PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN TRỰC NINH<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 8<br />
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
-------------------------------<br />
<br />
Câu 1 (2,0 điểm)<br />
Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát<br />
triển chưa vững chắc?<br />
Câu 2 (3,5 điểm)<br />
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy cho biết: Hình<br />
dạng lãnh thổ của nước ta có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động<br />
giao thông vận tải?<br />
Câu 3 (4,5 điểm)<br />
Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể<br />
hiện ở những mặt nào? Giải thích nguyên nhân.<br />
Câu 4 (5,0 điểm)<br />
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:<br />
a. Nêu ý nghĩa kinh tế của sông ngòi nước ta.<br />
b. Chứng minh rằng: Các nhân tố địa hình và khí hậu đã tạo nên một số đặc điểm<br />
sông ngòi nước ta.<br />
Câu 5 (5,0 điểm)<br />
Cho bảng số liệu: Sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á và Châu Á so với<br />
thế giới năm 2012<br />
(Đơn vị : %)<br />
Sản lượng Đông Nam Á<br />
Châu Á<br />
Các khu vực khác<br />
Thế giới<br />
Lúa<br />
27,0<br />
70,5<br />
2,5<br />
100<br />
a. Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á và<br />
Châu Á so với thế giới năm 2012.<br />
b. Nhận xét sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á và Châu Á so với thế giới .<br />
Giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á và Châu Á lại có sản lượng lúa lớn so<br />
với thế giới?<br />
--- HẾT --(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 đến nay để làm bài)<br />
<br />
Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh: ...........................<br />
Chữ kí giám thị số 1: ………………………Chữ kí giám thị số 2: …………………………<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN TRỰC NINH<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
MÔN ĐỊA LÝ - LỚP 8<br />
<br />
Nội dung trả lời<br />
* Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng<br />
kinh tế phát triển chưa vững chắc vì:<br />
- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể<br />
trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.<br />
- Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai<br />
thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ<br />
giảm dần vai trò trong tương lai.<br />
- Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan<br />
làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.<br />
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá<br />
trình phát triển kinh tế đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá<br />
hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.<br />
Câu II. * Đặc điểm lãnh thổ: Gồm 2 bộ phận<br />
4,5 điểm<br />
- Phần đất liền:<br />
+ Nước ta kéo dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp ngang theo Tây –<br />
Đông<br />
+ Đường bờ biển dài 3260km uốn cong hình chữ S hợp với 4550<br />
km đương biên giới trên bộ, tạo thanh khung cơ bản lãnh thổ nước<br />
ta.<br />
- Phần Biển Đông: có diện tích khoảng 1 triệu km2 mở rộng về<br />
phía Đông và Đông Nam bao gồm nhiều đảo và quần đảo.<br />
<br />
Câu<br />
Câu I<br />
2,0 điểm<br />
<br />
*Điều kiện tự nhiên:<br />
- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với<br />
đường bờ biển kéo dài hình chữ S đã góp phần làm cho thiên nhiên<br />
nước ta đa dạng và phong phú, cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ Bắc<br />
vào Nam.<br />
- Khí hậu phân hóa đa dạng:<br />
+ Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông<br />
lạnh.<br />
+ Miền Nam khí hậu mang tính chất cận xích đạo, khí hậu nóng<br />
quanh năm.<br />
- Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đã làm cho thiên nhiên<br />
nước ta khác hẳn với các nước cùng vĩ độ, giảm tính nóng của vùng<br />
nhiệt đới, tăng tính ẩm nên nước ta không hình thành hoang mạc<br />
như các nước cùng vĩ độ.<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.25<br />
0.25<br />
0.5<br />
<br />
*Giao thông vận tải:<br />
- Đối với giao thông vận tải, hình dạng lãnh thổ cho phép nước<br />
ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường<br />
hàng không…<br />
-Mặt khác, giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại,<br />
khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp<br />
ngang, nằm sát biển.<br />
-Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến<br />
giao thông Bắc – Nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây<br />
ách tắc giao thông.<br />
Câu III: - Đặc điểm chung của khí hậu nước ta: khí hậu nước ta mang tính<br />
3,5 điểm chất nhiệt đới ẩm gió mùa.<br />
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta:<br />
+ Nhiệt độ quanh năm đều cao trên 21°C,<br />
+ Lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên<br />
80%.<br />
*Vì vậy khí hậu nước ta không nóng như nhiều nước có cùng vĩ độ<br />
ở Tây Nam Á và châu Phi.<br />
- Nguyên nhân:<br />
+ Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới của<br />
nửa cầu Bắc, ( vùng nội chí tuyến)<br />
+ Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa.<br />
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.<br />
Câu IV. a. Ý nghĩa kinh tế của sông ngòi nước ta:<br />
- Cung cấp nước cho sinh hoạt. Phát triển giao thông vận tải đường<br />
5,0 điểm sông<br />
- Phát triển nông nghiệp: cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa cho<br />
đồng ruộng.<br />
- Đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.<br />
- Sông ngòi nước ta còn có tiềm năng lớn về thuỷ năng,<br />
- Du lịch sông nước.<br />
<br />
Câu V<br />
<br />
b. Ảnh hưởng của các nhân tố địa hình và khí hậu<br />
- Địa hình:<br />
+Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính TB-ĐN và vòng cung<br />
+ Sông ngòi chảy ở vùng ĐB lòng sông rộng, dòng sông uốn khúc<br />
quanh co<br />
- Khí hậu:<br />
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo cho nước ta có mạng lưới SN dày đặc,<br />
phân bố rông khắp<br />
+ sông ngòi có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.<br />
+ Mưa nhiều, mưa tập trụng, địa hình dốc, quá trình xói mòn rửa<br />
trôi mạnh làm cho sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn.<br />
a. Vẽ biểu đồ:<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
0.5<br />
1.5<br />
<br />
* Yêu cầu: Vẽ biểu đồ hình tròn, vẽ biểu đồ khác không cho điểm.<br />
- Chia tỉ lệ chính xác, ghi số liệu vào biểu đồ, có chú giải và tên<br />
biểu đồ có đơn vị kèm theo, đảm bảo tính thẩm mĩ (nếu thiếu một<br />
trong các tiêu chí trên trừ 0,25 đến 0,5 điểm)<br />
b.Nhận xét và giải thích:<br />
* Nhận xét:<br />
- Khu vực Đông Nam Á và Châu Á chiếm sản lượng lúa lớn so với<br />
thế giới.<br />
- Trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm 27 %, khu vực Châu Á<br />
chiếm 70,5 % sản lượng lúa của thế giới.<br />
- Đây là khu vực được coi là vựa lúa lớn trên thế giới.<br />
* Giải thích : Đây là khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi để cây<br />
lúa sinh trưởng và phát triển:<br />
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp cây lúa phát triển<br />
- Địa hình và Đất đai: có các đồng bằng lớn, diện tích đất phù sa<br />
lớn, màu mỡ. . . .<br />
- Nguồn nước dồi dào.<br />
- Dân cư đông nhu cầu thị trường lớn, lao động có nhiều kinh<br />
nghiệm trong sản xuất.<br />
Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại, không làm tròn số.<br />
<br />
5,0 điểm<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
<br />
0.5<br />
0.5<br />
20,0<br />
<br />
* Lưu ý:<br />
- Khi chấm giám khảo cần bám sát hướng dẫn chấm.<br />
- Giám khảo cần vận dụng linh hoạt khi chấm để đánh giá đúng bài làm của học sinh.<br />
- Nếu Thí sinh có ý hay sáng tạo mà đáp án chưa đề cập đến nhưng phù hợp với yêu<br />
cầu của đề bài thi vẫn cho điểm.<br />
<br />