PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
ĐỀ THI GIAO LƢU HỌC SINH GIỎI LỚP 7<br />
NĂM HỌC 2016- 2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN 7<br />
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề<br />
Đề thi gồm 01 trang<br />
<br />
Câu 1. (2,0 điểm)<br />
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:<br />
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa<br />
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.<br />
(Trích “ Cảnh khuya ” – Hồ Chí Minh)<br />
Câu 2. (3,0 điểm)<br />
Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học (thơ, văn xuôi) mà em đã được<br />
đọc, được học nói về người Mẹ. Em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 200 từ) với tiêu<br />
đề: “Mẹ - ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con!”.<br />
Câu 3. (5,0 điểm)<br />
“Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là<br />
thương cả muôn vật, muôn loài…”<br />
(Trích “Ý nghĩa văn chương” – Hoài Thanh)<br />
Qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương em hãy chứng minh nhận<br />
định đó.<br />
----------------------Hết-------------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)<br />
Họ tên thí sinh: .........................................Số báo danh:.................Phòng thi:...............<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT TAM DƢƠNG<br />
HƢỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƢU HSG LỚP 7 CẤP HUYỆN<br />
NĂM HỌC: 2016 -2017<br />
MÔN: NGỮ VĂN 7<br />
<br />
Câu 1(2 điểm ):<br />
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh viết thành đoạn văn, chỉ ra và phân tích được các<br />
phép tu từ có trong hai câu thơ.<br />
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được các ý sau:<br />
- Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ “ Cảnh khuya ” của Hồ Chí Minh . Hai câu<br />
thơ đã gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng<br />
ngàn Việt Bắc ( 0, 25 điểm ).<br />
- Nghệ thuật: Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ tiếng suối –<br />
tiếng hát xa”; nhân hóa, điệp ngữ “ lồng ”. ( 0,5 điểm ).<br />
+ Câu 1: Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối<br />
so sánh với tiếng hát êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya nơi núi<br />
rừng trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời.( 0,5 điểm ).<br />
+ Câu 2: Hai vế tiểu đối gợi lên vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được<br />
nhân hóa rất thơ mông “ lồng ” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại lồng vào hoa. Cảnh thiên<br />
nhiên trở nên hữu tình huyền ảo. Chữ “ lồng ” được lặp lại hai lần, ánh trăng tỏa khắp<br />
núi rừng, rát vàng xuống rừng cây, lồng và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao,<br />
tầng thấp, có mảng sáng mảng mờ thật hấp dẫn.( 0,5 điểm ).<br />
- Hai câu thơ của Bác đầy âm thanh nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất<br />
thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên, cây rừng, trăng ngàn những tình cảm tha<br />
thiết, nồng hậu. ( 0,25 điểm ).<br />
Câu 2 (3 điểm):<br />
* Yêu cầu về kỹ năng: Đảm bảo một bài văn có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý,<br />
hành văn trôi chảy, mạch lạc. Văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,<br />
đặt câu...<br />
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh trình bày được các ý sau:<br />
- Khẳng định vị trí tuyệt vời của người mẹ và hạnh phúc khi được sống trong vòng<br />
tay yêu thương của mẹ. ( 0,5 điểm ).<br />
- Nêu được công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ từ khi em lọt lòng đến những năm<br />
tháng em được cắp sách đến trường ( lấy dẫn chứng từ thực tế và thông qua các bài<br />
văn, thơ đã học như: Ca dao về tình cảm gia đình, Mẹ tôi…và các bài văn bài thơ<br />
khác để chứng minh cho có sức thuyết phục. ( 1 điểm ).<br />
- Ghi nhớ công ơn của mẹ bằng hành động cụ thể, thiết thực trong đời sống hàng<br />
ngày như: học tập tốt, rèn luyện nhân cách, biết vâng lời, làm theo lời hay, ý đẹp, ở<br />
nhà là con ngoan, ở trường là trò giỏi để không phụ lòng cha mẹ, anh chị, thầy cô và<br />
bạn bè. ( 1 điểm ).<br />
- Mở rộng và nâng cao vấn đề: Mẹ không chỉ là ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con<br />
trong hiện tại mà còn soi sáng cuộc đời con cả ở tương lai phía trước.<br />
( 0,5 điểm ).<br />
<br />
Câu 3 (5 điểm):<br />
* Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn chứng minh kết hợp giải thích<br />
một vấn đề văn học. Bài viết có bố cục rõ ràng, luận điểm khoa học, chặt chẽ, lập<br />
luận thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt…<br />
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể<br />
có những cảm nhận riêng nhưng bài viết cần phải làm toát lên được những nội dung<br />
cơ bản sau:<br />
I. Mở bài ( 0,25 điểm ):<br />
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong<br />
tác phẩm văn học (tình cảm nhân đạo).<br />
- Trích dẫn ý kiến.<br />
- Khẳng định qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương).<br />
II. Thân bài (4,5 điểm)<br />
1. Giải thích ý kiến (1 điểm):<br />
- Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương. “Nguồn gốc<br />
cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật,<br />
muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm<br />
rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn<br />
chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó<br />
chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm<br />
trong tác phẩm.<br />
- Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện<br />
của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau:<br />
Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh; lên<br />
án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề<br />
cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người; nâng niu khát vọng sống, khát<br />
vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.<br />
-> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn<br />
học của Hoài Thanh. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc, Hồ<br />
Xuân Hương đã gửi tấm lòng, tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho<br />
quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bởi vậy, tác phẩm thấm đẫm tình yêu<br />
thương con người, ngời sang niềm tin trân trọng với con người, trước hết là với người<br />
phụ nữ.<br />
2. Chứng minh ( 3 điểm )<br />
* Luận điểm 1: Bài thơ đã khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ<br />
( 1 điểm ).<br />
- Vẻ đẹp hình thức:<br />
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”<br />
Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là<br />
nhan sắc của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá,<br />
da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu.<br />
- Vẻ đẹp tâm hồn:<br />
“ Bảy nổi ba chìm với nước non<br />
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn<br />
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.<br />
<br />
Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng những người phụ nữ Việt<br />
Nam đã vượt lên, thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để gữi<br />
vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, thủy chung với cuộc đời, với con<br />
người.<br />
* Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thƣơng, đồng cảm, xót xa cho số<br />
phận ngƣời phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời (1 điểm ):<br />
“ Bảy nổi ba chìm với nước non”<br />
- Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” một cách sáng tạo trong<br />
câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của người phụ nữ. Cụm từ “với nước<br />
non” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi vất vả ấy. Từ “với” đi liền cùng<br />
hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi,<br />
xuống ghềnh, lên thác là vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông đất nước.<br />
Một cuộc đời hi sinh, vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm thương, trân trọng.<br />
- Không chỉ có số phận chìm nổi, long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến<br />
còn bị lệ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời<br />
không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của người phụ<br />
nữ.<br />
* Luận điểm 3: Qua bài thơ, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất<br />
công, tàn bạo đã tƣớc đi quyền sống, chà đạp lên con ngƣời. ( 0,5 điểm )<br />
- Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị<br />
coi rẻ. Xã hội đã tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ<br />
phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng”. Câu thơ<br />
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”, đặc biệt hai từ “ rắn”, “ nát” đọc lên nghe thật tội<br />
nghiệp. Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.<br />
* Luận điểm 4: Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng, đề cao những khát vọng nhân<br />
văn của ngƣời phụ nữ ( 0,5 điểm )<br />
- Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, người đọc có thể cảm nhận được đó<br />
chính là bản lĩnh của người phụ nữ: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong<br />
cuộc đời. Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên,<br />
chiến thắng số phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy chung<br />
son sắt của mình trong xã hội :“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.<br />
3. Đánh giá ( 0,5 điểm ):<br />
- Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn, khoa học bởi nó<br />
đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học : Văn học là tiếng nói<br />
của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.<br />
- Bài thơ “ Bánh trôi nước” mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì<br />
con người.<br />
- Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền<br />
sống của con người mà trước hết là người phụ nữ.<br />
III. Kết bài ( 0,25 điểm ):<br />
- Khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ.<br />
- Liên hệ mở rộng.<br />
.............................Hết.................................. ......<br />
Lưu ý: Trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng, trong khi chấm giáo viên<br />
cần linh hoạt. khuyến khích những bài viết sáng tạo, có năng khiếu.<br />
<br />