PHÒNG GD&ĐT<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 - 2017<br />
<br />
Môn: Ngữ văn 6<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
(Không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1: (8 điểm)<br />
“Rễ siêng không ngại đất nghèo<br />
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù<br />
Vươn mình trong gió tre đu<br />
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành<br />
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh<br />
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm…”<br />
Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy<br />
Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016<br />
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên ?<br />
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết<br />
ngắn gọn.<br />
Câu 2. (12 điểm)<br />
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy<br />
mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự<br />
việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn.<br />
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện<br />
của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt.<br />
<br />
--- Hết --Họ và tên thí sinh: ……………..………………… ; Số báo danh: …………<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
THÁI THỤY<br />
<br />
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016-2017<br />
<br />
Môn: NGỮ VĂN 6<br />
I. Hướng dẫn chung<br />
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài<br />
làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của<br />
học sinh.<br />
- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc<br />
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng<br />
riêng và giàu chất văn.<br />
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25<br />
điểm (không làm tròn).<br />
II. Đáp án và thang điểm<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên ?<br />
<br />
2,0<br />
- Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ 1,0<br />
miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại<br />
khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre<br />
biết yêu biết ghét.<br />
<br />
- Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt 1,0<br />
Nam.<br />
<br />
Câu<br />
1<br />
(8đ)<br />
<br />
b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một 6,0<br />
bài viết ngắn gọn.<br />
- Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, 0,5<br />
giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam<br />
- Cảm nhận về khổ thơ:<br />
+ Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, 0,5<br />
giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.<br />
+ Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh 1,0<br />
cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu<br />
xanh của bầu trời-một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng<br />
quê Việt Nam.<br />
+ Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân<br />
hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô<br />
cùng cao quý:<br />
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù<br />
“Rễ siêng không ngại đất nghèo<br />
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”<br />
<br />
1,0<br />
<br />
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời<br />
“Vươn mình trong gió tre đu<br />
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành”<br />
<br />
1,0<br />
<br />
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang<br />
“Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh<br />
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”<br />
<br />
1,0<br />
<br />
+ Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người<br />
Việt Nam.<br />
1,0<br />
<br />
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng<br />
phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài<br />
học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám<br />
ảnh Dế Mèn.<br />
Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc<br />
nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến<br />
thăm mộ Dế Choắt.<br />
Câu<br />
2<br />
<br />
Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung<br />
cảnh, các nhân vật tham gia.<br />
<br />
2,0<br />
<br />
(12đ) (Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu<br />
chuyện được kể)<br />
Thân bài:<br />
Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn<br />
tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên<br />
sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với<br />
việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật<br />
chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn<br />
tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia<br />
vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn…<br />
- Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc<br />
<br />
8,0<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
ĐIỂM<br />
<br />
miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm<br />
trạng, suy nghĩ của Dế Mèn:<br />
<br />
2,0<br />
<br />
CÂU<br />
<br />
- Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học<br />
đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận.<br />
- Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo<br />
hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những<br />
người bạn khác.<br />
<br />
2,0<br />
2,0<br />
<br />
- Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những<br />
lời hứa hẹn với Dế Choắt.<br />
Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể 2,0<br />
kể một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa.<br />
Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn:<br />
<br />
2,0<br />
<br />
- Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong 1,0<br />
cuộc sống.<br />
- Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc 1,0<br />
sống, khám phá thế giới xung quanh.<br />
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2<br />
Điểm 11 -12: Đúng ngôi kể, ngôn ngữ sáng tạo, có sự kết hợp tốt giữa kể chuyện<br />
với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng. Biết bố cục<br />
mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.<br />
Điểm 9-10: Đúng ngôi kể, có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu<br />
cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng có thể chưa sáng tạo trong<br />
ngôn ngữ kể, có một số đoạn sao chép như văn bản, bố cục tương đối rõ.<br />
Điểm 7 - 8: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân<br />
vật tự thuật lại diễn biến tâm trạng chưa đầy đủ, có đoạn sao chép như văn bản, bố<br />
cục rõ, có thể mắc một số lỗi diễn đạt.<br />
Điểm 5 - 6: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân<br />
vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng chưa rõ, có đoạn sao chép như văn<br />
bản, bố cục chưa chặt chẽ , có thể mắc một số lỗi diễn đạt.<br />
Điểm 3 - 4: Ghi nhớ văn bản nhưng có thể chưa thật chính xác, có kết hợp với<br />
miêu tả và biểu cảm nhưng chưa rõ, ngôi kể chưa thật đúng, chưa thuật lại được diễn<br />
biến tâm trạng, có đoạn còn lạc sang kể lể lại sự việc, mắc lỗi diễn đạt.<br />
Điểm 1 - 2: Ghi nhớ văn bản nhưng chưa chính xác, có đoạn sao chép lại văn<br />
bản, ngôi kể chưa thật đúng, quên nhiều tình tiết, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi<br />
diễn đạt.<br />
Điểm 0: Bỏ giấy trắng.<br />
<br />