PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
HÀ TRUNG<br />
<br />
Số báo danh<br />
……………….<br />
<br />
KÌ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9,<br />
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
Môn thi: Ngữ văn<br />
Ngày thi: 25 tháng 9 năm 2018<br />
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:<br />
CỨ VỀ THANH HÓA MỘT LẦN<br />
Cứ về Thanh Hoá một lần<br />
Vượt biển thì phải vượt qua Thần Phù<br />
Thì em hiểu hết người dân xứ này<br />
Đất thì sông Mã, sông Chu<br />
Vì sao hát lại “dô huầy”<br />
Hết Pù Nọoc Cọoc lại Pù Eo Cưa<br />
Vì sao nhiều lúc đò đầy vẫn sang<br />
Núi thì đâu cũng núi Nưa<br />
Vì sao đi cấy sáng trăng<br />
Làng thì sinh Chúa, sinh Vua khắp vùng<br />
Vì sao hạt cát cũng vang trống đồng<br />
Sức ai cũng sức ông Bùng<br />
Đâu cũng thần núi, thần sông<br />
Chí ai cũng chí anh hùng cưỡi voi<br />
Đâu cũng truyền thuyết thêu trong, dệt ngoài<br />
Kinh đô Việt mấy lần rồi<br />
Ngõ quê rung tiếng Trạng cười<br />
Mở trang sử cứ tưởng chơi hú hà<br />
Rạ rơm ăm ắp những lời giao duyên<br />
Mồ hôi, xương máu đổ ra<br />
Đá mơ Từ Thức lên tiên<br />
Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê<br />
Lưới chài rách cũng vớt lên gươm thần<br />
Đá Mài Mực, đá Ăn Thề<br />
Biển thì Độc Cước phân thân<br />
Yêu nhau đem cả biển về rửa chân<br />
Núi thì để lại dấu chân Phật Bà<br />
Cứ về Thanh Hóa một lần<br />
Vượt sông thì vượt Hang Ma<br />
Thì em hiểu hết người dân xứ này.<br />
(Nguyễn Minh Khiêm, Giao mùa, NXB Thanh Hóa, 2017)<br />
<br />
Câu 1 (1,0 điểm). Văn bản được viết bằng thể thơ gì? Nêu hiểu biết của em về thể<br />
thơ này.<br />
Câu 2 (1,0 điểm). Trong văn bản trên, những danh từ riêng nào gợi nên sự khó<br />
khăn, hiểm trở của vùng đất Thanh Hóa?<br />
Câu 3 (2,0 điểm). Hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật nhất trong 8 câu thơ đầu?<br />
Câu 4 (2,0 điểm). Em hiểu gì thêm về vùng đất và con người Thanh Hóa qua câu<br />
thơ: “Mồ hôi, xương máu đổ ra / Kết dâng thành đảo gọi là Hòn Mê”?<br />
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN<br />
<br />
Câu 1 (4,0 điểm). Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn<br />
văn (khoảng 200 chữ) với nội dung lòng tự hào về quê hương của mỗi con người.<br />
Câu 2 (10,0 điểm). Nhà thơ Sóng Hồng từng nói: “Thơ là sự thể hiện con người<br />
và thời đại một cách cao đẹp”.<br />
Từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (SGK Ngữ văn 9, tập một) hãy làm sáng tỏ<br />
nhận định trên.<br />
---------------------- Hết ---------------------(Giám thị không giải thích gì thêm)<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9,<br />
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018 - 2019<br />
MÔN NGỮ VĂN<br />
Hướng dẫn chấm này có 03 trang<br />
I. Hướng dẫn chung:<br />
- Giám khảo vận dụng hướng dẫn chấm chủ động, linh hoạt, tránh cứng nhắc, máy<br />
móc và phải biết cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để ngoài kiểm tra kiến thức cơ bản,<br />
giám khảo cần trân trọng những bài làm thể hiện được tố chất của một học sinh giỏi (kiến<br />
thức vững chắc, có năng lực cảm thụ văn học sâu sắc, tinh tế, kỹ năng làm bài tốt, diễn đạt có<br />
cảm xúc, có giọng điệu riêng...) đặc biệt khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có<br />
phong cách riêng.<br />
- Giám khảo cần đánh giá bài làm của học sinh một cách tổng thể ở từng câu và cả<br />
bài, không đếm ý cho cho điểm nhằm đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương<br />
diện: kiến thức và kỹ năng.<br />
- Hướng dẫn chấm thi chỉ nêu ý chính và thang điểm cơ bản, trên cơ sở đó, giám khảo<br />
có thể thống nhất để định ra ý chi tiết và thang điểm cụ thể hơn.<br />
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản, hợp lý, có<br />
sức thuyết phục, giám khảo căn cứ vào thực tế bài làm để cho điểm một cách chính xác, khoa<br />
học, khách quan, công bằng.<br />
- Tổng điểm toàn bài là 20 điểm.<br />
II. Hướng dẫn cụ thể:<br />
<br />
Câu<br />
Câu 1<br />
(1,0đ)<br />
Câu 2<br />
(1,0đ)<br />
<br />
Câu 3<br />
(2,0đ)<br />
<br />
Câu 4<br />
(2,0đ)<br />
<br />
Câu 1<br />
(4,0đ)<br />
<br />
Nội dung cần đạt<br />
Điểm<br />
PHẦN I. ĐỌC HIỂU<br />
6,0<br />
HS nhận diện đúng thể thơ và nêu được đặc trưng cơ bản của thơ lục bát: số 1,0<br />
tiếng mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp…<br />
Xác định được những danh từ chỉ địa danh như: Độc Cước, Hang Ma, Thần 1,0<br />
Phù, sông Mã, sông Chu, Pù Nọoc Cọoc, Pù Eo Cưa, núi Nưa…<br />
HS nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp điệp ngữ trong 8 câu thơ đầu:<br />
- Vì sao…: cách mời gọi gợi sự tò mò, gây hứng thú cho người nghe, khiến 0,5<br />
người nghe mong được đến Thanh Hóa ngay lập tức.<br />
- Đâu cũng…: gợi sự liên tưởng về một vùng đất có nền văn hóa dân gian 0,5<br />
đặc sắc, gợi lên qua những truyền thuyết dân gian.<br />
- Nghệ thuật điệp ngữ đã trực tiếp mở ra một vùng quê Thanh thơ mộng, 1,0<br />
giàu đặc trưng văn hóa dân gian.<br />
Hai câu thơ giúp người đọc hiểu thêm về truyền thống đánh giặc giữ nước 2,0<br />
của nhân dân Thanh Hóa.<br />
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN<br />
14,0<br />
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 200 chữ (khoảng 20-25 dòng), có đủ<br />
các phần mở đoạn, phát triển đoạn; lập luận thuyết phục, có lí lẽ và dẫn 0,5<br />
chứng cụ thể, đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.<br />
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Lòng tự hào về quê hương ở mỗi con 0,5<br />
người.<br />
c. Triển khai vấn đề:<br />
<br />
* Giải thích: Tự hào quê hương là trạng thái hài lòng, ngưỡng mộ, trân<br />
trọng và hãnh diện về những điều tốt đẹp, truyền thống quý báu, đặc trưng<br />
văn hóa… mà quê hương mình có được.<br />
* Bàn luận:<br />
- Tự hào về quê hương mình là một trạng thái tình cảm rất đáng quý ở mỗi<br />
con người. Tình cảm đó đã được hình thành và nuôi dưỡng tự bao đời nay<br />
và đến nay vẫn là một tình cảm cần được củng cố và phát huy đa dạng hơn<br />
nữa.<br />
- Biểu hiện của lòng tự hào về quê hương rất đa dạng, phong phú và thể<br />
hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau (HS lấy dẫn chứng: yêu mái đình, con<br />
sông, cây đa, giếng nước, gìn giữ di tích lịch sử, giữ gìn tiếng nói địa<br />
phương…)<br />
* Bài học nhận thức và hành động: Phải luôn biết tự hào về quê hương<br />
mình, tìm hiểu những vẻ đẹp còn tiềm ẩn của quê hương và nhân rộng, phát<br />
huy tình cảm đó vì đó là tình cảm rất đáng quý, đáng trân trọng, một biểu<br />
hiện rõ nét nhất về tình yêu nước. Phê phán những biểu hiện làm ảnh<br />
hưởng, hoen ố vẻ đẹp truyền thống quê hương.<br />
1, Yêu cầu chung:<br />
- Học sinh biết huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo<br />
lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.<br />
- Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng<br />
phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phải bám sát và làm rõ ý kiến được nêu ra ở<br />
đề bài.<br />
- Bài viết có bố cục chặt chẽ, trình bày rõ ràng, không sai lỗi chính tả và<br />
không mắc lỗi diễn đạt.<br />
2, Yêu cầu cụ thể:<br />
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn được vấn đề cần bàn luận.<br />
- Giải thích nhận định:<br />
- Thơ: thể loại văn học bộc lộ cảm xúc, tình cảm.<br />
Câu 2<br />
- Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp: Ý kiến này<br />
(10,0đ)<br />
bàn về mối quan hệ giữa thơ với con người và cuộc sống thời đại đã sản<br />
sinh ra nó. Nhưng không phải miêu tả điều đó đơn giản, máy móc mà thể<br />
hiện một cách cao đẹp, nghĩa là ca ngợi, tự hào, yêu mến… bằng những<br />
hình thức nghệ thuật độc đáo. Hai yếu tố con người và thời đại không tách<br />
rời nhau mà gắn bó mật thiết trong cảm xúc hình tượng thơ.<br />
- Chứng minh vấn đề: (thí sinh có thể làm nhiều cách, chẳng hạn chỉ cần<br />
làm rõ vấn đề “vẻ đẹp con người mang đậm chất thời đại” trong bài thơ,<br />
hoặc có thể tách hai phần “con người” – “thời đại”như định hướng dưới<br />
đây, nhưng phải có có sự liên hệ khăng khít )<br />
Con người:<br />
+ Đó là những người nông dân mặc áo lính ra trận tham gia đánh Pháp<br />
bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được, họ mang vẻ đẹp cao cả của lí tưởng<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
yêu nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nền độc lập (Đứng cạnh bên nhau chờ<br />
giặc tới) và luôn lạc quan, tin tưởng (Miệng cười buốt giá).<br />
+ Tình đồng chí là một biểu hiện cao đẹp của người lính: cùng chan hòa,<br />
sẻ chia gian lao, niềm vui để gắn bó keo sơn (đôi tri kỉ - Đồng chí…); cùng<br />
hiểu những nỗi niềm riêng thầm kín (gửi bạn thân cày, mặc kệ gió lung lay,<br />
nhớ người ra lính…); cùng giúp nhau vượt qua gian lao, thiếu thốn (sốt run<br />
người, áo anh rách vai - quần tôi có vài mảnh vá…), để rồi (Thương nhau<br />
tay nắm lấy bàn tay), đó là tình cảm xúc động, thiêng liêng của con người<br />
Việt Nam trong chiến đấu.<br />
+ Nổi bật trong bài thơ thể hiện một cách cao đẹp tình đồng chí chính là<br />
hình ảnh Đầu súng trăng treo. Đây là một sáng tạo đặc sắc, giàu chất hiện<br />
thực và giàu cảm hứng lãng mạn. Sức gợi liên tưởng giữa súng - chiến<br />
tranh, hiện thực khốc liệt và trăng - yên bình, mơ mộng, lãng mạn, đó là<br />
một biểu tượng đẹp về người lính cũng là kết tinh phẩm chất tâm hồn Việt<br />
Nam trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.<br />
Thời đại :<br />
+ Vẻ đẹp của tình đoàn kết giai cấp, hình ảnh làng quê, ruộng đồng, cái<br />
nghèo… là chi tiết cuộc sống rất chân thực những năm 1948 khi tác giả viết<br />
bài thơ này (nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá, ruộng nương, cày,<br />
gian nhà, giếng nước, gốc đa…)<br />
+ Trong bài thơ, người lính xuất hiện trên cái nền của hiện thực khốc liệt<br />
những ngày đầu kháng chiến trường kì (Súng bên súng, rừng hoang sương<br />
muối, chờ giặc tới…) đã thể hiện vẻ đẹp lí tưởng anh hùng của thời đại cách<br />
mạng Hồ Chí Minh.<br />
Nghệ thuật thể hiện con người và thời đại:<br />
+ Ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.<br />
+ Hình tượng người lính cách mạng độc đáo.<br />
+ Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn, bay bổng.<br />
+ Vận dụng các biện pháp tu từ đặc sắc.<br />
+ Thể thơ và giọng điệu thủ thỉ tâm tình…<br />
Đánh giá chung:<br />
- Ý kiến trên rất đúng đắn vì thơ luôn lấy con người và thời đại làm cảm<br />
hứng sáng tạo. Con người chính là linh hồn của thời đại, thời đại đã tạo ra<br />
vẻ đẹp cho con người.<br />
- Đồng chí là bài thơ độc đáo viết về anh bộ đội cụ Hồ, những người nông<br />
dân mặc áo lính, anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh, một tượng<br />
đài tráng lệ mộc mạc, bình dị mà cao cả thiêng liêng về con người Việt<br />
Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh, trường kì chống Pháp, qua đó, cảm<br />
hóa ý thức sâu sắc tuổi trẻ hôm nay về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
1,0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />