Đề tài: Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2015 và dự đoán cho năm 2016
lượt xem 16
download
Đề tài: Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2015 và dự đoán cho năm 2016 được nghiên cứu nhằm có cái nhìn rõ hơn về năng lực khai thác thủy sản ở nước ta trong thời gian qua, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình khai thác. Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn năm 2006-2015 và dự đoán cho năm 2016
- LỜI MỞ ĐẦU Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại. Không những thế đây còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội việc làm cho nhiều người lao động đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu cũng phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là hàng hoá thuỷ sản tươi sống. Đó là tiền đề quan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong những xuất phát điểm quan trọng cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta . Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, với trên 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta khá phong phú và đa dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2 triệu tấn. Các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá, ao hồ rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nên những thế mạnh, tiềm năng trong phát triển kinh tế biển của đất nước. Từ thực tế ấy em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian nghiên cứu biến động sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam giai đoạn năm 2006 – 2015 và dự đoán cho năm 2016” để qua đó có cái nhìn rõ hơn về năng lực khai thác thủy sản ở nước ta trong thời gian qua, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế, khó khăn trong quá trình khai thác. 1
- Mục Lục 2
- CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG PHÂN TÍCH 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Việt Nam trong việc khai thác thủy sản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Thuận lợi Việt Nam là đất nước thuộc bán đảo Trung Ấn, được thiên nhiên ban phú cho nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thủy sản. Với đường bờ biển dài 3200 km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về các vùng khí hậu, thời tiết, chế độ thuỷ học. Ven bờ có nhiều đảo, vùng vịnh và hàng vạn hécta đầm phá, ao hồ sông ngòi nội địa, thêm vào đó lại có ưu thế về vị trí nằm ở nơi giao lưu của các ngư trường chính, đây là khu vực được đánh giá là có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại và nhiều đặc sản quí. Việt Nam có thế mạnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản trên cả 3 vùng nước mặn, ngọt, lợ. Khu vực đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2 thuộc 4 khu vực được phân chia rõ ràng về mặt thuỷ văn đó là: Vịnh Bắc Bộ ở phía Bắc, khu vực biển miền Trung, khu vực biển Đông Nam và vùng Vịnh Tây Nam, hàng năm có thể khai thác 1,2 – 1,4 triệu tấn hải sản, có độ sâu cho phép khai thác ở nhiều tầng nước khác nhau. Ở vùng Vịnh Bắc bộ và Tây Nam Bộ có độ sâu phân bố giống nhau với 50% diện tích sâu dưới 50m nước và độ sâu lớn nhất không quá 100m. Biển Đông Nam Bộ, độ sâu từ 30 – 60m chiếm tới ¾ diện tích, độ sâu tối đa ở khu vực này là 300m. Biển miền Trung có độ sâu lớn nhất, mực nuớc 30 – 50m, 100m chỉ cách bờ biển có 3 – 10 hải lý, độ sâu từ 200 – 500 m chỉ cách bờ 20 – 40 hải lý, vùng sâu nhất đạt tới 4000 – 5000m. Ngoài ra, Việt Nam cũng là nước có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố khắp cả nước cũng là nguồn cung cấp thủy sản lớn cho hoạt động khai thác. Biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá, trong đó khoảng 130 loài cá có giá trị kinh tế. Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển là 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm 850 3
- nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương.Bên cạnh cá biển còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600 loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm, trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm); hằng năm có thể khai thác từ 45 – 50 nghìn tấn rong biển có giá trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Bên cạnh đó, còn rất nhiều loài đặc sản quí như bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cá, ngọc trai, v.v... 1.1.1.2. Khó khăn Việt Nam là đất nước biển đảo, nên ngoài những thuận lợi có được nước ta cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi các thiên tai. Hàng năm có 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 5 – 6 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta. Ngoài ra còn có sóng lừng, lũ lụt gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển. Với ảnh hưởng của những hiện tượng cực đoan trên, ngư dân không thể ra khơi khai thác thủy sản liên tục làm giảm sản lượng khai thác, các phương tiện đánh bắt như tàu, thuyền cũng bị phá hủy với số lượng lớn. Bên cạnh đó, còn có hiện tượng gió mùa Đông Bắc trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc đánh bắt khai thác thủy sản trên biển Đông. 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. 1.1.2.1. Thuận lợi. Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, ngành thuỷ sản Việt nam còn có lợi thế về tiềm năng lao động và giá cả sức lao động. Lao động nghề cá Việt nam có số lượng dồi dào, thông minh, khéo tay, chăm chỉ, có thể tiếp thu nhanh chóng và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến. Ngoài ra nước ta còn có lợi thế của người đi sau: suất đầu tư và mức độ lệ thuộc vào công nghệ chưa cao nên có khả năng đầu tư những công nghệ hiện đại tiên tiến nhờ các tiến bộ nhanh chóng của cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt trong công nghệ khai thác biển xa… Bên cạnh đó, do nhận thức được vai trò của ngành thuỷ sản trong phát triển kinh tế chung của đất nước, đặc biệt là xuất khẩu thuỷ sản. Nhà nước ta đã và 4
- đang có những chính sách hỗ trợ cho ngành. Với các gói hỗ trợ như giúp ngư dân vay vốn đóng các tàu sắt công suất lớn hơn nhằm đánh bắt cá xa hơn, lâu ngày hơn; đào tạo cho ngư dân các kĩ thuật đánh bắt cá làm tăng sản lượng và chất lượng đánh bắt cá… từ đó từng bước đưa ngành khai thác thủy sản ngày một hiện đại hơn, bắt kịp xu thế thế giới. 1.1.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, khai thác thủy sản nước ta cũng gặp không ít khó khăn. Đó là việc quá dư thừa lao động ở các vùng ven biển, nhưng kèm theo đó là chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, ít được đào tạo. Cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép lớn cả về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái đối với nghề cá. Cùng với đó là cơ sở hạ tầng còn yếu chưa đồng bộ cùng với trình độ công nghệ lạc hậu trong khai thác chế biến dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra năng lực quản lý của doanh nghiệp và của nhà nước còn yếu kém, không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của nền sản xuất trong giai đoạn chuyển từ kinh tế thương mại đơn thuần sang kinh tế công nghiệp. Đội ngũ quản lý chậm được đổi mới và đào tạo lại nên không theo kịp được với yêu cầu mới của thời kì hội nhập và cạnh tranh. Và trong những năm gần đây, tình hình tranh chấp trên biển đông ngày càng diễn biến phức tạp. Đặc biệt phải kể đến những hành động gây hấn từ phía Trung Quốc như cấm ngư dân nước ta đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, bắt bớ đánh đập ngư dân, phá hoại tàu thuyền… từ đó gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân mỗi khi ra biển khai thác thủy sản. 1.2. Tình hình khai thác thủy sản trong những năm gần đây ở nước ta 1.2.1. Vai trò của khai thác thủy sản ở Việt Nam Là một nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, từ lâu khai thác thủy sản có vai trò quan trọng đối với ngành thủy sản nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Sự phát triển nhanh, bền vững của kinh tế thủy sản, đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất, khai thác thủy sản và các cơ sở hạ tầng nghề cá đã giúp 5
- cho đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt; đồng thời, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) và thế trận an ninh nhân dân (ANND) trên biển và các địa bàn ven biển, hải đảo ngày càng vững chắc. Hiện nay, khai thác thủy sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng thủy sản ở nước ta, từ đó góp phần đưa ngành Thủy sản từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, bền bỉ phấn đấu, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Nghề cá Việt Nam đã đạt được vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản. Phát triển kinh tế biển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế trên vùng biển và hải đảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để vừa khai thác nguồn lợi biển vừa khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải. 1.2.2. Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2015. Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, với sự đầu tư ngày càng lớn, sản lượng thủy sản khai thác 10 năm trở lại đây ngày càng tăng về mặt chất lượng lẫn số lượng. Đầu tiên phải nói đến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng các tàu đánh bắt hải sản xa bờ với công suất ngày càng lớn giúp ngư dân bám biển dài ngày hơn, có thể ra khơi trong những điều kiện thời tiết bất lợi mà trước kia không thể ra khơi được. Dưới đây là thống kê số lượng tàu và công suất từ năm 2006 – 2014 Bảng 1.1: Số lượng và công suất các tàu đánh bắt hải sản xa bờ Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số tàu 21232 21552 22729 24990 26446 27224 27988 30132 31235 (chiếc) Công suất 3046,9 3051,7 3342,1 3721,7 4498,7 5264,3 5996,3 7060,4 7989,7 (nghìn CV) Nguồn: Tổng cục Thống Kê 6
- Với sự gia tăng số lượng tàu và công suất, cùng với sự phát triển về trình độ khai thác thủy sản của ngư dân, sản lượng khai thác thủy sản nói chung và khai thác biển nói riêng ngày một lớn đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dưới đây là sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2006 – 2015. Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản theo các quý từ năm 2006 – 2015 Đơn vị: nghìn tấn Sản lượng Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm 2006 543,5 505,9 360,1 617,1 2026,6 2007 556,2 520,7 496,1 501,5 2074,5 2008 561,7 517,2 501,1 556,4 2136,4 2009 613,1 549 515,6 602,8 2280,5 2010 604,7 618,4 557,9 633,4 2414,4 2011 614,8 636,5 526,4 736,6 2514,3 2012 626,6 635,8 746,6 696,4 2705,4 2013 651,0 661,0 831,0 660,8 2803,8 2014 687,3 726,2 830,1 675,6 2919,2 2015 711,5 785,2 765,7 800,9 3063,3 Nguồn: Tổng cục Thống Kê 1.2.3. Những khó khăn thách thức với khai thác thủy sản hiện nay Dù đã có những tiến bộ vượt bậc về sản lượng thủy sản khai thác, tuy nhiên khai thác thủy sản ở nước ta trong giai đoạn hiện nay gặp không ít khó khăn thách thức. Một là sự mất cân đối giữa năng lực khai thác và trữ lượng nguồn lợi thủy, hải sản, bảo vệ môi trường biển, đảo. Trữ lượng hai san trong long biên n ̉ ̉ ̀ ̉ ươc ta ́ ̉ ̣ ́ ̉ ̣ đang suy giam nghiêm trong.Theo công bô cua Viên Nghiên c ưu Hai san – B ́ ̉ ̉ ộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tông tr ̉ ữ lượng hai san ca n ̉ ̉ ̉ ươc t ́ ư năm 2011 đên hêt ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̉ ̣ năm 2013 chi con 4,25 triêu tân, giam gân 1 triêu tân so v ́ ̀ ́ ơi cach đây 10 năm. V ́ ́ ới trư ̃ lượng hiên co, trên c ̣ ́ ơ sở tinh toan kha năng sinh san va sinh tr ́ ́ ̉ ̉ ̀ ưởng cua hai san, cac ̉ ̉ ̉ ́ ̀ ̃ ̉ ươc chi nên khai thac 1,7 – 1,9 triêu tân la phu h chuyên gia cho răng, môi năm ca n ́ ̉ ́ ̣ ́ ̀ ̀ ợp, 7
- ̉ ̉ ̀ ợi được tai tao. Thê nh đam bao cho nguôn l ́ ̣ ́ ưng trên thực tê, san l ́ ̉ ượng đanh băt hang ́ ́ ̀ ̣ ́ năm đã trên 2,5 triêu tân, đã vượt rất nhiều so với sản lượng cho phép. Nguồn lợi thủy, hải sản ven bờ còn bị khai thác vượt quá giới hạn, bởi mật độ tàu thuyền tập trung quá dày đặc. Ngư trường khai thác giữa các nhóm nghề và tàu thuyền của các địa phương luôn xảy ra tranh chấp. Những năm gần đây, số tàu thuyền đã tăng lên khá nhanh, tạo nên áp lực khai thác quá mức đối với nguồn lợi ven bờ. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm ngư của nước ta vẫn còn mỏng, công cụ và phương tiện kiểm ngư hạn chế, nên việc kiểm soát các khu vực cấm khai thác hay các nghề khai thác bất hợp pháp chưa đáp ứng được yêu cầu. Đang bao đông la, nhiêu ng ́ ́ ̣ ̀ ̀ ư dân sử dụng những hình thức khai thác huỷ diệt, như: chất nổ, chất độc, xung điện, lưới mắt nhỏ; hoặc các nghề có hại như: te đẩy, lưới đăng, đáy, gia cao điên khiên ̃ ̀ ̣ ́ ́ ơn, ca be va nhi ca l ́ ́ ́ ̀ ều loai thuy sinh đêu có th ̀ ̉ ̀ ể bi tân diêt. Đây cũng là m ̣ ̣ ̣ ột trong những nguyên nhân gây ô nhiễm trầm trọng môi trường biển, đe dọa lâu dài đến khả năng phục hồi các loài thủy, hải sản. Không những vậy, nhiều vùng trong cả nước (nhất là khu vực miền Trung) nhân dân còn tự do khai thác san hô với quy mô lớn để bán, thậm chí nung vôi, phá hủy nơi sinh cư của nhiều loài thủy, hải sản. Hai là sự thiếu đồng bộ giữa hệ thống đánh bắt, khai thác hải sản biển với công tác hậu cần nghề biển. Thực tế ở nước ta đang tồn tại một hạn chế lớn là kỹ thuật khai thác, vận chuyển, chế biến còn yếu kém và chưa đồng bộ. Việc bảo quản sau thu hoạch còn nhiều bất cập, các khoang, thùng chứa nguyên liệu thường có kết cấu không hợp lý, cách nhiệt kém; công tác vệ sinh, khử trùng các khoang chứa nguyên liệu này chưa được quan tâm đúng mức; đá dùng cho bảo quản còn chưa đảm bảo chất lượng. Những điều này dẫn đến hạn chế về chất lượng sản phẩm lên bến và doanh thu của người đi khai thác. Theo số liệu từ Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản hiện nay tổn thất sau thu hoạch trong khai thác hải sản là rất cao, ở mức trên 20%, mà nguyên nhân quan trọng là khả năng giữ nhiệt của tàu khai thác, tàu dịch vụ hải sản kém. Theo tính toán của Cục này, nếu giảm được 8
- tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 10%, thì chưa cần tăng sản lượng, hiệu quả từ khai thác hải sản cũng tăng lên rất nhiều, chưa nói tới tác dụng bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản cho phát triển bền vững. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng phục vụ nghề cá còn nhiều yếu kém, nên các dịch vụ nghề cá cũng còn hạn chế. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện cả nước chỉ mới có 10/60 bến cá (là nơi neo đậu của tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ) đã được đầu tư xây dựng cầu cảng và kè bờ với tổng chiều dài gần 12.000 m... Hầu hết các cảng cá không có dịch vụ bốc dỡ sản phẩm, chủ yếu bốc dỡ thủ công, nên chất lượng sản phẩm bị giảm sút. Cả nước chỉ có khoảng 700 kho lạnh sản phẩm thủy, hải sản, tổng cộng sức chứa trên 8.000 tấn và 14 kho thuê với sức chứa 46.000 tấn, chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ so với nhu cầu Ba là sản lượng khai thác lớn, nhưng chưa có mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ hiệu quả cao. Mặc dù với sản lượng khai thác lớn, nhưng đến nay nước ta vẫn chưa có các mô hình sản xuất thủy, hải sản đạt hiệu quả cao, nhất là các loại hải sản, như: cá ngừ, các loại giáp sát, nhiễm thể... Việc tổ chức thu mua nguyên liệu chủ yếu vẫn tự phát, chưa có cơ quan, tổ chức nào điều hành, quản lý. Tình trạng thu mua xô, ép giá gây bất lợi lớn cho ngư dân vẫn diễn ra khá phổ biến, do thương lái, doanh nghiệp chỉ tập trung vào lợi nhuận, chưa chú ý đến nhu cầu của thị trường đối với chất lượng sản phẩm. Hiện cả nước có 81 chợ cá được xây dựng ngay tại các cảng cá, bến cá là nơi mua bán sản phẩm đánh bắt chủ yếu, song cũng chưa được đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bốn là sự bất ổn trên biển Đông hiện nay, các hành động hung hăng ngang ngược của Trung Quốc ngày gia tăng. Các vụ cướp bọc, đâm thuyền của tàu thuyền Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam không những phá hoại tài sản đánh bắt của ngư dân mà còn gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho ngư dân lúc ra biển hoặc không dám tổ chức đánh bắt xa bờ nơi mà sản lượng thủy sản rất lớn. Ngoài ra, nước ta là một trong 5 nước chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu và dâng cao mực nước biển, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Các hệ sinh thái ven biển, các giá trị dịch vụ của chúng, người dân ven biển và trên 9
- các đảo là những đối tượng dễ bị tổn thương và bị tác động mạnh mẽ nhất. Cùng với đó thời tiết ngày càng xảy ra nhiều hiện tượng cực đoan và khó dự báo trước gây ảnh hưởng cho việc khai thác thủy sản trên biển. 1.3. Khái quát hướng phân tích biến động sản lượng khai thác thủy sản theo thời gian Từ những số liệu trên, nhận thấy sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta có biến động theo thời gian rất rõ. Sản lượng khai thác có xu hướng tăng lên qua các năm, trong một năm cũng có sự khác nhau về sản lượng của các quý do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn sự biến động cũng như quy luật của việc khai thác thác thủy sản qua các năm cần một phương pháp phân tích thích hợp. Việc sử dụng phương pháp dãy số thời gian, với những chỉ tiêu phân tích cơ bản như lượng tăng giảm tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm)… cho phép nhận thức rõ hơn biến động của sản lượng khai thác thủy sản qua các năm, giúp ta liên hệ với thực tế để tìm ra nguyên nhân của những biến động từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng xấu. Vận dụng những mô hình hồi quy trong dãy số thời gian, ta tìm ra được quy luật biến động của sản lượng thủy sản khai thác. Việc hiểu được quy luật biến động đó ta có thể dự đoán được sản lượng khai thác trong tương lai, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các biện pháp phù hợp. 10
- CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÃY SỐ THỜI GIAN ĐỂ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2015 VÀ DỰ ĐOÁN NĂM 2016 2.1. Phân tích biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 2.1.1. Phân tích đặc điểm biến động sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 Để có cái nhìn tổng quát về những đặc điểm biến động của sản lượng khai thác theo thời gian, ta sử dụng các chỉ tiêu đơn giản của dãy số thời gian như lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng… Dưới đây là bảng tính toán các chỉ tiêu phân tích biến động sản lượng khai thác thủy sản trong giai đoạn từ năm 2006 – 2015. Bảng 2.1: Phân tích tình hình biến động sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2006 – 2015 Lượng tăng Tốc độ (giảm) phát triển Tốc độ tăng (%) Năm Sản tuyệt đối (%) lượng (nghìn (nghìn tấn) tấn) i ∆i ti Ti ai Ai 2006 2026,6 2007 2074,5 47,9 47,9 102,4 102,4 2,4 2,4 2008 2136,4 61,9 109,8 103,0 105,4 3,0 5,4 2009 2280,5 144,1 253,9 106,7 112,5 6,7 12,5 2010 2414,4 133,9 387,8 105,9 119,1 5,9 19,1 2011 2514,3 99,9 487,7 104,1 124,1 4,1 24,1 2012 2705,4 191,1 678,8 107,6 133,5 7,6 33,5 2013 2803,8 98,4 777,2 103,6 138,3 3,6 38,3 2014 2919,2 115,4 892,6 104,1 144,0 4,1 44,0 2015 3063,3 144,1 1036,7 104,9 151,2 4,9 51,2 Bình quân 2493,8 115,2 104,7 4,7 11
- Nhận xét: Trong giai đoạn 2006 – 2015, sản lượng thủy sản khai có xu hướng tăng nhưng không đều: Trong cả giai đoạn sản lượng khai thác thủy sản bình quân là 2493,8 nghìn tấn với tốc độ tăng bình quân là 4,7% tương ứng trung bình mỗi năm tăng lên 115,2 nghìn tấn, mức tăng tương đối ấn tượng. Cùng với đó, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 104,7% Sản lượng tăng mạnh nhất là năm 2012 tăng 7,1% so với năm 2011 tương ứng tăng 191,1 nghìn tấn. Mức tăng thấp nhất là năm 2007 tăng 2,4% so với năm 2006 tương ứng tăng 47,1 nghìn tấn, tuy nhiên đó vẫn là một mức tăng khá lớn. Có được kết quả như vậy là do đầu tư mạnh mẽ của ngư dân trong việc đầu tư trang thiết bị hiện đại như: các tàu thuyền có công suất lớn hơn, ra khơi được lâu ngày hơn cùng; những thiết bị dò tìm ngư trường hiện đại cộng với việc dự báo thời tiết ngày càng chính xác. Cùng với đó là sự quan tâm của các cấp ngành khi xảy ra các sự cố trên biển giúp ngư dân yên tâm ra khơi khai thác nguồn lợi thủy sản. Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển và tốc độ tăng sản lượng thủy sản khai thác chưa phải là quá nhanh, nhưng giá trị 1% tăng lên năm sau cao hơn năm trước. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2: Giá trị tuyệt đối của 1% tăng của sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam Năm Sản lượng Giá trị tuyệt đối của 1% tăng liên hoàn 2006 2026,6 2007 2074,5 20,26 2008 2136,4 20,75 2009 2280,5 21,36 2010 2414,4 22,80 2011 2514,3 24,14 2012 2705,4 25,14 12
- 2013 2803,8 27,05 2014 2919,2 28,04 2015 3063,3 29,19 Đơn vị tính: Nghìn tấn 2.1.2. Phân tích xu thế biến động của sản lượng khai thác thủy sản giai đoạn 2006 – 2015 Dựa vào số liệu sản lượng khai thác ở trên, ta có xây dựng được biểu đồ sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 – 2015 như sau: Nguồn: Tổng cục Thống Kê Biểu đồ 2.1: Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2006 2015 Nhìn vào biểu đồ có thể nhận định được sản lượng khai thác có xu thế tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, để chắc chắn, ta sẽ xây dựng hàm xu thế biểu hiện sản lượng thủy sản khai thác theo quý để có thể thấy rõ hơn quy luật biến động của nó Dựa vào phần mềm thống kê SPSS ta chạy được các kết quả như sau: Bảng 2.3: Cách dạng hàm xu thế cơ bản của sản lượng thủy sản khai thác Dạng hàm xu thế cơ Mô hình R2 SE sig sig1 sig2 sig3 bản Hàm xu thế 0,00 = 468,215 + 7,573t 0,714 56,802 0,000 0,000 0,000 tuyến tính 0 = 489,181 + 4,578t + 0,00 Hàm Parabol 0,721 56,850 0,000 0,160 0,339 0,073t2 0 Hàm xu thế 0,00 = 651,037 257,819t 0,180 96,108 0,006 0,006 Hyperbol 0 Hàm xu thế 0,00 = 477,515 * 1,012t 0,694 56,280* 0,000 0,00 mũ 0 (*: SE hàm xu thế mũ đã được tính lại, cách tính được trình bày phụ lục) Trong đó: sig, sig1, sig2, sig3 lần lượt dùng để kiểm định R2, 1, 2, 3 trong các mô hình hồi quy 13
- Dựa vào các kết quả trên, ta thấy các hàm xu thế đều có sig mô hình hàm xu thế mũ giải thích được 69,4% sự thay đổi của sản lượng khai thác theo thời gian 2.1.3. Phân tích biến động thời vụ của sản lượng thủy sản khai thác Ở trên ta đã tìm được xu thế của sản lượng khai thác thủy sản qua thời gian. Tuy nhiên, số liệu ở đây là số liệu thu thập theo quý, khai thác thủy sản cũng chịu sự phụ thuộc vào thời tiết vì vậy ngoài xu thế ra sản lượng khai thác còn có tính thời vụ ở các quý trong năm. Ta thực hiện tính chỉ số thời vụ theo các bước sau: 1. Tính xu hướng biến động cơ bản của hiện tượng bằng phương pháp hàm xu thế hoặc phương pháp dãy số bình quân trượt. Ở trên ta đã thực hiện bằng phương pháp hàm xu thế 2. Loại bỏ xu thế ra khỏi bằng cách sử dụng mô hình cộng hoặc mô hình nhân Đối với mô hình cộng: Y – T = S + I Đối với mô hình nhân: Y / T = S * I 3. Tính giá trị bình quân cho mỗi mùa vụ Đối với mô hình cộng: tính trung bình cộng giản đơn 14
- Đối với mô hình nhân: tính trung bình cộng trung tâm ( trung bình cộng loại trừ lượng biến nhỏ nhất và lớn nhất) 4. Điều chỉnh giá trị bình quân vừa tính được. Đối với mô hình cộng: tổng chỉ số thời vụ = 0 Mức độ điều chỉnh = Đối với mô hình nhân: tổng chỉ số thời vụ = m Hệ số điều chỉnh = Ở trên ta tìm được xu thế của sản lượng thủy sản khai thác bằng hàm số mũ có dạng sau: t = 477,515 * 1,012 Ta tính được xu thế T = trong bảng sau Bảng 2.4 : Sản lượng thủy sản khai thác tính theo hàm xu thế mũ Đơn vị : nghìn tấn Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2006 483,4 489,4 495,5 501,6 2007 507,8 514,1 520,5 527,0 2008 533,5 540,1 546,8 553,6 2009 560,4 567,4 574,4 581,5 2010 588,7 596,0 603,4 610,9 2011 618,5 626,1 633,9 641,7 2012 649,7 657,7 665,9 674,1 2013 682,5 691,0 699,5 708,2 2014 717,0 725,8 734,8 743,9 2015 753,2 762,5 771,9 781,5 Với chỉ số thời vụ kết hợp mô hình cộng, ta có bảng kết quả khi loại trừ xu thế (Y – T) cùng với chỉ số mùa vụ điều chỉnh ở bảng dưới đây : Bảng 2.5 : Điều chỉnh chỉ số theo mô hình cộng 15
- Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2006 60,1 16,5 135,4 115,5 2007 48,4 6,6 24,4 25,5 2008 28,2 22,9 45,7 2,8 2009 52,7 18,4 58,8 21,3 2010 16,0 22,4 45,5 22,5 2011 3,7 10,4 107,5 94,9 2012 23,1 21,9 80,7 22,3 2013 31,5 30,0 131,5 47,4 2014 29,7 0,4 95,3 68,3 2015 41,7 22,7 6,2 19,4 Trung bình quý 7,57 1,42 11,6 15,75 Hệ số điều chỉnh 2,575 2,575 2,575 2,575 Chỉ số mùa vụ điều chỉnh 4,995 3,995 14,175 13,175 Ở đây tổng chỉ số thời vụ chưa qua điều chỉnh (trung bình quý) là 10,3 Hệ số điều chỉnh = = 2,575. Vì vậy chỉ số mỗi thời vụ phải điều chỉnh đi một lượng là 2,575. Từ đó ta có được chỉ số thời vụ điều chỉnh như bảng trên. Với mô hình nhân, để loại trừ xu thế, ta lấy Y/T, sau đó dùng trung bình cộng trung tâm để tính chỉ số thời vụ các quý. Ta có kết quả tính chỉ số thời vụ theo mô hình nhân như sau Bảng 2.5 : Điều chỉnh chỉ số thời vụ theo mô hình nhân Năm Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 2006 1,1243 1,0337 0,7267 1,2303 2007 1,0953 1,0128 0,9531 0,9516 2008 1,0529 0,9576 0,9164 1,0051 2009 1,094 0,9676 0,8976 1,0366 2010 1,0272 1,0376 0,9246 1,0368 2011 0,994 1,0166 0,8304 1,1479 2012 0,9644 0,9667 1,1212 1,0331 2013 0,9538 0,9566 1,188 0,9331 2014 0,9586 1,0006 1,1297 0,9082 16
- 2015 0,9446 1,0298 0,992 1,0248 Max 1,1243 1,0376 1,188 1,2303 Min 0,9446 0,9566 0,7267 0,9082 Trung bình 1,017525 0,998175 0,970625 1,021125 trung tâm Hệ số điều 0,0018625 0,0018625 0,0018625 0,0018625 chỉnh Chỉ số thời vụ 1,0157 0,9962 0,9688 1,0193 điều chỉnh Ở đây chỉ số thời vụ chưa qua điều chỉnh (trung bình trung tâm) là 4,00745 Hệ số điều chỉnh = = 0,0018625. Vì vậy chỉ số mỗi thời vụ phải điều chỉnh một lượng là 0,0018625 như bảng trên. Tổng hợp lại ta tính được chỉ số mùa vụ theo mô hình cộng và mô hình nhân : Bảng 2.6: Tổng hợp chỉ số mùa vụ theo mô hình cộng và mô hình nhân Chỉ số mùa vụ (Is) Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Mô hình cộng 4,995 3,995 14,175 13,175 Mô hình nhân 1,0157 0,9962 0,9688 1,0193 Kết quả tính toán cho thấy: sản lượng khai thác thủy sản quý 1 cao hơn xu thế 1,57% (tương úng 4,995 nghìn tấn), quý 2 và quý 3 thấp hơn xu thế lần lượt là 0,38% và 3,12% (tương ứng là 3,995 nghìn tấn và 14,175 nghìn tấn), trong khi đó quý 4 lớn hơn xu thế 1,93% (tương ứng là 13,175 nghìn tấn). Như vậy, theo kết quả phân tích thì sản lượng thủy sản khai thác có xu hướng tăng lên ở quý 1 và quý 4 và giảm xuống ở quý 2 và quý 3. 2.2. Dự đoán sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 2.2.1. Dự đoán dựa vào các thống kê đơn giản 2.2.1.1. Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân 17
- Vận dụng: Trong trường hợp dãy số có các lượng tăng(giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau (dãy số cộng). Mô hình dự đoán : n+h = Yn + *h Trong đó: h là thời hạn dự đoán ( tầm xa dự đoán) n+h là trị số dự đoán tại thời điểm thứ n+h. là lượng tăng(giảm) tuyệt đối bình quân. Yn là mức độ cuối cùng của dãy số Áp dụng: dự đoán sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 Ta có : h = 1; = 115,2 ; yn = y2015 = 3063,3 2016 = 3063,3 + 115,2*1 = 3178,5 (nghìn tấn) 2.2.1.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân Vận dụng: Trong trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán: n+h = Yn *h Trong đó: h là thời hạn dự đoán (tầm xa dự đoán) n+h là trị số dự đoán tại thời điểm thứ n+n. là tốc độ phát triển bình quân Yn là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy. Áp dụng : h = 1, = 1,047, yn = y2015 = 3063,3 2016 = 3063,3 * (1,047)1 = 3207,3 (nghìn tấn) 18
- Tuy nhiên, do tốc độ phát triển của sản lượng thủy sản khai thác qua các năm có sự chênh lệch nhau tương đối lớn nên sản lượng dự báo này không mấy chính xác. 2.2.2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ Dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ đã tính được ở trên, ta có thể dự đoán sản lượng thủy sản khai thác chi tiết cho từng quý năm 2016 như sau Đối với mô hình cộng : *t+h = t+h + ISj Đối với mô hình nhân : *t+h = t+h * ISj Trong đó : *t+h là mức độ dự báo ở thời gian t+h t+h là giá trị dự báo theo xu thế ở thời gian t+h ISj là chỉ số thời vụ j Áp dụng : với mô hình xu thế = 477,515 * 1,012t ta có kết quả dự báo được sản lượng thủy sản khai thác các quý năm 2016 như sau: Đối với mô hình cộng: Bảng 2.7 : Dự đoán dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ mô hình cộng Quý Thứ tự thời Xu thế: Chỉ số thời Dự đoán gian (t) =477,515*1,012t vụ * t+h= t+h + ISj ISj 1 41 778,732 4,995 783,727 2 42 788,077 3,995 784,082 3 43 797,534 14,175 783,359 4 44 807,104 13,175 793,929 Tổng 3145,097 Đối với mô hình nhân: Bảng 2.8: Dự đoán dựa vào hàm xu thế và chỉ số thời vụ mô hình nhân Quý Thứ tự thời Xu thế: Chỉ số thời Dự đoán gian (t) =477,515*1,012t vụ * t+h= t+h * ISj ISj 19
- 1 41 778,732 1,0157 790,958 2 42 788,077 0,9962 785,082 3 43 797,534 0,9688 772,651 4 44 807,104 1,0193 822,681 Tổng 3171,372 Nhận thấy 2 kết quả dự đoán ở trên dù có ít sự khác biệt, tuy nhiên để biết được mô hình nào cho kết quả dự đoán tốt nhất, ta sử dụng chỉ tiêu tổng bình phương của sai số dự đoán SSE nhỏ nhất. Công thức tính SSE như sau: SSE = Yt – *t)2 Trong đó: Yt là sản lượng thủy sản khai thác thực tế tại quý t * t là sản lượng thủy sản khai thác dự doán tại quý t Dùng Excel ta tính được SSE đối với các mô hình như sau : Đối với mô hình cộng : SSE = 116248,987 Đối với mô hình nhân : SSE = 121719,381 Vì SSE mô hình cộng nhỏ hơn so với mô hình nhân và tổng hợp các kết quả dự báo ở trên có thể thấy sản lượng thủy sản khai thác năm 2016 được dự báo theo mô hình hàm xu thế kết hợp chỉ số thời vụ dạng cộng là kết quả hợp lý nhất. 2.3. Nhận xét chung và giải pháp Tuy sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam tăng dần theo thời gian và dự báo năm 2016 tiếp tục tăng lên so với sản lượng những năm trước đó nhưng mức khai thác vẫn thấp hơn nhiều so với 1 số nước trong khu vực như : Philipin, Thái Lan, Trung Quốc. Khai thác của ta còn chưa được hiện đại hóa, thiếu khả năng vươn nhanh ra xa bờ. Hầu hết các tàu đánh bắt có công suất nhỏ, năng suất thấp, mới chỉ khai thác ở độ sâu khoảng 50 m, trong khi đó vùng biển của Việt nam trải dài, nhiều vùng có độ sâu lớn. Đây thực sự là 1 trong những hạn chế cản trở sự phát triển, dẫn đến tình trạng lạm thác ở ven bờ trong khi nguồn lợi ở xa bờ lại chưa 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm (Balance Scorecard) tại công ty TNHH MSC VN
0 p | 240 | 91
-
Đề tài "Vận dụng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động giá trị sản xuất công nghiệp của Bình Lục - Hà Nam thời kỳ 2000-2004"
32 p | 319 | 79
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp phát triển cộng đồng góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình
38 p | 270 | 70
-
Đề tài “Vận dụng phương pháp dãy số thời gian đánh giá năng suất Lúa tỉnh Hải Dương giai đoạn 1995-2004 và dự đoán đến năm 2007”
44 p | 217 | 65
-
Đề tài: Vận dụng phương pháp chỉ số để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thể dục thể thao Việt Nam
20 p | 164 | 28
-
Đề cương đề tài: Vận dụng phương pháp thống kê kinh tế để phân tích một số chỉ tiêu xuất khẩu – nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu theo từng nhóm hàng và theo từng khu vực của Việt Nam (từ năm 2000 – đến năm 2008). Dự báo tình hình xuất – nhập khẩu cho các năm 2009, 2010, 2011, 2012
7 p | 199 | 20
-
Đề án: Vận dụng phương pháp dãy số thời gian để phân tích sự biến động của kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ giai đoạn 2000-2008 và dự báo năm 2009
23 p | 139 | 18
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại công ty cổ phần may Núi Thành-Quảng Nam
13 p | 136 | 17
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp cộng vận tốc để giải một số bài toán cực trị trong chương trình vật lí lớp 10 tại trường THPT Ba Vì
17 p | 144 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty cổ phần May Núi Thành - Quảng Nam
114 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp tính giá hoạt động tại Công ty cổ phần Dệt may Hoà Khánh - Đà Nẵng
92 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Vận dụng phương pháp trả lương 3P tại Công ty Thuốc lá Thăng Long
124 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty cổ phần Dệt may Huế
126 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC) tại xí nghiệp Chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng
98 p | 12 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng để đánh giá hoạt động tại tổng Công ty Sông Thu
119 p | 22 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC) tại Công ty Wanek Furniture
82 p | 29 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm vào các chủ đề trong môn Mĩ thuật tại trường tiểu học Gia Đức, Huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
26 p | 57 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kế toán: Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng - Chi nhánh công ty Cổ phần Vinafor Đà Nẵng
14 p | 13 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn