UBND HUYỆN YÊN LẠC<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐỀ THI CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 -2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1 (1,0 điểm): Phát hiện và phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ<br />
trong đoạn trích sau:<br />
“Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào,<br />
vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu<br />
thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.<br />
Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe<br />
cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn<br />
không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú<br />
cho là cường điệu, xin thưa:<br />
“Yêu nhau yêu cả đường đi<br />
Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”.<br />
(Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương)<br />
Câu 2 ( 3,0 điểm):<br />
Văn bản “ Mẹ tôi” của nhà văn Ét-môn- đô đơ A-mi-xi nói về đề tài tình mẫu<br />
tử. Từ tình huống En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến chơi, người bố đã viết<br />
bức tâm thư gửi con trong đó có đoạn: Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng<br />
nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được<br />
chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm mẹ đau lòng…<br />
Em hiểu như thế nào về lời tâm sự trên? Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy<br />
nghĩ về tình mẫu tử của con người trong cuộc sống.<br />
Câu 3 (6,0 điểm):<br />
Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam ( giai đoạn thế kỉ X đến thế kỉ XV) có<br />
nhận định cho rằng:<br />
Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn<br />
này là tình cảm yêu nước sâu sắc, thiết tha.<br />
Qua một số văn bản đã hoc: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Thiên Trường<br />
vãn vọng…em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.<br />
---------------Hết--------------( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
Họ và tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:..................<br />
<br />
UBND HUYỆN YÊN LẠC<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
HDC ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC 2016 -2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
( Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
Câu 1: (1,0 điểm)<br />
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là:<br />
điệp ngữ: Tôi yêu, yêu; điệp cấu trúc câu (0.25đ).<br />
- Tác dụng việc sử dụng biện pháp trên: (0,75đ)<br />
+ Để tác giả bộc lộ tình yêu nồng nàn, thiết tha với thành phố Sài Gòn của mình.<br />
+ Chính từ tình yêu ấy mà tác giả đã cảm nhận được nhiều vẽ đẹp và nét riêng của<br />
thành phố. Đó là sự cảm nhận tinh tế về thiên nhiên khí hậu đặc biệt của Sài Gòn, về<br />
không khí, nhịp điệu của cuộc sống đa dạng của thành phố trong những thời khắc<br />
khác nhau ( Đêm Khuya ……., phố phường náo động, dập dìu xe cộ giờ cao điểm,<br />
cái tỉnh lặng của buổi sáng tinh sương, làn không khí mát dịu, thanh sạch) với tác giả<br />
cũng trở thành những cái đáng yêu, đáng nhớ.<br />
Câu 2: ( 3,0 điểm)<br />
Học sinh cần nêu được các ý cơ bản sau:<br />
* Câu nói là lời tâm sư của người bố khi chứng kiến con có những lời nói thiếu lễ độ<br />
với mẹ . Người bố muốn nhắc nhở con: Dù con có trưởng thành con vẫn cần được mẹ<br />
yêu thương, nếu không có tình yêu của mẹ con sẽ làm con yếu đuối, khiếm khuyết về<br />
tinh thần, vì vậy con không được làm mẹ đau lòng. Câu nói đã khẳng định vai trò của<br />
tình mẫu tử và nhắc nhở mội người về đạo hiếu làm con.(0,5 điểm)<br />
* Suy nghĩ về tình mẫu tử: ( 2, 5điểm)<br />
- Tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương , che chở, bảo vệ… của người mẹ dành<br />
cho con. Là lòng biết ơn kính trọng… của con cái với cha mẹ.(0,25 điểm)<br />
- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:<br />
+ Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với<br />
nó trong suốt cuộc đời: mẹ mang năng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời,<br />
sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời<br />
+ Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là<br />
nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là<br />
nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.<br />
+ Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta<br />
hàng nghìn đời nay (1,0 điểm)<br />
- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc , còn nếu<br />
thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh ( dẫn chứng). (0,5<br />
điểm)<br />
- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi<br />
lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn. Chính vì thế con cái cần<br />
biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm<br />
đó. (0,5 điểm)<br />
- Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử<br />
không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ(0,25 điểm)<br />
Câu 3: ( 6,0 điểm)<br />
I. Yêu cầu chung:<br />
<br />
-Về kĩ năng: Viết đúng kiểu bài nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định<br />
qua bài vănnghị luận văn học).Bài viết có bố cục rõ ràng. Khuyến khích những bài<br />
làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn.<br />
- Về kiến thức: làm rõ được tình cảm yêu nước qua một số bài thơ trữ tình trung đại<br />
thời đại Lý, Trần.<br />
II. Yêu cầu cụ thể:<br />
HS có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải đảm bảo được các yêu cầu<br />
cơ bản sau:<br />
1. Mở bài: (0,25 điểm)<br />
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình cảm yêu nước trong thơ văn trung đại (thế ki XXV)<br />
- Dẫn nhận định<br />
2. Thân bài: (5,5 điểm)<br />
Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản<br />
sau:<br />
a. Giải thích: (0,5 điểm)<br />
- Hoàn cảnh lịch sử: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV dân tộc luôn phải chống lại các cuộc<br />
xâm lược của ngoại bang. Nhiều công cuộc vệ quốc diễn ra và lập được nhiều chiến<br />
công hiển hách. Tình cảm yêu nước trở thành tình cảm bao trùm trong văn học đặc<br />
biệt là các áng thơ trữ tình như: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh, Thiên Trường vãn<br />
vọng<br />
- Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú: Thề hiện lòng tự<br />
hào dân tộc: chủ quyền về lãnh thổ, thể hiện hào khí chiến thắng; nêucao ý chí quyết<br />
tâm bảo vệ đất nước; khát vọngthái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể<br />
hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê<br />
hương thôn dã.<br />
b. Chứng minh: (4,5 điểm)<br />
* Lòng tự hào dân tộc: (1,5 điểm)<br />
- Nam quốc sơn hà được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Đại Việt khẳng<br />
định độc lập chủ quyền lãnh thổ :<br />
+ Câu khai đề: Hình ảnh “Nam quốc sơn hà” là tương trựng cho thế núi, hình sông<br />
vừa hài hòa vừa hung vĩ nên thơ. “ Đế” là một từ đa nghĩa vừa chỉ hoàng đế - thiên<br />
tử, vừa tượng trưng cho quyện lực cao nhất, nhân quyền đầy đủ nhất, đại diện cho<br />
quốc gia dân tộc. Việc nhà Lý xưng đế đã khẳng định vị thế bình đẳng của vua Đại<br />
Việt với trung Hoa phong kiến -> khẳng định lãnh thổ nước Đại Việt là do người Việt<br />
làm chủ<br />
+ Câu thừa đề: Nêu ra căn cứ của nền độc lập. Từ “thiên thư”- sách trời để tỏ rõ sự<br />
phận định rõ ràng giữa hai lãnh thổ, đó là cơ sở pháp lí của chủ quyền độc lập không<br />
gì có thể chối cãi . Và đó là cái gốc của nền độc lập<br />
- Phò giá về kinh Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân<br />
Mông-Nguyên xâm lược: Hai câu đầu với giọng điệu hùng tráng, sử dụng các động từ<br />
mạng ở đầu câu: đoạt, cầm, cùng hai địa danh liên tiếp đã làm nổi bật những chiến<br />
công lẫy lừng: cuộc cướp giáo ở bến Chương Dương, trận chiến bắt giặc ở cửa Hàm<br />
Tử avf niềm tự hào của tác giả, của dân tộc về những trang sử đấu tranh vẻ vang-><br />
vẽ lên hào khí chiến thắng của dân tộc trong lịch sử chống giặc Nguyên- Mông.<br />
* Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước: (0,75 điểm)<br />
Nam quốc sơn hà<br />
<br />
- Câu chuyển đề: Là câu hỏi tu từ có ý nghĩa chỉ thẳng vạch mặt sự phi nghĩa của<br />
chiến tranh xâm lược, sự bá quyền của nhà Tống. Đồng thời đề cao chính nghĩa và<br />
nền độc lập Đại Việt. Tỏ rõ thái độ bất bình không khoan nhượng với kẻ xâm lược<br />
- Câu hợp đề: Là một câu khẳng định lòng tin vào nền độc lập tự chủ. Sức mạnh của<br />
lực lượng chính nghĩa và sự thất bại không thể tránh khỏi của kẻ thù nếu xâm lược<br />
Đại Việt -> Lòng quyết tâm , sẵn sàng hi sinh của dân tộc để bảo vệ nền độc lập chủ<br />
quyền.<br />
* Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta: (0,75 điểm)<br />
Phò giá về kinh :<br />
- Câu chuyển đề: Tác giả vừa nêu lên mong ước, vừa nêu lên nhiệm vụ của người<br />
dân: để có một đất nước thái bình thì mỗi một người dân phải dốc hết tâm huyết sức<br />
lựcđể đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước thaais bình thịnh trị -> sự quan tâm<br />
của một vị vương tứi vận mệnh của đất nước, cuộc sống của con dân, cho thấy tấm<br />
lòng yêu nước thương dân của tác giả.<br />
- Câu hợp đề: tlaf kết quả của việc gắng sức xây dựng đất nước thái bình thì đất nước<br />
luôn tồn tại, phát triển thịnh trị vững mạnh ngàn thu -> sức mạnh của lòng yêu và sự<br />
cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước.<br />
* Sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt với quê<br />
hương thôn dã: (1,5 điểm)<br />
Thiên Trường vãn vọng<br />
- Hai câu đầu: gợi ra cảnh vật ở phủ Thiên Trường trong ánh sáng mờ mờ khói phủ,<br />
rất trầm lắng nên thơ êm dịu .Cảnh vật vào thời khắc chập chờn ngày nhường chỗ cho<br />
đêm. Quang cảnh đẹp hiện lên trong không khí êm đềm, tĩnh lặng, mọi vật như chìm<br />
trong sương khói. Vẻ đẹp thân thuộc của vùng nông thôn Việt Nam<br />
- Hai câu cuối: Hình ảnh đứa trẻ chăn trâu lùa đàn ra súc về làng, con nào con nấy<br />
bụng tròn căng trong tiếng sáo văng vẳng vẽ nên cuộc sống ấm no thanh bình nơi<br />
đây. Hình ảnh từng đôi cò trắng liệng xuống đồng dập dờn vui mắt làm cho cảnh làng<br />
quê càng thêm thơ mộng, thanh bình, no ấm<br />
=> Bài thơ vẽ ra cảnh làng quê thơ mộng, thanh bình no ấm;tấm lòng của vị vua hiền<br />
với nhân dân, đất nước, mong ước một cuộc sống hạnh phúc ấm no.<br />
c. Đánh giá: ( 0,5 điểm)<br />
- Ba bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt đều thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước của dân<br />
tộc với nhiều biểu hiện phong phú. Đó là tình cảm trung quân ái quốc.<br />
- Thể hiện truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm, dựng nước và giữ<br />
nước của dân tộc….<br />
3. Kết bài: ( 0,25 điểm)<br />
- Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại ViệtNam nói<br />
chung và ba bài thơ nói riêng.<br />
- Liên hệ bản thân.<br />
<br />