intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD lớp 12 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

379
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh BẮC NINH năm 2012 – 2013 môn GDCD lớp 12 đề chính thức để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD lớp 12 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN THI: GDCD - LỚP 12 - THPT Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ================ Câu 1 (5.0 điểm). Em hiểu như thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Có mấy loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? Đó là những loại nào? Cho các ví dụ để minh họa? Câu 2 (5.0 điểm). Em hãy cho biết: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân; quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? Nêu nội dung của các quyền đó? Công dân phải làm những gì để thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản? Câu 3 (4.0 điểm). An 16 tuổi cùng với bố, cả hai người đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Khi bị cảnh sát giao thông phạt, bố bạn An không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn An mới 16 tuổi, còn nhỏ, chỉ biết lái xe đi theo ông nên không đáng bị phạt. Câu hỏi: 1- Theo em, lí do bố bạn An đưa ra có xác đáng không? Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng hay sai? Bạn An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình không? 2- Theo em, trong tình huống trên, hai bố con bạn An có lỗi không? Vì sao? 3- Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước ai? Họ chưa gây ra tai nạn, họ chưa phải bồi thường cho ai, vậy cảnh sát giao thông nhân danh ai và căn cứ vào đâu để phạt tiền họ? Việc phạt ấy có ý nghĩa gì? 4- Em hãy chỉ ra các vi phạm của An và bố của bạn ấy. Với các vi phạm của mỗi người, họ phải chịu trách nhiệm pháp lí như thế nào? Câu 4 (3.0 điểm). Chị Hà bị Giám đốc công ty kỷ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Vì cho rằng quyết định kỷ luật của Giám đốc với chị là sai pháp luật cho nên chị đã làm đơn khiếu nại và trực tiếp gửi đơn tới Ủy ban nhân dân tỉnh, người cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh không nhận hồ sơ và giải thích đơn của chị gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng pháp luật. Chị Hà ấm ức lắm, vì cho rằng trong trường hợp này chị gửi đơn khiếu nại như vậy là đúng. Câu hỏi: 1- Theo em, trong trường hợp này, chị Hà làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh là đúng hay sai pháp luật? 2- Theo pháp luật khiếu nại và tố cáo, chị Hà phải làm gì để thực hiện quyền công dân của mình? Câu 5 (3.0 điểm). Nguyễn Văn Ba 19 tuổi, là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy. Không có tiền để hút, Ba có ý định đi cướp xe máy. Ba tìm được một người quen là Trần Văn Hạnh 17 tuổi, bỏ học, lang thang ở bến xe và cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên thuê người chở xe ôm, đến chỗ vắng và dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật giám định 70%). Căn cứ vào hành vi phạm tội của Ba và Hạnh là tội phạm có tổ chức, có kế hoạch và sử dụng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho nạn nhân. Tòa án đã xử tên Nguyễn văn Ba án tù chung thân, Trần Văn Hạnh 17 năm tù. Gia đình Ba cho rằng tòa xử như vậy là không công bằng vì cả hai tên cùng thực hiện một hành vi thực hiện vụ cướp. Câu hỏi: Theo em, thắc mắc của gia đình Ba là đúng hay sai? Vì sao? --------------Hết -------------- (Đề thi gồm 01 trang)
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH MÔN GDCD 12- THPT Năm học 2012- 2013 Câu Hướng dẫn Điểm 1 Ý1 Em hiểu thế nào về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí? 2.0 * Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.0 Có 3 dấu hiệu vi phạm pháp luật: + Là hành vi trái pháp luật; + Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện + Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. 1.0 Ý2 Có 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí 2.0 - Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. 0.5 Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự thể hiện ở chỗ người đó phải chấp hành hình phạt theo quyết định của tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự do tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm. Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi lấy nguyên tắc giáo dục là chủ yếu. - Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. 0.5 Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính do cố ý; Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra. - Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. 0.5 Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện. - Vi phạm kỷ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước ... do pháp luật hành chính, lao động bảo vệ. 0.5 Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc. Ý3 Cho các ví dụ minh họa. Các ví dụ về 4 loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 1.0 2 Ý1 Khái niệm, nội dung của 3 quyền: 5.0 * Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có nghĩa là không ai bị bắt 1.0 nếu như không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
  3. - Nội dung: Không một ai dù ở cương vị nào có quyền tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng hoặc do nghi ngờ không có căn cứ. Trong một số trường hợp cần thiết phải bắt, giam giữ người thì cán bộ nhà nước có thẩm quyền phải tuân theo những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. * Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 1.0 của công dân: Công dân có quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm; Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. - Nội dung: + Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Pháp luật quy định không ai được đánh người, nghiêm cấm hành vi xâm phạm tới tính mạng của người khác như: Giết người, đe dọa giết người, làm chết người. + Không ai được xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác. * Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân: Chỗ ở của công dân được 1.0 nhà nước và mọi người tôn trọng, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được khám xét chỗ ở của một người. Trong trường hợp này thì việc khám xét cũng không được tiến hành tùy tiện mà phải tuân theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. - Nội dung: + Cá nhân, tổ chức tự tiện vào chỗ ở của người khác, tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm pháp luật. Về nguyên tắc không ai được tự tiện vào chỗ ở của người khác. +Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của người khác, tuy nhiên cũng không được khám xét tùy tiện mà phải tuân theo những trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Ý2 2.0 Trách nhiệm của công dân: - Công dân phải học tập, tìm hiểu để nắm được các quyền tự do cơ bản của 0.5 mình, biết phân biệt hành vi đúng pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ mình, người xung quanh. - Biết phê phán, đấu tranh trước những việc làm sai trái vi phạm các quyền tự do 0.5 cơ bản của công dân. - Tích cực tham gia giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành quyết định bắt người, 0.5 khám xét chỗ ở trong trường hợp được pháp luật cho phép. - Tự rèn luyện, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật để sống văn minh tôn trọng 0.5 pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật của nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của người khác. 3 Học sinh trả lời đúng 4 ý, mỗi ý 1 điểm. 4.0 Ý1 1.0 - Lí do bố An đưa ra là không xác đáng. 0.25 - Vì cả hai bố con An đều tham gia giao thông nên phải biết và nắm được Luật 0.25 Giao thông, trong đó có quy định về đường một chiều. 0.25 - Cảnh sát giao thông phạt hai bố con An là đúng. - An có phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình vì đã 16 tuổi 0.25 Ý2 1.0 - Trong tình huống trên, cả hai bố con An đều có lỗi. 0.5 - Vì họ đều biết rằng đi vào đường một chiều là sai, có thể gây tai nạn nguy 0.5
  4. hiểm cho bản thân và cho người khác cùng tham gia giao thông song họ vẫn đi vào. Ý3 1.0 - Hai bố con bạn An phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. 0.5 - Cảnh sát giao thông với thẩm quyền được giao, nhân danh pháp luật và quyền 0.25 lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của pháp luật và quyền lực nhà nước, căn cứ vào các quy định của Luật giao thông đường bộ và Nghị định của Chính phủ để phạt hai bố con bạn An. - Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn An tức là buộc hai bố con An phải 0.25 chịu trách nhiệm về hành vi trái pháp luật của mình , đồng thời qua đó, giáo dục bố con An và những người khác phải có ý thức chấp hành pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân và cho những người xung quanh. Ý4 - Bố của An đi xe máy vào đường ngược chiều cho nên sẽ phải chịu trách nhiệm 1.0 pháp lí về hành vi đó. 0.25 - Bạn An cũng đi xe máy vào đường ngược chiều nên cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi đó. Bên cạnh đó, nếu xe máy của An điều khiển có dung tích xi lanh trên 50 cm3 thì An còn phải chịu thêm một trách nhiệm pháp lí về hành vi này. - Căn cứ vào những vi phạm của hai bố con bạn An thì họ phải chịu trách nhiệm 0.25 hành chính. 0.5 4 Học sinh trả lời được 2 ý đúng, mỗi ý 1.5 điểm 3.0 1- Chị Hà gửi đơn đến Ủy ban nhân dân tỉnh là không đúng trình tự giải quyết 1.5 khiếu nại. 2- Trong trường hợp này, chị Hà cần gửi đơn khiếu nại đến chính người Giám 1.5 đốc Công ty đã ra quyết định kỷ luật chị. Chỉ khi nào chị Hà không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Giám đốc thì chị mới gửi đơn khiếu nại đến người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của Giám đốc cơ quan chị. 5 Học sinh nêu được: 3.0 - Thắc mắc của gia đình Ba là sai. 1.0 - Vì: Ba phải chịu hình phạt nặng hơn vì Ba đã thành niên, đủ tuổi để hoàn toàn 2.0 chịu trách nhiệm về hành vi phạm tội của mình. Hình phạt dành cho Hạnh nhẹ hơn vì Hạnh ở tuổi vị thành niên, hình phạt dành cho hạnh như vậy là công bằng theo đúng quy định của Bộ luật Hình sự.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0