Đề tài: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất vacxin
lượt xem 25
download
Ngay từ khi xuất hiện sự sống, trong sự đấu tranh của các loài sinh vật thì bệnh tật đã xuất hiện. Đặc biệt là sự ký sinh của các loài vi sinh vật tới các động vật bậc cao đã gây ra những bệnh tật hiểm nghèo tạo ra những nạn dịch thảm khốc và cướp đi nhiều sinh mạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất vacxin
- I. Mở đầu Ngay từ khi xuất hiện sự sống, trong sự đấu tranh của các loài sinh vật thì bệnh tật đã xuất hiện. Đặc biệt là sự ký sinh của các loài vi sinh v ật t ới các động vật bậc cao đã gây ra những bệnh tật hiểm nghèo tạo ra nh ững nạn dịch thảm khốc và cướp đi nhiều sinh mạng. Để giành giật sự sống con người đã tìm mọi biện pháp nhằm hạn ch ế tác động có hại đó của các đối tượng gây bệnh. Vacxin được coi là một tiến bộ y học quan trọng nhất của thế kỷ XX Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của công ngh ệ sinh học con người đã tìm ra được vũ khí hữu hiệu để bảo vệ chính mình v ới s ố lượng nhiều, an toàn và nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng em tiến hành tìm hiểu đề tài: “Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất vacxin” II. Nội dung 1. Lịch sử vacxin Antoni van Leeuwenhock phát minh ra kính hiển vi và nhìn thấy vi khuẩn vào năm 1684. Hơn 100 năm sau Edward Jenner là người đầu tiên trở thành phương pháp chủng đậu để phòng ngừa bệnh đậu mùa. Trong giai đoạn từ 1857 đến 1885 Louis Pasteur trở thành “Ông tổ” của ngành Vi sinh vật và cũng là người đầu tiên chế tạo ra vacxin phòng bệnh than và bệnh dại. Hình: Edward Jenner Năm Mầm bệnh Người phát hiện
- 1863 Vi khuẩn than L.Pasteur 1873 Vi khuẩn hủi (phong) H.Hansen Vi khuẩn sốt hồi quy O.Obermeier 1878 Vi khuẩn tụ cầu L.Pasteur 1879 Vi khuẩn lậu A.Neisser 1880 Vi khuẩn thương hàn K.Eberth. G.Gaffky 1882 Vi khuẩn lao R.Koch 1883 Vi khuẩn tả R.Koch Vi khuẩn liên cầu T.Bilroth , L.Pasteur 1884 Vi khuẩn bạch hầu, uốn ván E.Klebs, F.Loffler,A.Nicolaev 1885 Vi khuẩn E.coli T.Escherichi 1886 Vi khuẩn Bruccela D.Bruce,B.Bang, G.Traum 1887 Vi khuẩn não mô cầu A.Weichselbaum 1891 Vi khuẩn lỵ K.Shiga 1894 Vi khuẩn dịch hạch A.Yersin 1896 Vi khuẩn gây ngộ độc thịt E.Van Ermengen 1901 Virut sốt vàng W.Reed 1905 Vi khuẩn giang mai E.Schaudina, E.Holiman 1906 Vi khuẩn ho gà Bordet-Gengou 1908 Virut gây ung thư Ellerman-Bang 1909 Virut bại liệt 1911 Virut Thủy đậu Aragao-E.Paschen 1933 Virut cúm U.Smith-H.ADNewes 1934 Virut quai bị và virut viêm C.Johnson-E.Goodpasture não Nhật Bản 1938 Virut sởi H.Plotz 1940 Virut sốt xuất huyết Dengue A.Smorodissev-A.Chumacov 1953
- 1964 Virut Adeno W.Row 1967 Virut viêm gan B Blumberg 1969 Marburg Fill 1970 Lazza 1973 Dengue 1976 Virut viêm gan A Frinston 1977 Virut Ebola 1983 Virut viêm gan D Ri 1989 Virut HIV 1990 Virut Viêm gan C zzetto 1884 Virut viêm gan E Montagnier Virut viêm gan G Choo Reyes Simon s
- 2. Khái niệm về vắc-xin 2.1. Định nghĩa vacxin: Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, nhằm tăng sức đ ề kháng của cơ thể đối với một (số) tác nhân gây bệnh cụ thể. Các nghiên cứu mới còn mở ra hướng dùng vắc-xin đ ể đi ều trị một số bệnh (vắc-xin liệu pháp, một hướng trong các miễn dịch li ệu pháp). Thuật ngữ vắc-xin xuất phát từ vaccinia, loại virus gây bệnh đậu bò nh ưng khi đem chủng cho người lại giúp ngừa được bệnh đậu mùa (ti ếng Latinh vacca nghĩa là "con bò cái"). Việc dùng vắc-xin để phòng bệnh gọi chung là chủng ngừa hay tiêm phòng hoặc tiêm chủng, mặc dù vắcxin không những được cấy (chủng), tiêm mà còn có thể được đưa vào cơ thể qua đường miệng. II.2. Sự phát triển của vacxin Vacxin học (Vacxinology) được mở đầu thành công vào cuối thế kỷ 18 bởi bác sĩ thú y E.Jenner (Anh) với vacxin làm từ chủng gây bệnh đậu bò, tiêm cho cậu bé 13 tuổi J.Philip. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tiêm vacxin là phương cách bảo vệ hiệu quả, giúp nhân loại tránh được các bệnh truyền nhiễm. Từ 1880, Louis Pasteur (Pháp) đã sáng chế thành công vacxin chống bệnh Than và nhiều loại vacxin khác trên ý tưởng của Jenner, tạo ra một trường phái riêng tồn tại cho đến ngày nay. Sang nửa thế kỷ 20, mặc dù công nghệ vacxin có những bước tiến vượt bậc và đạt nhiều thành tích đáng kể, nhưng cũng đã nảy sinh nhiều thách thức, nhiều bệnh dịch nguy hiểm tái phát và mới xuất hiện. Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng vacxin là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong vacxin. Tùy từng loại vacxin, hiệu lực bảo vệ có thể do miễn dịch
- dịch thể, miễn dịch qua trung gian tế bào hoặc phối hợp cả hai loại. Ngoài miễn dịch đặc hiệu, vacxin còn có khả năng tăng cường cả miễn dịch không đặc hiệu như làm tăng quá trình thực bào nhờ kháng thể đóng vai trò là yếu tố opsonin đặc hiệu và nhờ lymphokin hoạt hóa đại thực bào… 3. PHÂN LOẠI VACXIN 3.1. Vacxin giải độc tố Loại vacxin này được sản xuất từ ngoại độc tố của vi khuẩn đã được làm mất tính độc nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Vacxin giải độc tố kích thích cơ thể sản xuất ra kháng độc tố, là loại kháng thể có khả năng trung hòa ngoại độc tố. Vacxin này nhằm phòng chống các bệnh nhiễm trung do vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bằng ngoại độc tố. 3.2. Vacxin chết toàn thể hoặc kháng nguyên tinh chế Loại vacxin này sản xuất từ các vi sinh vật gây bệnh. Sau khi vi sinh vật đã bị giết chết có thể lấy toàn bộ huyền dịch làm vacxin (vacxin toàn thể), hoặc tinh chế lấy các thành phần kháng nguyên quan trọng, đó là các “kháng nguyên bảo vệ” (protective antigens). Các kháng nguyên này chủ yếu kích thích đáp ứng miễn dịch dịch thể. Các kháng thể được hình thành có thể trực tiếp giết chết vi sinh vật, ngăn cản sự bám dính của chúng vào tế bào cơ thể vật chủ, làm tăng khả năng thực bào…, hoặc phối hợp các cơ chế trên. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A 3.3. Vacxin sống giảm độc lực. Loại vacxin này sản xuất từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật giống vi sinh vật gây bệnh về cấu trúc kháng nguyên, đã được làm giảm độc lực không còn khả năng gây bệnh. Vacxin sống tạo ra trong cơ thể một quá trình nhiễm khuẩn tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch toàn thể và miễn dịch tại chỗ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ví dụ: Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị
- Tuy nhiên điều phải quan tâm đặc biệt là tính an toàn của vacxin sống, phải đảm bảo không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nh ẹ, và vi sinh vật phải có tính di truyền ổn định không trở lại độc lực ban đầu. 3.4 Vaccine dưới đơn vị hay vaccin thành phần Là loại vacxin không dùng toàn bộ tế bào vi khuẩn hay toàn b ộ virus mà chỉ dùng một thành phần có tính kháng nguyên của chúng. 3.5 Vaccine kháng kháng thể idityp Là kháng thể tạo ra từ cách dùng kháng thể kháng kháng nguyên làm kháng nguyên dể làm vắc xin cho tác nhân gây bệnh đó 4. CÔNG NGHÊ MỚI TRONG SẢN XUẤT VACXIN 4.1) Vacxin sống Một vài vacxin sống đã đáp ứng về cơ bản những tiêu chuẩn cho một vacxin lý tưởng. Đó là: Có khả năng tạo ra một sự bảo vệ suốt đời với một phản ứng tối thiểu ở gần như toàn thể những người đã nhận một hoặc hai liều vacxin. Những vacxin loại này chứa các vi sinh vật thường là các virut; chúng gây nhiễm các tế bào và nhân lên ở túc chủ, giống như sự nhân lên của vi sinh vật hoang dại gây ra nhiễm khuẩn tự nhiên. Như vậy, vi sinh vật có trong vacxin sẽ gây ra một đáp ứng miễn dịch của cơ thể giống như đáp ứng với vi sinh vật hoang dại. Vacxin sống đã được giảm độc lực, tức là khả năng gây bệnh của vi sinh vật hầu như đã được loại bỏ bằng các thủ thuật sinh học hay kỹ thuật. Các vacxin sống thường tạo ra cả hai loại miễn dịch, đó là miễn dịch dịch thể (kháng thể) và miễn dịch tế bào (tế bào Limpho T). Vacxin sống gồm có 2 loại sau: 4.1.1/ Vacxin cổ điển Thuật ngữ “cổ điển” đề cập tới những chiến lược vacxin không dùng tới công nghệ rADN. Chiến lược vacxin cổ điển đầu tiên
- làm giảm độc lực trong nuôi tế bào đã trở nên hiện thực trong các thập kỷ 40 và 50 với nuôi tế bào hiện đại invitro (trong phòng thí nghiệm) và khả năng nuôi virut trong các nuôi tế bào đó, tạo ra vacxin uống poliovirut, các vacxin tiêm như sởi, quai bị, thuỷ đậu, rubella. Một cách chế tạo vacxin cổ điển thứ hai là phân lập và nuôi virut động vật, gây ra một bệnh động vật tương tự như bệnh ở người. Virut động vật này tạo ra được miễn dịch ở người nhưng không gây bệnh cho người. Đó là trường hợp Jenner đã dùng virut Vacxina (đậu bò) để làm vacxin phòng bệnh đậu mùa ở người (Variola virut) 200 năm về trước. Chính vacxin này đã dẫn đến việc thanh toán bệnh đậu mùa trên phạm vi toàn thế giới vào giữa thập kỷ 70, đây cũng chính là căn bệnh đầu tiên được thanh toán bằng vacxin. 4.1.2/ Vacxin tái tổ hợp Có 2 hướng trong đó công nghệ rADN đã được ứng dụng để phát triển những vacxin virut sống mới: Ứng dụng thứ nhất là tạo ra những biến đổi đặc hiệu hoặc những xoá bỏ ở gen của virut, điều đó sẽ làm cho virut được giảm độc lực một cách vững bền. Như vậy, chúng sẽ không còn có khả năng quay trở lại độc lực. Đây là hướng đi tạo vacxin H5N1 của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ (Hà Nội). Ứng dụng thứ hai của công nghệ ADN cho việc phát triển
- những vacxin sống mới là làm cho những virut trở thành các vecto của những Polypeptit “ngoại lai” hay những Epitop peptit từ những tác nhân gây bệnh khác của người. Mục đích tạo ra những vecto như vậy là để giới thiệu Polypeptit hay peptit ngoại lai cho hệ thống miễn dịch, trong khuôn khổ của một virut sống, làm sao cho hệ thống miễn dịch đáp ứng với Polypeptit ngoại lai như một kháng nguyên miễn dịch “sống”. Như vậy sẽ phát triển được một miễn dịch rộng rãi hơn (dịch thể, tế bào hay cả hai). Là một phần của một virut sống, Polypeptit ngoại lai được biểu thị bên trong bào tương của tế bào bị nhiễm, được làm gẫy thành những đoạn peptit, rồi được chuyển vận tới bề mặt của tế bào. Từ đó, chúng sẽ kích thích sự đáp ứng của tế bào Limpho T độc với tế bào. Vector virut mẫu thường được dùng rộng rãi trong việc tạo ra vacxin sống mới là virut đậu mùa. Để làm cho virut này trở thành một vecto, phải tạo ra một plasmid có chứa gen cho polypeptit ngoại lai, với những trình tự nối tiếp hướng sự biểu thị của nó vào trong các tế bào, sự kết hợp đó được gọi là “một cát xét biểu thị”. Virut Vaccinia và cát xét biểu thị được đưa cùng vào nuôi tế bào, các tế bào có thể tiếp nhận cả hai cùng một lúc vào trong bào tương. Ở đó xảy ra quá trình tái tổ hợp, sản xuất ra một virut Vaccinia tái tổ hợp biểu thị ra Polypeptit ngoại lai. Hình : Sản xuất vacxin ADN 4.2 Vacxin bất hoạt So với vacxin sống thì các vacxin bất hoạt dễ sản xuất hơn. Theo định nghĩa, các vacxin bất hoạt không thể nhân lên hoặc lan tỏa
- để có thể gây ra bệnh. Nói chung, chúng được dung nạp tốt hơn, đặc biệt phần lớn các vacxin bất hoạt đã qua xử lý tinh khiết để loại bỏ các đại phân tử khác. Ngoài ra, do công nghệ phát triển hiện nay, có thể dễ thực hiện được việc sản xuất các vacxin bất hoạt. Khả năng tạo miễn dịch của một vacxin bất hoạt thường được nâng cao nhờ thêm tá dược. Tá dược duy nhất được cấp giấy phép dùng cho người là muối nhôm hydroxit hay photphat, đã được dùng tiêm cho hơn 1 tỷ người trên toàn cầu. Kháng nguyên của vacxin gắn một cách vững bền vào muối nhôm nhờ tác động tương hỗ iôn và làm thành một hỗn dịch. Các vacxin chết thường có chức năng kích thích các đáp ứng miễn dịch dịch thể, cũng như khởi động cho miễn dịch tế bào. 4.2.1. Vacxin bất hoạt nguyên tế bào Sản xuất vacxin bất hoạt nguyên tế bào vi khuẩn hay toàn hạt nhỏ virut, với mục đích kích thích việc hình thành các kháng thể đối với nhiều kháng nguyên; một vài vacxin còn có tác dụng trung hoà tác nhân gây bệnh.Trong trường hợp vacxin viêm gan A chẳng hạn, các tế bào bị nhiễm virut viêm gan A được làm dung giải bởi các hạt virut đã tinh khiết bằng phương pháp sinh hoá học, bất hoạt bằng Formalin, rồi sau đó hấp phụ vào một muối nhôm.Chiến lược cổ điển này dẫn đến việc sản xuất ra những vacxin có hiệu lực, đến nay vẫn còn là một công nghệ lựa chọn cho nhiều vacxin virut.
- 4.2.2 Vacxin bất hoạt protein Đối với nhiều tác nhân gây bệnh thì việc phát triển một vacxin dựa trên Protein là chiến lược được lựa chọn. Phương pháp chế tạo ra một vacxin dựa trên Protein bằng các kỹ thuật miễn dịch, di truyền và sinh hoá học xác định tính đặc hiệu kháng nguyên. Kỹ thuật nói trên cho phép các biểu vị bảo vệ và những Polypeptit được xác định rất đặc hiệu. Vacxin viêm gan B làm từ nguồn huyết tương người là vacxin đầu tiên trong thể loại này. Protein bề mặt của virut viêm gan B (HBsAg), được xác định là một Lipoprotein, một kháng nguyên có những biểu vị bảo vệ trên bề mặt. HBsAg lấy từ huyết tương của những người mang virut viêm gan B mãn được tinh khiết rồi bất hoạt để làm vacxin. Vacxin viêm gan B tái tổ hợp là ứng dụng đầu tiên của công nghệ rADN cho việc sản xuất vacxin dùng cho người. 5. PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VẮC-XIN: 5.1. Sản xuất vắc-xin theo phương pháp truy ền thống (vắc-xin thế hệ thứ nhất): 5.1.1. Nguyên tắc chung: - Tạo sinh khối: Đây là giai đoạn đầu tiên để sản xuất vắc-xin. Vi sing vật được nuôi cấy trong môi trường thích hợp để đạt được một số lượng lớn sinh khối hoặc sản phẩm của chúng (toxoid, antigen). Các chủng vi sinh vật trước khi nuôi cấy cần phải được kiểm tra v ề độ tinh khiết, không được lẫn vi sinh vật lạ. Quá trình nuôi cấy được thực hiện trong các nồi nuôi c ấy đ ặc bi ệt, có các thi ết bị kiẻm soát đến quá trình tăng trưởng của vi sinh vật. - Làm bất hoạt: Yêu cầu khi sản xuất văc-xin là phải an toàn cho người sử dụng. Do đó các vi khuẩn sử dụng để ch ế tạo văc-xin phải không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên, nghĩa là có kh ả năng kích thích h ệ thống miễn dịch của cơ thể. Đối với văc-xin vi khuẩn chết: có thể dùng các tác nhân diệt khuẩn như các hóa chất (formalin, alcool, aceton), tia cực tím, siêu âm… Đối với vacxin từ vi khuẩn sống giảm độc: có thể dùng phương pháp cấy chuyền vi khuẩn nhiều lần trong môi trường nuôi cấy. Ví dụ vacxin BCG (Bacille Calmette Guerin) là vacxin được chế tạo từ vi khuẩn lao bò được cấy chuyền trong thời gian dài trên môi trường nuôi cấy. - Sản xuất ra chế phẩm:
- Sau khi làm bất hoạt, tiếp tục tinh khết hóa và đông khô để tạo sản phẩm, cuối cùng đóng gói. Tuỳ theo từng loại chế phẩm có thể đóng gói dưới dạng thuốc lỏng để uống, dạng thuốc viên, dạng thuốc tiêm. - Kiểm tra sản phẩm Cần phải kiểm tra: . Độ vô trùng: chế phẩm vacxin không được lẫn các vi sinh vật lạ . Đảm bảo đủ nồng độ. . Kiểm tra khả năng gây miễn dịch 5.2 Qui trình sản xuất vacxin tái tổ hợp Quy trình tiến hành tái tổ hợp như sau: Bước 1: Tiến hành xen đoạn thứ cấp của bộ gen virus vào một plasmid vi khuẩn có mang gen kháng lại kháng sinh Bước 2: Tạo tổ hợp gồm ADN khảm có chứa đoạn khởi động (promoter) mạnh gắn với gen kháng nguyên và đuôi poliA. Sau đó xen vào vùng cắt h ạn chế của virus. Bước 3: là đưa (biến nạp) đồng thời cả plasmide và virus vào t ế bào ch ủ nhân chuẩn. Tại đây virus ADN và plasmide hợp nhất và tạo ra virus tái tổ hợp Bằng phương pháp tạo vacxin tái tổ hợp virus sống, người ta đã t ạo ra vacxin đậu mùa tái tổ hợp cho người và vật nuôi, tạo vacxin adenovirus tái tổ hợp chống một số bệnh hô hấp ở dạng viên nhộng để uống 5.1.2. Các vacxin cổ điển đã được sản xuất: 5.1.2.1. Vacxin vi khuẩn thương hàn: Nhân giống: Nuôi vi khuẩn thương hàn trên môi trường thạch trong 18 h sau đó dùng NaCl đẳng trương để lấy vi khuẩn và đi ều chỉnh để đạt độ đậm đặc 5.108 vi khuẩn/1ml. Cấy vi khuẩn này vào môi trường mới sao cho th ể tích ban đầu vi khuẩn chiếm 5% thể tích môi trường Nuôi cấy: Môi trường lỏng casein chưa 300-400 mg N toàn phần, 200- 250mg% N amin, 0,1-0,6% pepton. Cấy chìm trong môi trường nuôi c ấy liên t ục có hệ thống khuấy vân tốc 180-300v/ phút để tăng oxy cho h ề thống, hệ thống lọc khí vô trùng với lưu lượng 1lit/1phút. Nuôi trong 10-12 giờ để đạt được nồng độ khoảng 6.1010 vi khuẩn . Để tăng khả năng sinh sản của vi khuẩn thêm dung dịch glucoza 40%, giữ pH= 7,6-7,8 trong suốt thời gian nuôi cấy . Làm bất hoạt : Vacxin được làm bất hoạt bằng cồn: Lấy sinh khối trộn thận trọng trong bình đặc biệt với cồn ethyl theo tỉ lệ lân1:1:4, lần 2 1:10 Kiểm tra độ tinh khiết và đáp ứng miễn dịch rồi đưa dung dịch về điểm đẳng điện bằng NaCl có chứa 0,25% phenol sẽ tạo tủa. 1ml vacxin cồn ch ưa 5.109 vi khuẩn. Đổ vacxin vào ống và đông khô 400C- 500C rồi đông gói thành phẩm.
- 6. Kết luận và đề nghị Sự ra đời của vacxin có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nhân lo ại. Nó đã giúp cho loài người thoát khỏi nhiều đại dịch hiểm nghèo (đậu mùa, bại liệt; sởi, uốn ván v.v. Tuy nhiên, nhiều bệnh vẫn còn đang thách thức con người, chưa có vắc- xin nào đủ hiệu quả để ngăn ngừa. Trong đó phải kể nhiều bệnh do ký sinh trùng (thí dụ sốt rét, giun, sán), vi khuẩn (lao), virus (cúm, sốt xuất huyết, AIDS v.v.). Một số lý do có thể là các tác nhân gây bệnh biến đổi thường xuyên khiến cho miễn dịch không còn hữu hiệu hoặc thậm chí tấn công ngay vào hệ miễn dịch như trường hợp của HIV v.v Các loại vắc-xin truyền thống đang dần mất đi tính năng phòng b ệnh, đặc biệt còn gây ra những phản ứng phụ chết người trong thời gian gần đây . Tính ưu việt của các loại vacxin ngày càng được khẳng định: rất tinh khiết, ít phản ứng phụ, hiệu lực tạo miễn dịch cao, s ản xu ất nhanh và giá thành thấp Có thể nói, những thành tựu từ khoa học kỹ thu ật cũng như ứng dụng công nghệ sinh học trong y học , đặc biệt là ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất vacxin sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới và hiệu quả trong công tác điều trị bệnh . TÀI LIỆU THAM KHẢO • Phạm Văn Ty.Vũ Nguyên Thành ,công nghệ sinh học_công nghệ vi sinh và môi trường (tập 5) Nhà xuất bản giáo dục, 1997. • Lương Đức Phẩm, Hồ xưởng vi sinh vật tổng hợp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1978. • Nguyễn Đức Lượng, Công nghệ sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Tp.HCM, 2000. • Rene. Scriban, Biotechnologie, Tocdoc. Paris, 1993. • Monique L. G, Biotechnologie, Principles et methods, Doin editeurs, Paris, 1992.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học
22 p | 1124 | 114
-
Báo cáo: Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm vi sinh và phân hữu cơ vi sinh
29 p | 410 | 112
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Ứng dụng công nghệ ảo hóa trong hệ thống công nghệ thông tin
25 p | 253 | 60
-
BÁO CÁO ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI ĐỐI VỚI CHẤT THẢI CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT MÌ
16 p | 233 | 55
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các trường phổ thông Việt Nam
109 p | 215 | 52
-
ĐỀ TÀI: Ứng dụng công nghệ sinh học trong xét nghiệm ADN huyết thống
16 p | 233 | 45
-
Bài tập Ứng dụng công nghệ đùn lắng đọng trên vật vật liệu Polymer-ceramic composite
8 p | 146 | 24
-
Bài tiểu luận: Ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp
30 p | 222 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn thư tại Văn phòng Bộ Khoa học và công nghệ
88 p | 112 | 19
-
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ kiềm co trong điều kiện tận dụng các thiết bị hiện có của công ty để nâng cao chất lượng khăn bông - KS. Trần Thị Ái Thi
109 p | 134 | 9
-
Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Ứng dụng công nghệ kiềm co trong điều kiện tận dụng các thiết bị hiện có của công ty để nâng cao chất lượng khăn bông - Trần Thị Aí Thi
109 p | 119 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
144 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Thư viện - Viện Kinh tế Việt Nam
105 p | 18 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất
150 p | 14 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ mã vạch trong hoạt động thông tin - Thư viện tại Thư viện trường Đại học Hà Nội
103 p | 23 | 5
-
Khoá luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn phòng tại Văn phòng Công ty TNHH In Điện tử Minh Đức
110 p | 16 | 5
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức sự kiện thành phố Hà Nội
28 p | 14 | 4
-
Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính tờ số 10 tỷ lệ 1:1000 xã Bá Xuyên, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
76 p | 21 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn