PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN TRỰC NINH<br />
<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI<br />
NĂM HỌC 2017 -2018<br />
MÔN HÓA HỌC LỚP 8<br />
Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi gồm 02 trang)<br />
<br />
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
-------------------------------<br />
<br />
Câu 1 (3,0đ). Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau.<br />
a. Oxit sắt từ + axit clohiđric sắt(II)clorua + sắt(III)clorua + nước<br />
b. Cacbon oxit + khí oxi<br />
cacbon đioxit<br />
c. Natri photphat + canxi hiđroxit<br />
canxi photphat + natri hiđroxit<br />
d. Axit sunfuric + kali hiđrocacbonat<br />
kali sunfat + cacbon đioxit + nước<br />
e. Đồng + axit nitric<br />
đồng(II) nitrat + nitơ oxit + nước<br />
Thay tên bằng các công thức hóa học và lập phương trình hóa học theo sơ đồ trên?<br />
Câu 2 (3,0đ). Thêm 6,00 gam MnO2 vào 197,00 gam hỗn hợp A gồm KCl và KClO3. Trộn kĩ<br />
và nung hỗn hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn nặng 155,00 gam và V<br />
lít khí B (ở đktc)<br />
a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp A.<br />
b. Trộn V lít khí B với 33,60 lít (ở đktc) khí hiđro trong bình kín, bật tia lửa điện để đốt<br />
cháy hỗn hợp khí, đến khi phản ứng kết thúc. Tính số phân tử các chất trong bình sau khi đốt.<br />
Câu 3 (3,0đ)<br />
a. Nêu 2 cách điều chế khí hiđro trong công nghiệp? Viết phương trình hoá học?<br />
b. Nêu hiện tượng và giải thích, viết phương trình hóa học khi đốt hỗn hợp khí hiđro và oxi.<br />
c. Hãy giải thích việc đục lỗ cho các viên than tổ ong.<br />
d. Để dập tắt đám cháy nhỏ ( do xăng dầu cháy) người ta phủ cát lên xăng dầu hay đổ nước<br />
vào xăng dầu đang cháy, hãy giải thích sự lựa chọn đó.<br />
Câu 4(1,5đ). Một loại đường có phần trăm khối lượng các nguyên tố là 42,10% C; 6,43% H<br />
còn lại là oxi và có phân tử khối là 342. Xác định công thức phân tử của đường có thành phần<br />
các nguyên tố như trên.<br />
Câu 5. (2,5đ) Trong một bình kín chứa 4,48 lít khí oxi và 6,72 lít khí SO2 và một ít xúc tác<br />
V2O5. Nung nóng bình một thời gian xảy ra phản ứng theo sơ đồ sau.<br />
O2 + SO2→<br />
<br />
SO3<br />
<br />
a. Nếu hiệu suất là 90% thì có bao nhiêu lít khí SO3 tạo thành. Biết các khí đo ở cùng điều<br />
kiện nhiệt độ và áp suất.<br />
b. Sục khí SO3 vào nước có để sẵn mẩu quỳ tím. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa<br />
học xảy ra.<br />
Câu 6. (2,0đ) Cho các chất: CuO; Na; BaO; KCl; Ag; CO2; N2O5; Ca3(PO4)2. Những chất<br />
nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường? Viết phương trình hóa học ?<br />
<br />
Câu 7(2,5đ) Hợp chất Y có công thức MX2 trong đó M chiếm xấp xỉ 46,67% khối lượng.<br />
Trong nguyên tố M có số nơtron nhiều hơn số proton 4 hạt, trong nguyên tử X có số nơtron<br />
bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 . Xác định công thức phân tử của Y. Biết khối<br />
lượng của 1 hạt proton bằng khối lượng của một hạt nơtron và xấp xỉ bằng 1 đvC ( tính theo<br />
đơn vị cacbon)<br />
Câu 8(2,5đ). Cho 4g canxi vào 100g nước, lọc thật kĩ được 7,2554g chất không tan. Hãy<br />
tính độ tan của Ca(OH)2 ở nhiệt độ đó, giả thiết nước thất thoát trong quá trình thí nghiệm<br />
không đáng kể.<br />
Cho H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;<br />
Ca = 40; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65<br />
<br />
-------------------HẾT-------------------Họ và tên thí sinh:……………..……............…… Họ, tên chữ ký GT1:……………………..<br />
Số báo danh:……………….……..............……… Họ, tên chữ ký GT2:……………………..<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC LỚP 8<br />
Hướng dẫn chấm<br />
<br />
Câu<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
1<br />
<br />
a. Fe3O4 + 8HCl -> FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O<br />
<br />
0,5<br />
<br />
(3,0đ)<br />
<br />
b. 2CO + O2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
2CO2<br />
<br />
c. 2Na3PO4 + 3Ca(OH)2 -> Ca3(PO4)2 + 6NaOH<br />
d. H2SO4 + 2KHCO3 -> K2SO4 + 2CO2 + 2H2O<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
1,0<br />
<br />
e. 3Cu + 8HNO3 -> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O<br />
2<br />
3,0 đ<br />
<br />
2KClO3→<br />
<br />
2KCl + 3O2<br />
<br />
a. Theo ĐLBTKL ta có : khối lượng O2 = 48gam<br />
Số mol O2 = 1,5mol=> số mol KClO3 = 1mol<br />
Phần trăm khối lượng KClO3 trong hỗn hợp là.<br />
.100 % = 62,18% => %mKCl = 100% - 62,18 % = 37,84%<br />
b. số mol H2 = 1,5 mol<br />
2H2 + O2 2H2O<br />
Ta thấy số mol H2 /2 = 0,75 < số mol O2 = 1,5 => O2 dư<br />
Số mol O2 dư = 0,75 mol<br />
Số mol nước = số mol H2O = 1,5 mol<br />
Tổng số phân tử có trong bình =(1,5+0,75).6.1023 = 135.1022<br />
<br />
3<br />
3,0đ<br />
<br />
a. Trong công nghiệp người ta điều chế H2 bằng cách:<br />
-<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Điện phân nước. 2H2O →<br />
2H2 + O2<br />
Hoặc dùng than khử oxi của H2O trong lò khí than<br />
C + 2H2O<br />
<br />
CO2 + 2H2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
C + H2O CO + H2<br />
b. Khi đốt hỗn hợp khí H2 và O2 phản ứng gây nổ.<br />
- Phản ứng tỏa nhiệt, nhiệt tạo thành làm thể tích hơi nước tăng lên đột<br />
ngột rất nhiều lần, làm chấn động không khí gây nổ.<br />
2H2 + O2<br />
<br />
2H2O<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
<br />
c. Nhằm tăng diện tích tiếp xúc của than với oxi trong không khí<br />
d. Người ta phủ cát lên xăng dầu<br />
- Nhằm ngăn xăng dầu không tiếp xúc với không khí => đám cháy tắt<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,5<br />
-<br />
<br />
4<br />
1,5đ<br />
<br />
Nếu đổ nước vào, xăng dầu nhẹ hơn nước nổi lên => không dập tắt<br />
đám cháy<br />
<br />
Gọi CTHH của đường là CxHyOz<br />
0,5<br />
<br />
. 100% = 42,1 % => x = 12<br />
. 100% = 6,43 => y = 22<br />
<br />
0,5<br />
. 100% = 100%-42,1%- 6,43% => z = 11<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Vậy CTHH là C12H22O11<br />
5<br />
2,5đ<br />
<br />
O2 + 2SO2→<br />
<br />
2SO3<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Ta thấy 4,48 > 6,72/2 => O2 dư. Hiệu suất tính theo SO2<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Lượng SO2 thực tế phản ứng để tạo SO3 = 6,72.90/100 = 6,048 lít<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Theo PTHH ta có VSO3 = VSO2pư = 6,048 lít<br />
<br />
0,5<br />
<br />
b.quỳ tím chuển sang màu đỏ<br />
SO3 + H2O -> H2SO4<br />
6<br />
2,0đ<br />
<br />
-Những chất phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là : Na; BaO; SO3, N2O5.<br />
2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2<br />
BaO + H2O -> Ba(OH)2<br />
SO3 + H2O -> H2SO4<br />
N2O5 + H2O -> 2HNO3<br />
- mỗi PTHH 0,5 điểm<br />
-Nếu học sinh viết thêm 1 PTHH sai ( của các chất còn lại) trừ điểm bằng điểm<br />
của một PTHH đúng.<br />
<br />
7<br />
<br />
Gọi số proton, nơtron của M lần lượt là p,n. Theo bài ta có n = p+4<br />
<br />
2,5đ<br />
<br />
Gọi số proton, nơtron của X lần lượt là x,y . Theo bài ta có x = y<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Ta có<br />
<br />
(<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
)<br />
(<br />
<br />
)<br />
<br />
. 100% = 46,67% =><br />
<br />
.100 = 46,67 (1)<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
Và p + 2x = 58 (2)<br />
Từ (1) và (2) => p = 26; x = 16<br />
Nguyên tử khối của M = (26 + 26+4).1 = 56 đvC (Fe)<br />
<br />
1,0<br />
<br />
Nguyên tử khối của X = (16+16).1 = 32 (S)<br />
0,5<br />
Vậy CTHH của Y là FeS2<br />
…………………………………………………………………………………….. ………..<br />
Số mol Ca = 4/40 = 0,1 mol<br />
<br />
……<br />
8<br />
<br />
Ca + 2H2O -> Ca(OH)2 + H2<br />
<br />
2,5đ<br />
<br />
0,5<br />
<br />
Theo PTHH số mol H2O pư = 0,2 mol; số mol Ca(OH)2 = số mol H2 = 0,1 mol<br />
Khối lượng nước còn lại = 100 – 0,2.18 = 96,4 gam<br />
Khối lượng Ca(OH)2 tan trong nước là 0,1. 74 – 7,2554 = 0,1446g<br />
Độ tan của Ca(OH)2 =<br />
<br />
-<br />
<br />
.100 = 0,15<br />
<br />
0,5<br />
1,0<br />
0,5<br />
<br />
Các PTHH nếu cân bằng sai hoặc không cân bằng ( thiếu điều kiện)trừ nửa số điểm<br />
Học sinh nếu làm cách khác đúng vẫn cho điểm tương ứng với các phần của bài.<br />
<br />