PHÒNG GD & ĐT YÊN LẠC<br />
TRƯỜNG THCS ĐẠI TỰ<br />
<br />
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN<br />
MÔN LỊCH SỬ LỚP 8<br />
<br />
Năm học 2017- 2018<br />
Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề )<br />
Câu 1 (2,5 điểm):<br />
a) Nêu ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.<br />
b) Hãy nhận xét về các cuộc cách mạng tư sản qua đoạn trích dưới đây của Chủ<br />
tịch Hồ Chí Minh:<br />
“Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách<br />
mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục<br />
(tức tước đoạt) công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa”.<br />
c) Theo em tại sao nước ta không đi theo con đường cách mạng tư bản chủ nghĩa<br />
như nhiều nước khác trên thế giới ?<br />
Câu 2 (2,5 điểm).<br />
Trình bày nguyên nhân, kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất<br />
(1914-1918).<br />
Câu 3 (2,5 điểm)<br />
Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân Pháp những hiệp ước<br />
nào ? Nêu nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà triều đình Huế đã kí<br />
với thực dân Pháp trong thời gian này.<br />
Câu 4 (2,5 điểm)<br />
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở Bắc Kì đã<br />
diễn ra như thế nào trong những năm 1873-1883 ? Tại sao cuộc kháng chiến<br />
chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế kỉ XIX chưa giành được<br />
thắng lợi ?<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT ĐỘI TUYỂN SỬ 8<br />
NĂM HỌC 2017-2018<br />
<br />
Câu 1 (2,5 điểm):<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
a) Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại.<br />
1,0<br />
- Cách mạng tư sản đã thủ tiêu chế độ phong kiến lỗi thời, đưa giai cấp tư<br />
sản lên cầm quyền, xác lập được quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy 0,5<br />
lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển<br />
nhanh…<br />
- Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản có sức ảnh hưởng rộng rãi với<br />
các nước trên thế giới, tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ, từ đó con 0,5<br />
người đã sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại…<br />
b) Nhận xét về các cuộc cách mạng tư sản qua đoạn trích …của Chủ tịch 1,0<br />
Hồ Chí Minh:<br />
- Qua nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những hạn chế của các 0,25<br />
cuộc cách mạng tư sản.<br />
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều không triệt để, không giải quyết được triệt 0,25<br />
để vấn đề ruộng đất cho nông dân…<br />
+ Về thể chế nhà nước tư sản là cộng hòa và dân chủ nhưng thực chất quyền 0,25<br />
tự do, dân chủ của nhân dân bị thu hẹp..<br />
+Nhà nước tư bản xác lập hình thức bóc lột mới của giai cấp tư sản, quần<br />
chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi …. Sau thắng lợi của các cuộc 0,25<br />
cách mạng tư sản, giai cấp tư sản các nước đẩy mạnh xâm lược và bóc lột<br />
thuộc địa (trong nước thì bóc lột công nhân, nông dân, ngoài nước thì bóc<br />
lột nhân dân các nước thuộc địa)…<br />
c) Nước ta không đi theo con đường cách mạng tư bản chủ nghĩa như nhiều 0,5<br />
nước khác trên thế giới vì:<br />
- Chế độ tư bản không phù hợp với cách mạng nước ta, không đáp ứng được 0,25<br />
nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân Việt Nam, nhà nước tư bản là nhà<br />
nước của giai cấp tư sản, mọi quyền lợi đều thuộc về giai cấp tư sản…<br />
- Mục tiêu của cách mạng nước ta là xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì 0,25<br />
dân, mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân…<br />
Câu 2 (2,5 điểm).<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
a) Nguyên nhân:<br />
1<br />
- Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản<br />
về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước<br />
đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế 0,5<br />
quốc đầu tiên: chiến tranh Mĩ- Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh-Bô-ơ<br />
(1899-1902); chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905).<br />
- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các<br />
nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: Khối Liên minh gồm Đức,<br />
Áo-Hung (1882) và khối Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối 0,25<br />
đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh giành nhau làm bá chủ thế giới.<br />
<br />
- Sau sự kiện Thái tử Áo- Hung bị một người Séc-bi ám sát (ngày 28-6-1914),<br />
từ ngày 1 đến 3 tháng 8-1914, Đức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4-81914, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.<br />
b) Kết cục:<br />
- Chiến tranh gây nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu<br />
người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hủy,... chi phí<br />
cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la.<br />
- Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ.<br />
Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp và<br />
Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.<br />
- Tuy nhiên vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới<br />
tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng<br />
Mười Nga.<br />
c) Tính chất: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc, phi<br />
nghĩa<br />
<br />
0,25<br />
1,25<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
Câu 3 (2,5 điểm) Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân<br />
Pháp những hiệp ước nào ? Nêu nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà<br />
triều đình Huế đã kí với thực dân Pháp trong thời gian này.<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
1. Từ 1858 đến 1884, triều đình Huế đã phải kí với thực dân Pháp những<br />
1,0<br />
hiệp ước là:<br />
- Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5-6-1862<br />
0,25<br />
- Hiệp ước Giáp Tuất ngày 15-3-1874<br />
0,25<br />
- Hiệp ước Quý Mùi ngày 25-8-1883 (Hiệp ước Hác-măng)<br />
0,25<br />
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6- 6-1884<br />
0,25<br />
2. Nội dung cơ bản của hai hiệp ước cuối cùng mà triều đình Huế đã kí với 1,5<br />
thực dân Pháp:<br />
* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Hác-măng:<br />
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và<br />
Trung kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì<br />
0,5<br />
thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh được sáp nhập vào Bắc kì.<br />
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì, nhưng mọi việc đều phải<br />
thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế…. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài 0,5<br />
(kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội<br />
ở Bắc Kì về trung Kì.<br />
* Nội dung cơ bản của Hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6- 6-1884:<br />
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác- măng,<br />
chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận<br />
0,25<br />
và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.<br />
- Hiệp ước Pa- tơ- nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà<br />
Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa 0,25<br />
nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.<br />
Câu 4 (2,5 điểm)<br />
<br />
Nội dung<br />
Điểm<br />
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta ở<br />
1<br />
Bắc Kì trong những năm 1873-1883<br />
a) Kháng chiến năm 1873:<br />
- Ngày 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. 7000 quân triều<br />
đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã cố gắng cản giặc nhưng thất 0,25<br />
bại….<br />
- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên<br />
kháng chiến. Đêm đêm, các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối<br />
địch… Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh<br />
0,25<br />
địch quyết liệt tại cửa ô Thanh Hà. Họ đã hi sinh đến người cuối cùng. Khi<br />
giặc chiếm được tỉnh thành Hà Nội, tổ chức Nghĩa hội của những người yêu<br />
nước được thành lập<br />
- Tại các tỉnh đồng bằng, đi tới đâu quân Pháp cũng vấp phải sự kháng cự<br />
0,25<br />
của nhân dân ta….<br />
- Ngày 21-12-1873, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy, nhân dân<br />
phấn khởi đứng lên chống Pháp, quân Pháp hoảng sợ, hoang mang. Giữa lúc<br />
0,25<br />
đó triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874),<br />
gây bất bình lớn trong nhân dân…<br />
b) Kháng chiến năm 1883:<br />
1<br />
- 1882, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội. Quân ta dưới sự chỉ huy của Tổng<br />
đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi 0,25<br />
sáng….<br />
- Khi quân Pháp nổ súng tấn công Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực<br />
phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, nhân dân tự tay<br />
đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc…Cuộc chiến đấu trong lòng địch 0,25<br />
diễn ra sau đó vô cùng quả cảm.<br />
- Tại các địa phương, nhân dân tích cực đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm<br />
0,25<br />
chông, cạm bẫy… chống Pháp<br />
- Ngày 19-5-1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần hai, làm<br />
cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng 0,25<br />
triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp, hi vọng địch sẽ rút<br />
quân…<br />
2. Cuộc kháng chiến chống thực Pháp xâm lược của quân dân ta cuối thế 0,5<br />
kỉ XIX chưa giành được thắng lợi vì:<br />
- Thực dân Pháp là đế quốc mạnh về cả kinh tế lẫn quân sự, chúng quyết tâm<br />
xâm lược để biến nước ta thành thuộc địa. .Chế độ phong kiến Việt Nam rơi 0,25<br />
vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc…<br />
- Trong quá trình kháng chiến, triều đình nhà Nguyễn đã không có đường lối<br />
kháng chiến đúng đắn, không phát huy được truyền thống đánh giặc của dân<br />
tộc, không tổ chức tập hợp, đoàn kết nhân dân kháng chiến. Triều đình sẵn 0,25<br />
sàng thỏa hiệp với thực dân Pháp, cản trở cuộc kháng chiến của nhân dân, bỏ<br />
qua nhiều cơ hội để xoay chuyển cục diện chiến tranh…<br />
<br />