PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HUYỆN TRỰC NINH<br />
<br />
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI<br />
NĂM HỌC 2017 -2018<br />
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7<br />
Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
(Đề thi gồm 01 trang)<br />
<br />
-------------------------------<br />
<br />
Câu 1 (4,0 điểm). Đọc bài ca dao sau:<br />
“Thân em như tấm lụa đào<br />
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”<br />
1. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên. (1,0 điểm)<br />
2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của<br />
biện pháp tu từ đó. (1,0 điểm)<br />
3. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca dao? (1,0 điểm)<br />
4. Em thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào? Hãy<br />
chia sẻ suy nghĩ của em trong 5- 6 câu văn. (1,0 điểm)<br />
Câu 2 (6,0 điểm)<br />
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau:<br />
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”<br />
(Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”)<br />
Câu 3 (10,0 điểm)<br />
Một nhà văn Pháp đã nói:<br />
“Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”.<br />
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ<br />
ý kiến trên.<br />
<br />
……………..Hết……………<br />
Họ và tên thí sinh:………….......……………Họ, tên chữ ký GT1:……………………..<br />
Số báo danh:…………….......….……………Họ, tên chữ ký GT2:……………………..<br />
<br />
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 7<br />
Thang điểm 20<br />
NỘI DUNG<br />
Câu 1(4 điểm)<br />
1.(1,0 điểm)<br />
- Nội dung chính của bài ca dao: Bài ca dao là lời than thân của một người con gái<br />
tự hào về vẻ đẹp của mình nhưng lại băn khoăn, lo lắng cho số phận không biết sẽ<br />
trôi dạt về đâu.<br />
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm<br />
2.Bp tu từ: 1,0 đ<br />
- Biện pháp so sánh:<br />
Hình ảnh so sánh: So sánh “ Thân em như tấm lụa đào”<br />
- Tác dụng:<br />
+ Hình ảnh so sánh “ thân em” như “tấm lụa đào” gợi lên hình ảnh cô gái có vẻ<br />
đẹp trẻ trung, duyên dáng, mềm mại.<br />
+ Biện pháp so sánh còn gợi lên số phận phụ thuộc, bấp bênh may rủi của người<br />
phụ nữ.<br />
3. Giọng điệu:<br />
- Giọng điệu trong bài ca dao là giọng điệu ngậm ngùi, than vãn.<br />
- Giọng điệu trong bài ca dao là lời than thân của người con gái, biết mình đẹp,<br />
nhưng lại rất băn khoăn lo lắng về một tương lai bấp bênh “biết vào tay ai” khi họ<br />
không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho mình. Bài ca dao như một tiếng thở dài<br />
buông xuôi, cam chịu , ngậm ngùi.<br />
4. Bài viết đúng dung lượng số câu , súc tích, không sai chính tả, lỗi ngữ pháp;<br />
đúng chủ đề.<br />
* Bài viết của học sinh có thể khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau:<br />
- Ngày nay người phụ nữ được đối xử bình đẳng, được tôn vinh, trân trọng...<br />
<br />
ĐIỂM<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
<br />
0,25đ<br />
0,75 đ<br />
<br />
- Người phụ nữ ngày nay có vai trò quan trọng trong xã hội, có thái độ tự tin, có<br />
tinh thần vươn lên làm chủ cuộc đời...<br />
- Tuy vậy , vẫn còn có hiện tượng người phụ nữ bị đối xử bất công, bị bạo lực gia<br />
đình…<br />
Câu 2(6 điểm)<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
+ Đảm bảo bài văn hoàn chỉnh 3 phần mở-thân-kết, đúng kiểu bài nghị luận.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
a) Giải thích câu nói: 1,5 đ<br />
+ “ Giông tố” ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ<br />
dội.<br />
+ “Cúi đầu”: đầu hàng những khó khăn, thử thách<br />
+ Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu<br />
trước khó khăn, chớ đầu hàng thử thách, gian nan.<br />
B . Khẳng định, chứng minh vấn đề: 3,0 đ<br />
Có thể triển khai các ý:<br />
+ Khẳng định : Câu nói trên là hoàn toàn đúng.<br />
+ Câu nói là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời kháng chiến<br />
chống Mĩ. Họ sống thật đẹp và hào hùng.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
0,5đ<br />
<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
<br />
+ Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách nhưng con người không khuất phục ( Dẫn<br />
chứng cụ thể)<br />
+ Gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người (Dẫn chững cụ thể).<br />
+ Nếu con người gục ngã trước giông tố, con người sẽ thất bại và không thể trưởng<br />
thành (dẫn chứng)<br />
c) Bài học nhận thức: 1,0 đ<br />
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: Sống không sợ gian nan, thử<br />
thách, phải có nghị lực và bản lĩnh để đương đầu và vượt qua thử thách.<br />
- Phê phán những người nản chí, nản lòng...<br />
- Bài học rút ra cho bản thân: Trong học tập, trong cuộc sống bản thân phải luôn có<br />
ý thức phấn đấu vươn lên. Phải đương đầu với thử thách và thất bại thì mới đủ<br />
nghị lực để đạt đến thành công trong cuộc sống.<br />
Lưu ý: Học sinh có thể làm nhiều cách và triển khai ý có thể khác đáp án nhưng<br />
vẫn phải đảm bảo đúng ý nghĩa mà câu nói hướng đến.<br />
Nếu bài viết không đưa ra được hệ thống dẫn chứng thuyết phục, cụ thể thì chỉ cho<br />
tối đa ½ số điểm của mỗi ý chứng minh. Cho điểm tối đa hs lấy d/c chứng minh<br />
sau khi nêu tất cả các lập luận.<br />
<br />
1,0đ<br />
1,0đ<br />
0,5<br />
0,5đ<br />
0,25đ<br />
0,25đ<br />
<br />
Câu 3 (10,0 điểm):<br />
1. Yêu cầu về kĩ năng:<br />
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học<br />
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.<br />
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.<br />
2. Yêu cầu về kiến thức:<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
*Mở bài<br />
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.<br />
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.<br />
*Thân bài<br />
a) Giải thích : 1,5 đ<br />
- Giải nghĩa từ ngữ: “đọc”(tìm hiểu, suy ngẫm), “câu thơ hay”(có giá trị nội dung, 1,0đ<br />
nghệ thuật), “bắt gặp”(phát hiện ra, đồng cảm), “tâm hồn”(con người tinh thần bên<br />
trong con người)<br />
- Khái quát ý nghĩa: Câu nói khẳng định: Tìm hiểu thơ, người đọc sẽ thấy được con<br />
người bên trong – con người tinh thần của nhà thơ.<br />
- Đọc Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến , ta gặp một con người luôn đề cao và<br />
trân trọng tình bạn tri kỉ, một con người có tâm hồn thanh cao, gắn bó với cuộc 0,5đ<br />
sống đồng quê, cũng là một con người thâm trầm, hóm hỉnh.<br />
b) Chứng minh vấn đề: 6,0 đ<br />
1. Tâm hồn con người trân trọng tình bạn tri kỉ:<br />
- Niềm vui bất ngờ khi có bạn hiền đến thăm khi mình đã từ quan về quê ở ẩn<br />
(Phân tích câu 1)<br />
- Tình cảm gắn bó sâu nặng thể hiện trong mong muốn tiếp đãi bạn hiền và lời đùa 4,0đ<br />
vui hóm hỉnh (Phân tích 6 câu thơ tiếp theo)<br />
- Lời khẳng định tình bạn tri kỉ vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường (Câu cuối)<br />
<br />
2. Tâm hồn một con người có nếp sống thanh cao, gắn bó với lao động, với đồng<br />
quê : - Từ quan về quê sống cuộc sống giản dị, thanh bần.<br />
1,0đ<br />
- Giới thiệu với bạn về những thứ cây nhà lá vườn do tự tay mình làm ra...<br />
- Dùng ngôn ngữ bình dân chửa ra cây, vừa rụng rốn....,<br />
3. Tâm hồn của một bậc cao nhân, vừa đùa vui hóm hỉnh, vừa thâm trầm sâu xa:<br />
- Sau lời chào là những câu thơ ẩn chứa nụ cười hóm hỉnh, tất cả đều có nhưng lại<br />
chẳng có thứ gì để có thể thết đãi bạn quý... Cả miếng trầu cũng không có.<br />
1,0đ<br />
- Bài thơ mang ý nghĩa sâu sắc về một tình bạn cao đẹp, vượt qua tất cả hoàn cảnh,<br />
thời gian, địa lí, vượt qua mọi thứ vật chất tầm thường... Bài thơ thể hiện tài năng<br />
của nhà thơ, cũng thể hiện trí tuệ, sự uyên bác của một nhân cách lớn .<br />
<br />
c)Đánh giá : 1,5 đ<br />
1. Đánh giá về nghệ thuật thể hiện: thể thơ thất ngôn bát cú, ngôn ngữ giản dị<br />
nhiều khẩu ngữ, kết cấu độc đáo bất ngờ ở câu kết...<br />
<br />
0,75đ<br />
<br />
2. Nội dung: Đọc bài thơ ta bắt gặp vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Nguyễn Khuyến:<br />
một con người uyên bác, một nhà thơ lớn, sống thanh cao, giản dị , trọng tình<br />
nghĩa. Ông là một tác giả lớn trong nền văn học trung đại Việt Nam.<br />
3. Đánh giá chung về vấn đề cần nghị luận:<br />
- Thơ ca, nghệ thuật là nơi người nghệ sĩ giãi bày tâm tư, cảm xúc, rung động trước<br />
cuộc đời.<br />
- Tác phẩm biểu hiện tâm hồn nhà thơ, vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ là cội nguồn tạo nên 0,75đ<br />
vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.<br />
- Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn<br />
thiện tâm hồn mình.<br />
* Kết bài: - Đánh giá khái quát lại vấn đề.<br />
<br />
0,5đ<br />
<br />
- Bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của bản thân về vấn đề vừa làm sáng tỏ.<br />
<br />
* Lưu ý :<br />
- Giám khảo linh hoạt cho điểm các phần bài, trân trọng những bài viết sáng tạo,<br />
trong sáng, có bố cục rõ ràng mạch lạc.<br />
- Với những bài làm sai quá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt, lỗi dùng dấu câu; hoặc<br />
chữ viết quá cẩu thả trừ 0,25 - 0,5 điểm trên toàn bài.<br />
- Để điểm lẻ ở mức 0,25 điểm<br />
<br />