UBND HUYỆN YÊN LẠC<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 -2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1(2,5 điểm):<br />
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên d.0ưới:<br />
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh<br />
Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì, sau<br />
mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo<br />
lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại<br />
vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay<br />
lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Chúng tôi leo dốc lên đồn Cô Tô(…) ngắm toàn<br />
cảnh Cô Tô. Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo<br />
như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây…<br />
( Cô Tô- Nguyễn Tuân)<br />
a. Xác định và phân tích giá trị biểu đạt của phép tu từ so sánh được sử dụng<br />
trong đoạn văn trên?<br />
b. Đọc đoạn văn em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của đảo Cô Tô? Từ đó, trình bày<br />
cảm xúc của em về vùng đảo thân yêu của Tổ quốc này bằng một đoạn văn (Từ 3 đến<br />
4 câu).<br />
Câu 2 (1,0 điểm):<br />
Trong các truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh<br />
Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm thì những truyền thuyết nào có thể<br />
xếp cùng một nhóm và giải thích vì sao có thể xếp như vậy?<br />
Câu 3 (1,0 điểm):<br />
Em hiểu như thế nào về câu nói của thủ lĩnh Xi-át-tơn trong văn bản “ Bức thư<br />
của thủ lĩnh da đỏ”: “ Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là<br />
một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi.”<br />
Câu 4 (5,5 điểm):<br />
“ Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê.Nhớ một buổi trưa nào,<br />
nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê…”<br />
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)<br />
Hãy tả lại buổi trưa ấy theo tưởng tượng của em.<br />
---------------Hết--------------( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:..................<br />
<br />
UBND HUYỆN YÊN LẠC<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 -2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1(2,5 điểm)<br />
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Nhìn rõ cả Tô Bắc, Tô<br />
Trung, Tô Nam, mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng<br />
đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây… (0,5 điểm)<br />
- Giá trị biểu đạt của phép tu từ so sánh:<br />
(0,5 điểm)<br />
+ Diễn tả cụ thể và chân thực cảm xúc yêu mến, gắn bó của tác giả với hòn đảo Cô<br />
Tô<br />
+ Cách diễn đạt sinh động, tăng sức gợi cảm<br />
b) Cảm nhận về vẻ đẹp của đảo Cô Tô:<br />
(0,5 điểm)<br />
Đoạn văn đã miêu tả hết sức sinh động và gợi cảm về vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau trận<br />
bão. Đó là vẻ đẹp trong trẻo, sáng sủa, đầy sức sống, phong phú, độc đáo của thiên<br />
nhiên trên đảo khi cơn bão qua đi.<br />
-Cảm xúc về vùng đảo:<br />
(1 điểm)<br />
+ Yêu mến, tự hào vì đất nước có vùng biển đảo tươi đẹp.<br />
+ Muốn được đến thăm vùng đảo thân yêu của Tổ quốc.<br />
+ Có ý thức bảo vệ, giữ gìn vùng đảo- chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc<br />
Câu 2 ( 1điểm)<br />
-Các truyền thuyết có thể xếp cùng một nhóm:<br />
+ Nhóm 1: Gồm các truyện<br />
Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh<br />
Vì đó là các truyền thuyết nằm trong chuỗi truyền thuyết về thời các vua Hùng. Các<br />
truyền thuyết này kể về con người ( vua Hùng, con trai, con gái, con rể…), cuộc sống<br />
và các sự kiện thời đại Hùng Vương.<br />
+ Nhóm 2: Gồm truyện<br />
Sự tích Hồ Gươm<br />
Vì đây là truyền thuyết thời kì sau thời đại Hùng Vương ( Thời kì kháng chiến chống<br />
quân Minh xâm lược), nằm trong chuỗi truyền thuyết kể về người anh hùng dân tộc<br />
Lê Lợi<br />
Câu 3(1điểm)<br />
Câu nói thủ lĩnh Xi- át- tơn:<br />
-Câu nói đã thể hiện một cách cụ thể, sinh động quan niệm của người da đỏ về mối<br />
quan hệ giữa họ với đất đai quê hương: Coi đất như là mẹ<br />
-Thể hiện vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất : Đất đai với những sản vật của<br />
nó là nguồn nuôi dưỡng vô tận, cung cấp mọi thứ cần thiết cho con người<br />
( giống như vai trò của người mẹ). Con người được lớn lên từ đất đai xứ xở, họ cũng<br />
là một phần trong sự phong phú, đa dạng của mảnh đất quê hương.<br />
=>Vì thế con người cần phải biết yêu quý, tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường thiên<br />
nhiên.<br />
Câu 4 (5,5 điểm)<br />
a)Yêu cầu về kĩ năng<br />
-Trên cơ sở những kiến thức đã học về văn bản “ Cây tre Việt Nam” và kiến thức, kĩ<br />
năng đã học về văn miêu tả, học sinh biết viết bài văn miêu tả sáng tạo có bố cục<br />
mạch lạc, giàu cảm xúc, hình ảnh<br />
<br />
b) Yêu cầu về nội dung<br />
Cần đáp ứng được những ý cơ bản sau<br />
Mở bài (0,5 điểm)<br />
-Giới thiệu về lũy tre làng<br />
+ Là hình ảnh thân thuộc ở mỗi làng quê Việt<br />
+ Gắn với những kỉ niệm tuổi thơ<br />
Thân bài (4,5 điểm)<br />
1)Giới thiệu khái quát về làng quê mình<br />
- Vị trí địa lí<br />
- Thời tiết đặc trưng<br />
- Cảnh vật thiên nhiên đặc biệt là hình ảnh của lũy tre làng<br />
2) Vẻ đẹp của lũy tre làng trong buổi trưa hè<br />
- Bầu trời<br />
+ Bầu trời giữa trưa trong xanh. Những áng mây trắng mỏng manh như dải lụa lửng<br />
lơ trôi theo chiều gió.<br />
- Gió<br />
+ Gió nồm nam đã làm cho khóm tre làng rung lên những khúc nhạc đồng quê.<br />
- Lũy tre<br />
+ Cành lá xao động rì rào trong gió như hàng ngàn chiếc quạt xinh xinh quạt mát cho<br />
bọn trẻ chúng tôi<br />
-Bóng nắng lọt qua khóm tre, vẽ những hình thù kì dị trên mặt đất<br />
- Hoạt động của người<br />
+ Các cụ già vui thú bên bàn cờ, với chén trà và chiếc điếu cày tre<br />
+ Các bà, các cô ngồi tâm sự những chuyện buồn vui của cuộc sống<br />
+ Lũ trẻ chúng tôi túm năm tụm ba chơi các trò chơi dân gian: Ô ăn quan, chơi<br />
chuyền, đánh chắt…<br />
- Hoạt động của vật<br />
+ Những chú trâu lim dim ngủ dưới bóng tre sau buổi cày mệt nhọc<br />
+ Đàn gà con rúc đầu vào đôi cánh mẹ để tránh nắng<br />
+ Đàn chuồn chuồn tung tăng bay phơi cánh thắm<br />
- Âm thanh<br />
+ Ngọn tre đung đưa trong gió phát ra những âm thanh kẽo kẹt như đưa võng<br />
+Tiếng chim ríu ran trên những ngọn tre<br />
+ Tiếng gà trưa trong thôn làm xao động cả nắng trưa<br />
=> Vẻ đẹp của lũy tre gợi nhớ đến câu văn của tác giả Thép Mới: “ Nhạc của trúc,<br />
nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào nồm nam cơn gió<br />
thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc của đồng quê.<br />
Diều bay, diều lá tre bay lưng trời<br />
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời…”<br />
Kết bài (0,5 điểm)<br />
-Suy nghĩ về hình ảnh cây tre<br />
-Bày tỏ tình cảm với quê hương<br />
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý cho bài viết. Giám khảo cần phát hiện và<br />
trân trọng những sáng tạo của học sinh để cho điểm hợp lí.<br />
<br />