intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

986
lượt xem
111
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là ngọn cờ hướng đạo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

  1. a Đề tài: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. sự vận dụng tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
  2. Phần i: Mở đầu Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, nhà chính trị, quân sự thiên tài, người thầy của cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân v ăn hóa thế giới, tư tưởng của Người đã soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta đi từ hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước hiện nay, tư tưởng đó vẫn là ngọn cờ hướng đạo cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi. Có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh là ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới và trong sự nghiệp đổi mới chúng ta hướng gần đến tư tưởng Hồ Chí Minh hơn. Chính vì vậy, tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn. Riêng về c ơ cấu kinh tế nhiều thành phần, Người đã để lại cho chúng ta nhiều di sản quý báu. Tuy nhiên trong thực tế, có quan niệm cho rằng Hồ Chí Minh không phải là nhà kinh tế, nên "Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế" không có gì để nói nhiều; hay có quan niệm cho rằng: kinh tế nước ta hiện nay đang đổi mới theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, còn tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ nói nhiều về mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu trước đây... và một số ngộ nhận, sai lầm khác nữa. Từ lý do trên, chúng ta thấy rằng cần phải tập trung nhiều h ơn nữa trí lực và sức lực để nghiên cứu một cách toàn diện h ơn, sâu sắc hơn tư tưởng kinh tế của Người để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đặt ra, lý giải những quan niệm ch ưa đúng, hiểu rõ hơn và vận dụng đúng đắn tư tưởng của Người vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước. Một trong những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với chúng ta hiện nay là xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được thực tế chứng minh là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của đất nước. Tuy nhiên chúng ta xác định những thành phần kinh tế nào? Có cơ chế như thế nào để các thành phần kinh tế hoạt động một cách cân đối nhịp nhàng đúng định hướng xã hội chủ nghĩa lại là vấn đề không phải đã có lời giải đáp trọn vẹn. Để giải quyết vấn đề đó yêu cầu chúng ta phải luôn có sự tổng kết thực tiễn và
  3. nghiên cứu lý luận. Chính vì thế tôi quan tâm tới vấn đề: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ. Sự vận dụng tư tưởng đ ó vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay". Phần II. Nội dung 1. Quan niệm của Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ đầu của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ xây dựng chế đô mới. Chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" đã làm xong vai trò lịch sử bất đắc dĩ của nó. Đại hội lần thứ X, Đảng Cộng sản Bôn sê vích Nga (3/1921) quyết định thay chính sách "kinh tế cộng sản thời chiến" bằng "chính sách kinh tế mới" (NEP). Thực chất, tinh thần của NEP đã được Lênin đưa ra từ năm 1918. Với NEP, Lênin là người đầu tiên trong lịch sử lý luận Mác xít giải quyết một cách toàn diện về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, thể hiện sự sáng tạo và bản lĩnh của một nhà chiến lược kiệt xuất. Theo Lênin: "Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, những thành phần, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa xã hội lẫn chủ nghĩa t ư bản? Bất cứ ai cũng thừa nhận là có... (1). Như vậy, tồn tại kinh tế nhiều thành phần là một đặc điểm kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, lênin coi việc phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, trong đó trọng tâm là chủ nghĩa tư bản nhà nước là nhịp cầu tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một n ền kinh tế tiểu nông. Đó là "một bước lùi" về mặt "lịch sử", nhưng lại là một bước tiến lớn hợp quy luật lịch sử - tự nhiên trong hiện thực. Trong tác phẩm "Bàn về thuế lương thực", Lênin đã nêu ra các thực thể kinh tế trong xã hội lúc bấy giờ. Ông viết: " Chúng ta hãy kể ra những thành phần kinh tế ấy:
  4. 1. Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên. 2. Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì). 3. Chủ nghĩa tư bản tư nhân. 4. Chủ nghĩa tư bản nhà nước. 5. Chủ nghĩa xã hội". Như vậy Lênin nêu ra 5 thành phần kinh tế và thứ tự các thành phần kinh tế được Lênin sắp xếp một cách có chủ đích và hàm chứa ý nghĩa phương pháp luận. Thứ tự đó phản ánh trình độ sản xuất, các hình thức vận động của chế độ sở hữu trong tiến trình lịch sử từ thấp đến cao. Mặt khác, thứ tự đó còn thể hiện mức độ gần gũi của các thành phần kinh tế với kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trong một n ước tiểu nông, muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải trải qua một quá trình lâu dài, trải qua nhiều nấc thang trung gian, chủ nghĩa tư bản nhà nước chính là nấc thang trung gian đó. Tóm lại, từ kinh tế tiểu nông xuyên qua chủ nghĩa t ư bản nhà nước lên chủ nghĩa xã hội là t ư tưởng nhất quán trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội của Lênin. Đồng thời, Lênin cũng cho rằng, sự tồn tại và phát triển các thành phần kinh tế khác nhau, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, dẫn đến có sự đối lập nhau về lợi ích là điều hiển nhiên, không thể dùng ý chí chủ quan hay sức mạnh hành chính mà phủ nhận sự đối lập đó dẫn đến xóa bỏ các thành phần kinh tế. Tóm lại, tuy tư tưởng trên của Lênin chưa được hoàn thiện trong NEP, song việc thực hiện "chính sách kinh tế mới" đã tạo điều kiện phát triển lực lượng sản xuất, vì nó đáp ứng được yêu cầu của các quy luật kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ đó, trong một thời gian ngắn, nhà nước Xô viết đã khôi phục được nền kinh tế quốc dân bị chiến tranh tàn phá, đã tiến được một bước dài trong việc củng cố khối liên minh công nông; một nhà n ước công nông nhiều dân tộc đầu tiên trên thế giới được thành lập, đó là Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (tháng chạp năm 1922). Tuy nhiên, sau này do hoàn c ảnh lịch sử và nhận thức, NEP đã không được tiếp tục thực hiện.
  5. 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh nói chung và t ư tưởng của Người về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội nói riêng chủ yếu được thể hiện trong các bài nói, bài viết của Người. Những tư tưởng đó bao giờ cũng được Người diễn đạt một cách ngắn gọn, súc tích dễ hiểu và dễ nhớ. Điều đó xuất phát từ mục đích của người là nhằm tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục quần chúng nhân dân. Theo thống kê sơ bộ, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói chung, từng thành phần kinh tế nới riêng được thể hiện ít nhất 36 lần trong Hồ Chí Minh toàn tập (12 tập). Cụ thể: Tập 2 : trang 203. Tập 4 : trang 49. Tập 7 : trang 203, 205, 221, 222, 247 -248, 361, 539. Tập 8 : trang 147, 227, 493, 494, 577. Tập 9 : trang 163, 175, 187, 319, 561, 584, 588, 589. Tập 10 : trang 13, 15, 42, 312, 246, 380. Nhưng thể hiện rõ nhất là trong hai tác phẩm: "Th ường thức chính trị" - 1953 (tập 7 trang 221-222) và "Báo cáo dự thảo Hiến pháp năm 1959" (tập 9 - trang 588, 589). 2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Hồ Chí Minh cho rằng: "Có nước thì đi lên chủ nghĩa xã hội (cộng sản) như Liên Xô, có nước phải kinh qua chế độ dân chủ mới rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội" (2) như các nước Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam. Có thể hiểu: "chế độ dân chủ mới" theo Hồ Chí Minh là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó Người lý giải: nước ta phải trải qua một giai đoạn dân chủ mới vì "đặc điểm to lớn của thời kỳ quá độ là một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ
  6. nghĩa xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa" (3). Đây là điểm xuất phát của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chính điểm xuất phát này là cơ sở khách quan quy định tính chất phức tạp của kết cấu kinh tế - xã hội và sự tồn tại các thành phần kinh tế khác nhau. Từ đó người xác định cơ cấu các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta thể hiện ở ba khía cạnh sau: Một là, Người xác định thành phần kinh tế ở n ước ta (vùng tự do 1953) gồm: - Kinh tế địa chủ phong kiến bóc lột địa tô. Đây là thành phần kinh tế của chế độ xã hội phong kiến. Trong đó, giai cấp địa chủ chiếm ruộng đất và nông cụ nhưng không cày cấy, "không nhắc chân đụng tay mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu" còn nông dân phải mướn ruộng của địa chủ phải nộp tô, phải hầu hạ "nông dân không khác gì nô lệ" (4). Trong chế độ mới, thành phần kinh tế đó đã lỗi thời, chỉ còn là tàn dư. Nhưng để thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phục vụ chiến l ược giải phóng dân tộc, nhằm thu hút số địa chủ vừa và nhỏ theo cách mạng, ủng hộ kháng chiến, Hồ Chí Minh không chủ trương xóa bỏ thành phần kinh tế này mà chỉ thực hiện giảm tô, giảm tức, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đóng góp cho kháng chiến. - Kinh tế quốc doanh: gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh của nhà n ước, là của chung nhân dân, phục vụ lợi ích của xã hội... Đây là thành phần kinh tế ra đời trong chế độ dân chủ mới, có vai trò đáp ứng yêu cầu to lớn và quan trọng của toàn xã hội, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm l ược. Theo Hồ Chí Minh, kinh tế quốc doanh là "nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó" (5). - Kinh tế tư bản tư nhân: là thành phần kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc. Giai cấp tư sản nước ta mới ra đời, còn non yếu do bị tư bản nước ngoài chèn ép. Tuy nhiên "về mặt sản xuất so với chế độ phong kiến thì chế độ tư bản là một tiến bộ to" (5). Họ có nhiều kinh nghiệm sản xuất, sử dụng vốn, khoa học kỹ thuật "cho nên, Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nh ưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải phù hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân" (6). - Kinh tế tư bản quốc gia: Đây là thành phần kinh tế do Nhà nước và nhà tư bản cùng góp vốn với nhau để kinh doanh do Nhà nước lãnh đạo. Tư bản của tư nhân là tư
  7. bản chủ nghĩa. Tư bản của Nhà nước là xã hội chủ nghĩa. Theo Lênin, thành phần kinh tế này là nấc thang, bước trung gian để một nước kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội. Và thành phần kinh tế "nửa chủ nghĩa xã hội" này sẽ tồn tại lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. - Ngoài ra còn có kinh tế hợp tác xã tiêu thụ và hợp tác xã cung cấp có tính chất nửa xã hội chủ nghĩa; kinh tế cá thể của nông dân và của thủ công nghệ. Hai là: Ngay từ năm 1953, Hồ Chí Minh đã cho rằng: Dưới chế độ dân chủ mới có 5 loại thành phần kinh tế khác nhau là: - Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung nhân dân). - Kinh tế hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội và sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội). - Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công (có thể tiến dần vào hợp tác xã, t ức là nửa chủ nghĩa xã hội). - Kinh tế tư bản tư nhân. - Kinh tế tư bản của nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh). Và, trong nền kinh tế nhiều thành phần ấy, để khỏi chệch hướng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng phải l àm cho kinh tế quốc doanh phát triển nhanh hơn và giữ vai trò chủ đạo. Ba là: Hồ Chí Minh đề ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ là: - Công tư đều lợi. - Chủ thợ đều lợi. - Công nông giúp nhau. - Lưu thông trong ngoài. "Bốn chính sách ấy là mấu chốt để phát triển kinh tế của nước ta" (7). Chỉ bằng những câu ngắn gọn Hồ Chí Minh đã cho chúng ta thấy những nguyên tắc, mục tiêu cần hướng tới của nền kinh tế nhiều thành phần là: các thành phần kinh tế phải tồn tại trong mối quan hệ bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, tạo nên sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
  8. Tư tưởng trên của Người đã được đưa vào cuộc sống và đã đưa lại những thành tựu to lớn. Công cuộc khôi phục kinh tế 1955 -1957 nhanh chóng hoàn thành, công cu ộc cải tạo và phát triển kinh tế 1958-1960 giành được những thắng lợi to lớn, mở ra một thời kỳ "hoàng kim" của kinh tế xã hội chủ nghĩa miền Bắc phát triển. 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cải tạo và sử dụng các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trong báo cáo sửa đổi Hiến pháp trước Quốc hội, Hồ Chí Minh đã trình bày đường lối chung tiến lên CNXH. Người nêu rõ các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta và chính sách đối với các loại hình đó. Người cho rằng: "trong nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu chính về tư liệu sản xuất như: - Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. - Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. - Sở hữu của người lao động riêng lẻ. - Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà t ư bản. Mục đích của chế độ ta là xóa bỏ các hình thức sở hữu không chủ nghĩa xã hội, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở nên một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể" (8). Nhìn vào thứ tự trên ta thấy rằng, H ồ Chí Minh sắp xếp các loại hình sở hữu, căn cứ vào vai trò thực tế của chúng đối với chế độ xã hội chủ nghĩa. Sở hữu xã hội chủ nghĩa đứng ở vị trí cao nhất. Nó là nền tảng kinh tế của chế độ xã hội mới, chỗ dựa của Nhà nước nhân dân; quy định bản chất các quan hệ xã hội mới đang trong quá trình manh nha và định hình. Theo Hồ Chí Minh, vai trò chủ đạo của kinh tế xã hội chủ nghĩa thể hiện: đây là hình thức sở hữu chính, tồn tại trong các lĩnh vực then chốt, ảnh h ưởng đến quốc kế, dân sinh, có tác dụng hướng dẫn các loại hình kinh tế khác đồng thời cũng là mục đích hướng tới của các quan hệ và hoạt động kinh tế. Sở hữu xã hội chủ nghĩa cũng nằm trong quá trình vận động theo nấc thang tương ứng với trình độ phát triển, quy mô xã hội hóa của sản xuất xã hội. Q uá trình đó là một quy luật.
  9. Thành phần kinh tế quốc doanh dưạ trên cơ sở chế độ sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân cho nên nó giữ vai trò chủ đạo, lãnh đạo nền kinh tế. Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên: "chúng ta phải phát triển thành phần kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa". Hình thức thứ hai của sở hữu xã hội chủ nghĩa là sở hữu tập thể. Hồ Chí Minh nêu rõ "đường lối cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng đối với nông nghiệp là đưa nông dân làm ăn riêng lẻ đi từ tổ đổi công (có mầm mống xã hội chủ nghĩa) tiến lên hợp tác xã cấp thấp (nửa xã hội chủ nghĩa) rồi tiến lên hợp tác xã cấp cao (xã hội chủ nghĩa)" (9). Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước đặc biệt khuyến khích và giúp đỡ phát triển. Hồ Chí Minh cho rằng: "Hợp tác hóa nông nghiệp là khâu chính thúc đẩy công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc" (10). Ngoài sở hữu xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh còn thừa nhận sự tồn tại khách quan, tất yếu, lâu dài của các hình thức không xã hội chủ nghĩa. Cụ thể nh ư đối với người làm nghề thủ công và riêng lẻ khác, "Nhà n ước phải bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất của họ, ra sức h ướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ tổ chức hợp tác xã sản xuất theo nguyên tắc tự nguyện" (11). Đối với tư sản công thương, nhà nước không xóa bỏ quyền sở hữu về t ư liệu sản xuất và của cải khác của họ mà ra sức hướng dẫn họ hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kế hoạch kinh tế của nhà nước, đồng thời hướng họ vào quỹ đạo kinh tế của chủ nghĩa xã hội bằng hình thức công t ư hợp doanh và những hình thức cải tạo khác. Tư tưởng trên của Người không những cho chúng ta thấy cần phải phát huy mọi năng lực sản xuất của mọi thành phần kinh tế mà còn cho chúng ta thấy tinh thần đoàn kết dân tộc sâu sắc. Người nói rằng: "Giai cấp tư sản nước ta có xu hướng chống đế quốc, có xu hướng yêu nước... cho nên nếu ta thuyết phục khéo, lãnh đạo khéo, họ có thể hướng theo chủ nghĩa xã hội" (12). Bên cạnh đó Người còn rất quan tâm đến việclàm ăn của ngoại kiều ở Việt Nam. Trong lời kêu gọi nhân ngày giải phóng thủ đô, Người nói: "Các bạn, người buôn bán
  10. kinh doanh tiểu thương, tiểu chủ, công nhân và trí thức đã chung sống với nhân dân Việt Nam. Các bạn đã khai cơ lập nghiệp ở Việt Nam. Những hoạt động chính đáng về kinh tế và văn hóa của các bạn cũng có lợi cho Việt Nam. Vì vậy tôi khuyên các bạn: Các bạn cứ yên lòng làm ăn như thường. Nhân dân và Chính phủ Vi ệt Nam sẽ giúp đỡ và bảo hộ các bạn" (13). Tóm lại, những quan điểm trên thể hiện rất rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Quan điểm đó thể hiện sự mẫn cảm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về việc nắm bắt và vận dụng các quan điểm mác xít, khắc phục trên thực tế xu h ướng tả khuynh trong đường lối xây dựng chủ nghĩa ở nhiều Đảng Cộng sản và công nhân khi hiểu không đúng về luận điểm của Mác và Ăngghen: "Những người cộng sản có thể tóm tắt lý luận của mình thành công thức duy nhất là xóa bỏ chế độ tư hữu" (14). Phải hiểu rằng không phải những người cộng sản thủ tiêu chế độ tư hữu nói chung mà thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa. Bởi vì khi trả lời câu hỏi: "Liệu có thể xóa bỏ chế độ tư hữu ngay lập tức được không?". Mác, Ăngghen đã khẳng định: "Không, không thể được, cũng y như không thể làm cho lực lượng sản xuất hiện có tăng lên ngay lập tức đến mức cần thiết để xây dựng một nền kinh tế công hữu. Cho nên cuộc cách mạng của giai cấp vô sản đang có tất cả các triệu chứng là sắp nổ ra sẽ chỉ có thể cải tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào tạo nên một khối lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì mới thủ tiêu được chế độ tư hữu" (15). Phảic hăng sự cải tạo một cách dần dần ấy chính là những bước trung gian, với những chặng đường, những hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ, hay nói cách khác là xây dựng một nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tóm lại, sau Lênin, Hồ Chí Minh là người đầu tiên vận dụng lý luận về c ơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong xây dựng kinh tế thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
  11. 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vào phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá đ ộ lên chủ nghĩa ở Việt Nam Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, từ tr ước Đại hội VI (1986) Đảng ta luôn khẳng định nền kinh tế nước ta có ba thành phần kinh tế chủ yếu là: Kinh tế xã hội chủ nghĩa; kinh tế tư bản chủ nghĩa và kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Nhưng, trên thực tế do nhận thức còn giáo điều, nóng vội, đốt cháy giai đoạn về bước đi trên con đường cải tạo nền kinh tế trong bối cảnh chung của các n ước xã hội chủ nghĩa và đất nước lúc bấy giờ, chúng ta đã vấp phải những sai lầm phải trả giá. Đó là tuyệt đối hóa vị trí, vai trò của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến xóa bỏ một cách siêu hình, cực đoan đối với các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, không tính đến lợi ích của nó cũng như trình độ phát triển thực tế của lực l ượng sản xuất... Những sai lầm đó đã gây sức cản trở lớn đối với nền kinh tế, làm cho nền kinh tế n ước ta lâm vào khủng hoảng, trì trệ. Trước tình hình đó, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có nội dung cơ bản là: Chuyển nền kinh tế bao cấp và thuần nhất với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể về t ư liệu sản xuất sang "thực hiện nhất quán chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, giải phóng mọi năng lực sản xuất. Coi "đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội". Thắng lợi của công cuộc đổi mới đã chứng minh, sự chuyển hướng điều chỉnh chiến lược trên là hoàn toàn đúng đắn. Đây chính là sự trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh và sự phát triển sáng tạo bài học NEP của Lênin về kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VI của Đảng đã nêu ra các thành phần kinh tế chủ yếu sau: - Kinh tế xã hội chủ nghĩa bao gồm khu vực quốc doanh và khu vực tập thể cùng với bộ phận kinh tế gia đình gắn với các thành phần kinh tế đó. - Các thành phần kinh tế khác, gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể).
  12. - Kinh tế tư bản tư nhân. - Kinh tế tư bản nhà nước. - Kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên và các vùng cao khác. Trong đó kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đem lại những chuyển biến tích cực trong cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta. Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, lúng túng trong quản lý cũng như trong hoạt động của mỗi thành phần kinh tế. Nh ưng cơ bản là chúng ta đã đổi mới đúng hướng nên Đại hội VII (1991) của Đảng tiếp tục khẳng định: "Chúng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa" gồm 5 thành phần kinh tế: - Kinh tế quốc doanh. - Kinh tế tập thể. - Kinh tế cá thể. - Kinh tế tư bản tư nhân. - Kinh tế tư bản nhà nước. Trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc doanh. Đồng thời kinh tế quốc doanh "thực hiện vai trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước". Sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế nước ta có bước phát triển mạnh mẽ. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xét trên tổng thể việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua cơ bản là đúng đắn. Đại hội VIII (1996) tiếp tục nhấn mạnh: "thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần".
  13. Đại hội khẳng định nền kinh tế quốc dân Việt Nam có 5 thành phần kinh tế, tuy cách xác định thành phần và tên gọi có khác Đại hội VII. - Kinh tế nhà nước thay cho kinh tế quốc doanh. - Kinh tế hợp tác thay cho kinh tế tập thể. - Kinh tế tư bản nhà nước. - Kinh tế cá thể tiểu chủ. - Kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng phát triển thêm một bước quan điểm về nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo c ơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị tr ường xã hội chủ nghĩa. Đại hội nhấn mạnh: "Nền kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân". Đại hội IX của Đảng xác định nền kinh tế chúng ta có những thành phần kinh tế sau: - Kinh tế Nhà nước. - Kinh tế tập thể. - Kinh tế cá thể tiểu chủ. - Kinh tế tư bản tư nhân. - Kinh tế tư bản nhà nước. - Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. ở đây ngoài thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài do chế độ mới ngày nay đem lại, ta thấy có sự gặp nhau về sự xác định số lượng, cũng như vai trò, vị trí của các thành phần kinh tế đối với chế độ xã hội chủ nghĩa của Đại hội IX của Đảng với tư tưởng của Hồ Chí Minh đã nêu từ 1953. Tóm lại, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu "dân giàu, nước manh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" ở nước ta một mặt chính là sự tiếp tục lôgíc khách quan của nền kinh tế, mặt khác còn là sự
  14. tiếp tục tư tưởng của Lênin và Hồ Chí Minh về nền kinh tế nhiều thành phần trên một nền tảng và trong một hoàn cảnh khác và được phát triển lên một trình độ mới và hình thức mới. Điều đó được thể hiện ở các nội dung: Thứ nhất: Các thành phần kinh tế không chỉ phát triển bên cạnh nhau mà còn thâm nhập vào với nhau nhiều hình thức kinh tế hỗn hợp, đa dạng kể cả hình thức kinh tế cổ phần, tạo thành một chỉnh thể của nền kinh tế quá độ. Thứ hai: Trong các thành phần kinh tế, quyền sở hữu và quyền sử dụng t ư liệu sản xuất được tách biệt và có cơ chế đảm bảo để huy động động lực của sự phát triển. Thứ ba: Trong cơ chế kinh doanh, thừa nhận qu yền tự chủ sản xuất và hoạt động kinh tế của các đơn vị kinh tế kể cả hộ gia đình. Thứ tư: Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để cùng phát triển dưới tác động của luật pháp và theo luật pháp của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Thứ năm: Phát triển kinh tế nhiều thành phần là lực l ượng và sức mạnh để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở đó mà các thành phần kinh tế cùng phát triển. Như vậy, tư tưởng của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã được phát triển lên trình độ mới với một hình thức mới, phù hợp với quy luật vận động của sự phát triển kinh tế và xu thế phát triển của thế giới. Tuy nhiên xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa tạo ra những thời cơ thuận lợi đồng thời cũng có nhiều thử thách gay go đặt ra cho các thành phần kinh tế. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở n ước ta nhằm giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho công bằng xã hội, dân chủ hóa nền kinh tế, t ăng sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc theo tinh thần của Hồ Chí Minh: "Công t ư đều lợi, chủ thợ đều lợi, lưu thông trong ngoài". Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội; kinh tế tăng trưởng khá nhanh, nền kinh tế thị tr ường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta còn những hạn chế đó là nước ta chưa ra khỏi tình
  15. trạng kém phát triển và vẫn tồn tại nguy c ơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình hình thành và phát triển c ơ cấu kinh tế nhiều thành phần cũng nảy sinh những hạn chế, mâu thuẫn cần được khắc phục như: Sự mâu thuẫn giữa việc phân định các thành phần kinh tế trên đường lối, chủ trương với sự hình thành và tồn tại của chúng trên thực tế; mâu thuẫn giữa vai trò chủ đạo được trao cho thành phần kinh tế nhà nước với hiệu quả hoạt động kém của nó; mâu thuẫn giữa yêu cầu bình đẳng trước pháp luật với chính sách ưu đãi riêng đối với từng thành phần kinh tế; mâu thuẫn giữa tư bản và lao động... Từ công cuộc đổi mới, Đảng ta có thể rút ra những bài học quý báu trong rất nhiều bài học mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta: Một là: Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, coi đó là nguyên tắc là "cái bất biến" trong sự nghiệp đổi mới, nhưng phải biết vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta mà Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về sự trung thành đổi mới và sáng tạo. Chính điều đó đã mang lại những thắng lợi vẻ vang cho cách mạng Việt Nam. Hai là: Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, mọi t ư tưởng và hoạt động luôn gắn với quy luật phát triển khách quan của lịch sử, phải đáp ứng yêu cầu do thực tiễn đặt ra như Hồ Chí Minh đã nói: "Lý luận cốt áp dụng vào công việc thực tế", "lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận" (16). Phần III. Kết luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần hiện nay vẫn có ý nghĩa thời sự và ý nghĩa phương pháp luận cần được quán triệt và vận dụng sáng tạo để định hướng cho sự nghiệp tiếp tục đổi mới nền kinh tế đất nước. Dự thảo văn kiện trình Đại hội X đã rút ra một trong những bài học lớn của quá trình 20 n ăm đổi mới là "Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời luôn nhạy bén với cái mới, với những phát triển mới của thực tiễn" (18). Về phát triển các thành phần
  16. kinh tế, dự thảo nêu rõ: "nước ta có ba chế độ sở hữu là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân; thể hiện dưới bốn hình thức cơ bản: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp" và "tương ứng với bốn hình thức sở hữu cơ bản trên, nền kinh tế nước ta có bốn thành phần kinh tế: kinh tế nhà n ước, kinh tế tập thể và kinh tế hỗn hợp. Kinh tế nhà n ước giữ vai trò chủ đạo' (18). Như vậy, phát triển kinh tế nhiều thành phần vẫn là 'vấn đề có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH". Một lần nữa, chúng ta lại thấy sáng ngời tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh và của Đảng ta trong tư tưởng về sự phát triển nền kinh tế - xã hội theo phép biện chứng khách quan của lịch sử trong những hoàn cảnh cụ thể nhất định. Với đường lối lãnh đạo của Đảng, dưới ánh sáng tư tưởng của Người, chúng ta có quyền hy vọng trong t ương lai không xa, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển lên một tầm cao mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  17. Chú thích (1) V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tập 36, tr.362 -363. (2) Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 7. (3) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 10, tr.13. (4), (5), (6), (7), Hồ Chí Minh, Sđd, tập 7, tr.203,221,222,248. (8), (10), (11), H ồ Chí Minh, Sđd, tập 9, tr.588, 589. (9) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 10, tr.15. (12) (16) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 8, tr.227, tr.497. (13) Hồ Chí Minh, Sđd, tập 7, tr.361. (11), (15), C.Mác - Ph.Ăngghen, tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, tập 1, trang 559, 455. (17), (18) Dự thảo các văn kiện trình Đại hội X của Đảng, tháng 6-2005. tài liệu tham khảo 1. V.I.Lênin, toàn tập, Nxb Tiến bộ, M, 1977, tập 36. 2. Hồ Chí Minh, toàn tập, 12 tập. 3. C.Mác - Ph.Ăngghen, tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980. 4. Các văn kiện Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, IV, V, VI, VII, VIII, IX. 5. Dự thảo các văn kiện trình Đại hội X của Đảng, tháng 6-2005. 6. Nguyễn Huy Oánh - Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh với xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. 7. Phạm Ngọc Anh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 3/1997. Mục lục Trang
  18. 1 Phần i: Mở đầu Phần II: Nội dung 1. Quan niệm của Lênin về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong 2 thời kỳ đầu của quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong 4 thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 3. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế nhiều thành 11 phần vào phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam Phần III: Kết luận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0