<br />
TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
<br />
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự<br />
Mã số: 8380104<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
GS.TS. VÕ KHÁNH VINH<br />
<br />
Hà Nội – 2018<br />
<br />
LỜI CAM ĐOAN<br />
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của<br />
riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những<br />
kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố<br />
trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.<br />
<br />
Tác giả luận văn<br />
<br />
NGUYỄN TRƯỜNG XUÂN<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC<br />
PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18<br />
TUỔI PHẠM TỘI .......................................................................................<br />
<br />
7<br />
<br />
1.1. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ....................<br />
<br />
7<br />
<br />
1.2. Khái niệm và căn cứ của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối<br />
với người dưới 18 tuổi phạm tội ...................................................................<br />
<br />
16<br />
<br />
1.3. Nội dung nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với người dưới<br />
18 tuổi phạm tội ............................................................................................<br />
<br />
26<br />
<br />
CHƯƠNG 2: SỰ THỂ HIỆN CỦA NGUYÊN TẮC PHÂN HÓA<br />
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI<br />
PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ...............................<br />
<br />
35<br />
<br />
2.1. Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với<br />
người dưới 18 tuổi phạm tội trong các quy định của pháp luật hình sự ........<br />
<br />
35<br />
<br />
2.2. Sự thể hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự đối với<br />
người dưới 18 tuổi phạm tội trong các quy định của pháp luật hình sự về<br />
quyết định hình phạt ......................................................................................<br />
<br />
53<br />
<br />
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN<br />
TẮC PHÂN HÓA TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI<br />
DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI ......................................................................<br />
<br />
63<br />
<br />
3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự ............................................<br />
<br />
63<br />
<br />
3.2. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật ....................................................<br />
<br />
68<br />
<br />
3.3. Nâng cao năng lực của các chủ thể áp dụng pháp luật ...........................<br />
<br />
70<br />
<br />
KẾT LUẬN ..................................................................................................<br />
<br />
73<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................<br />
<br />
75<br />
<br />
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
BL TTHS<br />
<br />
: Bộ luật tố tụng hình sự<br />
<br />
TTHS<br />
<br />
: Tố tụng hình sự<br />
<br />
BLHS<br />
<br />
: Bộ luật hình sự<br />
<br />
BLDS<br />
<br />
: Bộ luật dân sự<br />
<br />
TNHS<br />
<br />
: Trách nhiệm hình sự<br />
<br />
PH TNHS<br />
<br />
: Phân hóa trách nhiệm hình sự<br />
<br />
NCTN<br />
<br />
: Người chưa thành niên<br />
<br />
TA<br />
<br />
: Tòa án<br />
<br />
TA NDTC<br />
<br />
:Tòa án nhân dân tối cao<br />
<br />
VKS<br />
<br />
: Viện kiểm sát<br />
<br />
VKS NDTC<br />
<br />
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao<br />
<br />
THTT<br />
<br />
: Tiến hành tố tụng<br />
<br />
HĐXX<br />
<br />
: Hội đồng xét xử<br />
<br />
XHCN<br />
<br />
: Xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của Đề tài<br />
Pháp luật hình sự với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt<br />
Nam, điều chỉnh các quan hệ xã hội về mặt hình sự. Nó luôn tác động, ảnh hưởng<br />
mạnh mẽ đến các quan hệ xã hội nói chung và tới các quan hệ xã hội mà pháp luật<br />
hình sự điều chỉnh nói riêng. Để pháp luật hình sự là công cụ, phương tiện quan<br />
trọng trong đấu tranh, phòng chống tội phạm đòi hỏi pháp luật hình sự phải được<br />
xây dựng đồng bộ, có tính khoa học, tính nhân văn, tính nhân đạo sâu sắc và phân<br />
hóa rõ TNHS của các chủ thể bị tác động, điều chỉnh, nhằm đảm bảo quyền con<br />
người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013.<br />
Người dưới 18 tuổi (hay còn gọi là thanh niên, thiếu niên), là hạnh phúc của<br />
mỗi gia đình, thế hệ tương lai của đất nước, lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và<br />
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bác Hồ từng dạy "Vì lợi ích<br />
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lời dạy của Bác về giáo dục<br />
thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước đến nay vẫn có ý nghĩa giáo dục<br />
sâu sắc. Nhận thức nhiệm vụ giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục thanh thiếu<br />
niên nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước. Đảng, Nhà<br />
nước ta luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ và phòng ngừa, ngăn<br />
chặn người dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu.<br />
Trong những năm qua, tình trạng người dưới 18 tuổi phạm tội ngày một gia<br />
tăng cả về số lượng, số vụ và tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trước tình<br />
hình đó Đảng, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm ngăn chặn<br />
người dưới 18 tuổi phạm tội, trong đó BLHS được xem như là một công cụ sắc bén,<br />
hữu hiệu để đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm do người dưới<br />
18 tuổi thực hiện nói riêng. Kế thừa, phát triển BLHS 1999 về phân hóa TNHS đối<br />
với người dưới 18 tuổi phạm tội, BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và có<br />
hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 đã dành một chương để quy định về người<br />
dưới 18 tuổi phạm tội tại chương XII: “Những quy định đối với người dưới 18 tuổi<br />
phạm tội”. Trong đó, đã thể hiện nội dung nguyên tắc phân hóa TNHS đối với<br />
1<br />
<br />