intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài " TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo luận văn - đề án 'đề tài " từ quan niệm của c.mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” suy nghĩ về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay "', luận văn - báo cáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài " TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "

  1. z CNH - HĐH và vai trò của nó trong quá trình tiến lên CNXH ở nước ta  Nghiên cứu triết học Đề tài " TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
  2. TỪ QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU” SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ SỞ HỮU TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VŨ THỊ KIỀU PHƯƠNG (*) Tiếp cận quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” từ hai vấn đề: một là, chế độ tư hữu đã gây ra tội lỗi gì khiến cho nó cần phải bị xóa bỏ; hai là, nếu “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết, là tất yếu thì thời điểm lịch sử của sự kiện đó là khi nào, bài viết chỉ ra rằng, sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” chỉ có thể xảy ra một cách nội tại và tuân theo các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội. Cuối cùng, bài viết chỉ ra mối liên hệ giữa quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” với quan điểm của Đảng ta về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhất là vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân. 1. Chúng ta đều biết rằng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tất yếu để nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Song, trong thực tế, xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là một việc dễ dàng, bởi kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “là vấn đề rất mới, chưa có tiền lệ”. Ngay nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta “cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã hoàn chỉnh ngay từ đầu, mà còn phải trải qua một quá trình xây dựng rất lâu dài”(1); do vậy, đã nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu và giải đáp thỏa đáng hơn nữa, trong đó có vấn đề sở hữu nói chung, sở hữu tư nhân nói riêng. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta cũng chỉ rõ, sở hữu và thành phần kinh tế là một trong những vấn đề chưa được làm rõ “ở tầm quan điểm và chủ trương lớn”, nên chúng ta “chưa
  3. đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành”(2). Sự chưa thống nhất và chưa rõ ràng đó còn có nguyên nhân do nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn đang trong quá trình hình thành, nên mối quan hệ giữa thể chế xã hội chủ nghĩa và nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường chưa được làm rõ. Theo chúng tôi, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra đối với con đường phát triển hiện nay ở nước ta, như vấn đề sở hữu tư nhân chẳng hạn, việc đào sâu nghiên cứu quan điểm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin là cần thiết. Góp phần vào công việc có ý nghĩa đó, trong bài viết này, chúng tôi trình bày quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu”. 2. Trong chủ nghĩa Mác, “xóa bỏ chế độ tư hữu” là một vấn đề lớn. Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung vào hai vấn đề: một là, chế độ tư hữu đã gây ra tội lỗi gì khiến cho nó cần phải bị xóa bỏ? và hai là, nếu “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết, là tất yếu thì thời điểm lịch sử của sự kiện đó là khi nào? C.Mác trình bày quan niệm của ông về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu” trong nhiều tác phẩm. Có tác phẩm C.Mác viết chung với Ph.Ăngghen, như Hệ tư tưởng Đức, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, v.v.. Có tác phẩm C.Mác viết riêng, như Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, Tư bản, v.v.. Về vấn đề này, chúng ta cũng cần phải kể đến các tác phẩm Ph.Ăngghen viết riêng, như Chống Đuyrinh, Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, v.v.. Song, dù viết chung hay viết riêng, dù thời điểm các ông viết là khi nào, chúng ta vẫn có thể nhận thấy một điều rất rõ là, tinh thần và tư tưởng của các ông về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu” là thống nhất. Thứ nhất, về vấn đề chế độ tư hữu đã gây ra tội lỗi gì khiến cho nó cần phải bị xóa bỏ, câu trả lời có rất rõ trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 của C.Mác: chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa. Cũng cần nói thêm rằng, sự phát triển của kinh tế chính trị học với những đại biểu xuất sắc như Ađam
  4. Xmít, Ricácđô, Kênê,… cùng sự phát triển mạnh mẽ và điển hình của chủ nghĩa tư bản thời kỳ đó là hai điều kiện chín muồi cho những kết luận về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu” của C.Mác. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đã chỉ ra và phân tích rất rõ chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa như thế nào trên hai phương diện: một là, sự tha hóa của người công nhân trong sản phẩm lao động của anh ta; và hai là, sự tha hóa của người công nhân “trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất”. Ở phương diện thứ nhất, biểu hiện của sự tha hóa là, sản phẩm do lao động của người công nhân làm ra không những không thuộc về anh ta, mà còn “đối lập với lao động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất”. “Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta càng tăng thì anh ta càng nghèo”. “Người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị”(3). Nói chung, anh ta làm ra càng nhiều vật phẩm thì số vật phẩm anh ta có thể chiếm hữu được càng ít và anh ta bị chính sản phẩm do mình làm ra - tư bản - thống trị càng mạnh. Ở phương diện thứ hai, “sự tha hóa của công nhân trong sản phẩm của anh ta không chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật phẩm, có được sự tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập đối lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta truyền cho vật phẩm, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ”(4). Điều đó cũng có nghĩa là, trong lao động, đáng ra người công nhân khẳng định mình thì anh ta lại thấy mình “phủ định mình”, đáng ra người công nhân phải cảm thấy mình sung sướng thì anh ta lại “cảm thấy mình khổ sở”, đáng ra người công nhân “phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần” của
  5. mình thì anh ta lại cảm thấy mình đang “làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình”. Đến đây, câu hỏi đặt ra là, nếu sản phẩm người công nhân làm ra không thuộc về anh ta thì thuộc về ai? Tại sao trong quá trình lao động, người công nhân “cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình”, cảm thấy lao động của mình là “lao động cưỡng bức” và chỉ xem lao động là “một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác” chứ không xem lao động là nhu cầu? Câu trả lời là: sản phẩm do người công nhân làm ra thuộc về địa chủ và nhà tư bản - “những vị thần có đặc quyền và ăn không ngồi rồi và ở đâu cũng đều ở trên công nhân và định pháp luật cho công nhân”(5), bởi họ là những người nắm giữ tư liệu sản xuất. C.Mác gọi những người này là những người sở hữu. Còn người công nhân, trong thực tế, chỉ nhận được một phần rất nhỏ - “cái mà không có nó thì tuyệt đối không thể được: chỉ đúng cái cần thiết để người công nhân tồn tại - không phải như một con người mà như một công nhân và không phải để người công nhân duy trì loài người, mà duy trì giai cấp nô lệ - giai cấp công nhân”(6); bởi người công nhân không có sở hữu về tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt xã hội nên phải làm thuê để nhận một khoản tiền công ít ỏi, không tương xứng với lao động của anh ta từ những người sở hữu. Cũng vì vậy, lao động của người công nhân không thuộc về anh ta. Lao động của người công nhân chịu sự chi phối của sự tích tụ, tích lũy tư bản và của sự phân công lao động ngày càng phát triển bởi sự tích lũy tư bản đó. Về vấn đề này, C.Mác viết: “Người công nhân ngày càng lệ thuộc hoàn toàn vào việc làm và hơn nữa vào một công việc nhất định, hết sức phiến diện, máy móc. Bên cạnh việc người công nhân bị hạ thấp, về mặt tinh thần và thể xác, xuống thành một cái máy, việc con người biến thành một hoạt động trừu tượng và một cái dạ dày, người công nhân cũng ngày càng phụ thuộc vào mọi sự dao động của giá cả thị trường, vào việc sử dụng những tư bản và vào ý muốn của người giàu. Đồng thời sự tăng thêm của giai cấp những người chỉ sống bằng lao động làm tăng
  6. thêm sự cạnh tranh giữa những công nhân với nhau, do đó cũng hạ thấp giá cả của họ xuống”(7). Nói tóm lại, lao động của người công nhân không thuộc về anh ta, mà thuộc về một người khác - “người không phải công nhân”, đó là những người sở hữu. Cũng trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, từ khái niệm lao động bị tha hóa được rút ra trong quá trình phân tích sự tha hóa của người công nhân, C.Mác đã chỉ rõ sở hữu tư nhân với tư cách sản phẩm của lao động bị tha hóa là như thế nào. Đồng thời, ông khẳng định, “một mặt, sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, và mặt khác, nó là phương tiện làm cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy”(8). Đặc biệt là, trong tư tưởng của C.Mác về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu”, chúng ta có thể thấy rằng, không chỉ “những công nhân không có sở hữu” mới bị tha hóa, mà ngay cả “những người sở hữu” - “người - không - phải - công - nhân” cũng bị tha hóa. Song, khác với hoạt động tha hóa ở người công nhân, sự tha hóa của những “người - không - phải - công - nhân” biểu hiện ra là “trạng thái tha hóa”(9). Trạng thái tha hóa này được C.Mác chỉ ra và phân tích rõ nét trong những phần ông viết về sự tích lũy tư bản chủ nghĩa và về lợi nhuận của tư bản trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 và nhất là, trong Tư bản. Chẳng hạn, trong Tư bản, khi chỉ ra sự tha hóa của lực lượng tư bản mới ra đời, C.Mác đã trích dẫn sự mô tả của T.J.Dunning về lòng tham của tư bản như một minh chứng điển hình, đó là: “Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”(10).
  7. Tựu trung lại, chế độ tư hữu khiến cho con người trở nên xa lạ với chính mình và làm biến mất “tồn tại có tính chất người” của con người. Chế độ tư hữu khiến cho giá trị con người bị hạ thấp xuống chỉ bằng máy móc, khiến cho người công nhân “cảm thấy mình chỉ còn là con vật” trong những chức năng con người của anh ta, khiến cho “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”(11). Do đó, “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết và tất yếu. “Xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu” là một giải pháp để giải phóng con người, mà trước hết là những người công nhân không có sở hữu, khỏi ách thống trị của chế độ tư hữu và trả lại cho con người một đời sống đích thực thay vì một “đời sống bị tha hóa”. Và, vì “xóa bỏ chế độ tư hữu” chính là “hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân”, nên sự giải phóng công nhân “không chỉ là sự giải phóng của họ”, mà còn “bao hàm sự giải phóng toàn thể loài người; và sở dĩ như thế là vì toàn bộ cái chế độ nô dịch loài người nói chung bao hàm trong quan hệ của công nhân với sản xuất và vì mọi quan hệ nô dịch đều chỉ là những biến thể và kết quả của quan hệ ấy”(12). Ở đây, chúng ta không chỉ thấy mầm mống quan niệm của C.Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, mà còn có thể thấy tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của ông. Song, theo quan niệm của C.Mác, cần lưu ý rằng, chủ nghĩa cộng sản không xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà cụ thể là, xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” - “biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia”(13). Theo nghĩa đó, lý luận về sự xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” của chủ nghĩa cộng sản có thể được “tóm tắt” thành một luận điểm duy nhất là: “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Theo chúng tôi, vấn đề được C.Mác đề cập ở đây là tính chất của chế độ tư hữu. Bởi theo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa cộng sản tuyệt nhiên không muốn xóa bỏ sự chiếm hữu cá nhân của người công nhân đối với
  8. những sản phẩm lao động của anh ta, vì “sự chiếm hữu ấy không đẻ ra một khoản dư nào có thể đem lại một quyền lực chi phối lao động của người khác”, cũng không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội; mà vấn đề là, cần phải “xóa bỏ tính chất bi thảm của cái phương thức chiếm hữu” sản phẩm lao động do người công nhân làm ra và dùng sự chiếm hữu ấy nô dịch lao động của người khác - cái phương thức “khiến cho người công nhân chỉ sống để làm tăng thêm tư bản” trong chừng mực “những lợi ích của giai cấp thống trị đòi hỏi”(14). Thứ hai, về thời điểm lịch sử của sự “xóa bỏ chế độ tư hữu”, câu trả lời có khá rõ trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844. C.Mác đã chỉ rõ, trước ông, trong lịch sử đã có những tư tưởng về sự “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Đó là những tư tưởng về một chủ nghĩa cộng sản mà C.Mác gọi là “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” hay “chủ nghĩa cộng sản chưa hoàn bị”. Chủ nghĩa cộng sản này chỉ là sự hoàn thành “sự ghen ghét và sự thèm muốn bình quân hóa” xuất phát “từ quan niệm về một mức tối thiểu nào đó”. Đồng nghĩa với đó là, thời điểm và cách thức thực hiện sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” diễn ra một cách chủ quan. Theo C.Mác, “sự xóa bỏ chế độ tư hữu như vậy hoàn toàn không phải là sự chiếm hữu thật sự thước đo ấy, điều đó thấy rõ chính là từ sự phủ định một cách trừu tượng toàn bộ thế giới văn hóa và văn minh, từ việc quay trở về tính giản dị không tự nhiên của người nghèo và không có nhu cầu, người này không những không vượt lên trên trình độ chế độ tư hữu mà thậm chí chưa đạt tới chế độ đó”(15). Theo C.Mác, khi mâu thuẫn giữa “lao động, bản chất chủ quan của chế độ tư hữu, với tính cách là cái loại trừ sở hữu” và “tư bản, lao động đã khách quan hóa, với tính cách là cái loại trừ lao động, - đó là chế độ tư hữu với tính cách là hình thức” phát triển đến “trình độ mâu thuẫn – của sự đối lập” “với tính cách là hình thức mãnh liệt”(16) thì nó sẽ thúc đẩy sự giải quyết mâu thuẫn đó. Và, sự giải quyết mâu thuẫn này diễn ra trong chủ nghĩa cộng sản, nhưng là một
  9. chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn khác với “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” hay “chủ nghĩa cộng sản chưa hoàn bị” mà C.Mác đã phê phán. Chủ nghĩa cộng sản mà C.Mác nói đến sẽ “giải quyết thực sự mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con người và con người”, sẽ “giải quyết thực sự cuộc tranh chấp giữa tồn tại và bản chất, giữa sự đối tượng hóa và sự tự khẳng định, giữa tự do và tất yếu, giữa cá thể và loài”(17). Giải quyết thực sự ở đây có nghĩa là, sự giải quyết đó phải mang tính hiện thực, là những “hành động cộng sản chủ nghĩa hiện thực”. Chỉ có như thế thì mới có thể “xóa bỏ chế độ tư hữu” trong hiện thực thực tế. Còn nếu muốn xóa bỏ tư tưởng về chế độ tư hữu thì chỉ cần tư tưởng về chủ nghĩa cộng sản là đủ. Theo chúng tôi, trong quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu”, thời gian của sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” là định tính và phụ thuộc vào sự phát triển của mâu thuẫn giữa lao động và tư bản. Điều đáng lưu ý là, sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” sẽ phải “kinh qua một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực”(18). Bởi vì, sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của chế độ tư hữu có tính lịch sử của nó, với những ý nghĩa lịch sử của nó. Điều đó có nghĩa là, mặc dù chúng ta hiểu được thế nào là chế độ tư hữu và hơn thế, hiểu được bản chất của chế độ đó, nhưng chúng ta hoàn toàn không th ể dùng mệnh lệnh hành chính, dùng mong muốn chủ quan của chúng ta để “xóa bỏ chế độ tư hữu” trong hiện thực. Sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” này chỉ có thể xảy ra một cách nội tại và tuân theo các quy luật khách quan của sự vận động và phát triển của xã hội. Giờ “tận số” của chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa sẽ đến khi “sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa”. Khi đó, cái vỏ ấy sẽ “vỡ tung ra” và “những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt”(19). C.Mác gọi đó là “sự phủ định cái phủ định”. 3. Từ quan niệm của C.Mác về chế độ tư hữu và “xóa bỏ chế độ tư hữu”, liên quan đến vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
  10. chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, có hai điểm cần l ưu ý. Một là, hoàn cảnh lịch sử của quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu”. Quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” được hình thành vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ và điển hình ở châu Âu với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và sự tích tụ, tích lũy tư bản đã phát triển đến mức có thể khiến cho “một bộ phận những kẻ trước kia là nhà tư bản rơi vào hàng ngũ giai cấp công nhân”. Và, chế độ tư hữu được C.Mác bàn đến ở đây không phải là một chế độ tư hữu bất kỳ, mà đó là chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định. Trong khi, sự phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không trực tiếp trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Do đó, sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” nói riêng vào con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một việc làm đòi hỏi phải có sự tìm tòi và sáng tạo. Hai là, sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” phải xét đến tính chất của chế độ tư hữu, tức là phải xem tư nhân trong chế độ tư hữu là người lao động hay là người không lao động. Bởi vì, “quyền tư hữu của người lao động đối với tư liệu sản xuất của mình là cơ sở của nền sản xuất nhỏ, mà sản xuất nhỏ lại là điều kiện tất yếu để phát triển nền sản xuất xã hội và cá tính tự do của bản thân người lao động”(20). Theo đó, có thể nói, sở hữu tư nhân của người lao động là một giá trị. Bởi, rốt cuộc, sự “xóa bỏ chế độ tư hữu” tư bản chủ nghĩa là để “khôi phục lại chế độ sở hữu cá nhân trên cơ sở những thành tựu của thời đại tư bản chủ nghĩa: trên cơ sở sự hiệp tác và sự chiếm hữu công cộng đối với ruộng đất và những tư liệu sản xuất do chính lao động làm ra”(21). 4. Từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, trải qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX và X, quan điểm của Đảng ta về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới và sáng tạo, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Trong đó, những đổi mới và sáng tạo của Đảng ta trong sự chỉ đạo chiến lược về vấn đề sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
  11. hướng xã hội chủ nghĩa là rất đáng kể. Có thể nói, những thành tựu mà chúng ta đã đạt được trong những năm đổi mới vừa qua có một phần đóng góp không nhỏ của các loại hình kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân). Gần đây, trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, một vấn đề nhạy cảm - vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân đã được Đảng ta đưa ra một cách thẳng thắn. Văn kiện ghi rõ: “Đảng ta chủ trương: đảng viên làm kinh tế tư nhân phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương”(22). Theo chúng tôi, đây là sự khuyến khích đảng viên làm giàu chính đáng. Sự khuyến khích này là hoàn toàn đúng đắn. Bởi vì, một mặt, mỗi đảng viên trước hết là một cá nhân, một con người với những khả năng, nhu cầu và mong muốn đa dạng của bản thân họ. Sự bộc lộ, thỏa mãn và phát triển những khả năng, nhu cầu và mong muốn ấy dù là tiềm tàng, nhưng thường trực. Quan điểm của Đảng ta về vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân thể hiện một sự quan tâm sâu sắc tới sự phát triển ngày càng toàn diện hơn của người đảng viên trước hết với tư cách một con người. Mặt khác, khi đảng viên được tự do làm giàu chính đáng thì đồng thời, đảng viên hoàn toàn có thể góp phần làm giàu cho xã hội, góp phần hiện thực hóa mục ti êu “dân giàu, nước mạnh” của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Song, bởi tính chất nhạy cảm của vấn đề, bởi sở hữu tư nhân không chỉ là sản phẩm của lao động bị tha hóa, mà còn “là phương tiện làm cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy”, nên quan điểm của Đảng ta về việc cần sớm ban hành và chỉ đạo thực hiện những quy định cho hoạt động kinh tế tư nhân của đảng viên là cần thiết. Theo chúng tôi, quan điểm của Đảng ta về việc đảng viên làm kinh tế tư nhân và những quy định của nó cũng góp phần vào việc giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, có thể nói, Đảng ta đã vừa quán triệt tư tưởng về sự phát triển toàn diện của con người và tư tưởng về sở hữu tư nhân và “xoá bỏ chế độ tư hữu” của C. Mác, vừa có sự sáng tạo
  12. để những tư tưởng đó có một sự tồn tại và phát triển phù hợp với hoàn cảnh lịch sử – cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, việc khuyến khích sự phát triển sở hữu tư nhân trong một nền kinh tế thị trường còn non trẻ, ở một quốc gia đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội một cách gián tiếp, nghĩa là bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa như nước ta, có thể sẽ đem lại những hệ quả không mong muốn và làm nguy hại tới định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đã lựa chọn. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, khi mặt trái của sở hữu tư nhân (chiếm đoạt tư liệu sản xuất xã hội, bóc lột lao động và làm cho con người tha hóa) được cơ chế còn đang trong quá trình hình thành của nền kinh tế thị trường “khuyến khích” phát triển vượt ra ngoài tầm tác động, giám sát của thể chế xã hội chủ nghĩa cũng đang trong quá trình xây dựng. Dẫu vậy, việc Đảng ta khẳng định và tạo điều kiện cho sở hữu tư nhân có được một vị trí thích đáng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một sự hoạch định và chỉ đạo chiến lược cần thiết, đúng đắn và phù hợp với các quy luật vận động và phát triển của xã hội. Và, qua đó, có thể khẳng định tầm tư duy lãnh đạo và bản lĩnh chính trị của Đảng ta. * * * Qua sự phân tích mối liên hệ giữa quan niệm của C.Mác về “xóa bỏ chế độ tư hữu” và vấn đề sở hữu tư nhân ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay, sức sống của chủ nghĩa Mác vẫn là bất diệt. Song, cũng cần phải nói thêm rằng, đối với con đường phát triển xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nếu như việc nhận thức chủ nghĩa Mác cần phải có sự tìm tòi, thì việc vận dụng chủ nghĩa Mác không thể thiếu sự sáng tạo./. (*) Thạc sĩ, Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
  13. (1) Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.330. (2) Đảng Cộng sản Việt Nam. Sđd., tr.65. (3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.128. (4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.129-130. (5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.79. (6) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.79. (7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.76. (8) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.142. (9) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.145. (10) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.23, tr.1056. (11) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42. tr.133. (12) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.143-144. (13) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t. 4, tr.615. (14) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.4, tr.617-618. (15) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.165. (16) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.163.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2