intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 – Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (Đề chính thức)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 – Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (Đề chính thức) giúp giáo viên đánh giá năng lực của học sinh một cách toàn diện hơn từ đó có các phương pháp hỗ trợ học tập tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử lớp 12 – Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An (Đề chính thức)

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN                    KÌ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI TỈNH                      Đề chính Môn thi:   LỊCH SỬ LỚP 12 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (6,0 điểm)        Bằng hiểu biết về tổ chức Liên Hợp Quốc, hãy làm rõ: a) Sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc. b) Vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc giải quyết những vấn đề  thế  giới. c) Những đóng góp của Việt Nam trong tổ chức này. B. LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm). Câu 1 (7,0 điểm):       Trình bày nội dung cơ  bản của Hội nghị  Ban chấp hành Trung  ương   Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (tháng 5/1941).           Vấn đề  xây dựng lực lượng vũ trang nhằm chuẩn bị  cho tổng khởi  nghĩa mà hội nghị đề ra đã được Đảng ta thực hiện như thế nào? Câu 2 (7,0 điểm):       Phân tích chính sách đối ngoại của Đảng và Hồ  Chủ  tịch từ  sau cách  mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày toàn quốc kháng chiến. ­­­­­­­­­­­­­­­Hết­­­­­­­­­­­­­­­­­ Họ và tên:................................................................................................Số báo danh:.....................
  2. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI TỈNH ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ 12 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ CÂU NỘI DUNG ĐIỂM A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI 6.0 Câu 1.             Bằng hiểu biết... 4.0 a  Trình bày... 2,0 * Sự ra đời... ...       Ngày 26/6/1945 đại diện của 50 nước họp tại Xan Phranxixcô ( Mĩ) đã thông   0.5 qua Hiến chương Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945 phiên họp đầu tiên được tổ  chức tại Luân Đôn và ngày này được lấy làm ngày thành lập Liên Hợp Quốc.  * Mục đích:   Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các   1.0 nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và nguyên tắc dân tộc   tự quyết. ...   * Nguyên tắc:     Liên Hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc:    ­  Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.      ­ Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.  0.5     ­ Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hoà bình.     ­ Nguyên tắc nhất trí giữa năm cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.     ­  Liên Hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. b.  Vai trò của Liên Hợp Quốc...  2.5  ­ Giải quyết những vấn đề tranh chấp, xung đột, chống chiến tranh hạt nhân bảo  vệ hoà bình, an ninh thế giới: vấn đề Trung Đông, vấn đề hạt nhân Iran, Triều Tiên,  chống khủng bố... 1.0 ­ Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên nhiều lĩnh vực: kinh tế,  văn hoá, xã hội... 0.5 ­ Giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu: dân số, dịch bệnh, môi trường,  lương thực... 1,0 c. Những đóng góp của Việt Nam...  1.5   ­ Tháng 9/1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc.  0.5   ­ Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh những nguyên tắc, tôn trọng những quyết định  của Liên Hợp Quốc và có nhiều đóng góp về vấn đề hoà bình: tích cực ủng hộ, góp  phần vào việc giải quyết những tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp  hoà bình (rút quân khỏi Campuchia, làm trung gian để thúc đẩy việc giải quyết vấn  0.5
  3. đề hạt nhân của Triều Tiên...)   ­ Năm 2008 trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp  Quốc, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của tổ chức  này. 0.5  B. LỊCH SỬ VIỆT NAM 14.0    Câu 1. Hoàn cảnh... 7.0 * Hoàn cảnh... 1,0 ­ Phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô... 0.5 ­ Tháng 9 năm 1940 phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp  áp bức, bóc lột nhân dân ta. Mâu thuẫn dân tộc càng thêm gay gắt. Trước tình hình  đó, ngày 28­1­1941 Nguyễn Ái Quốc về nước. Người triệu tập và chủ trì hội nghị  TƯ Đảng lần thứ 8, từ ngày 10 đến 19­5­1941 tại Pắc Bó – Cao Bằng .  0.5 * Nội dung của hội nghị :  3.0 ­ Nhận định mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân ta với đế quốc Pháp, phát xít Nhật là  mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất, đòi hỏi phải giải quyết cấp bách. Từ đó tiếp tục  đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và xem đây là nhiệm vụ bức thiết ...  1.0 ­ Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu “ cách mạng ruộng đất” thay bằng khẩu hiệu tịch thu  ruộng đất của bọn đế quốc việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức,  tiến tới thực hiện “người cày có ruộng”. 0.5 ­  Chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh ( gọi tắt là Việt Minh) nhằm  liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước vào cuộc đấu tranh giải phóng dân  tộc. 1.0 ­  Xúc tiến chuẩn bị  mọi mặt để tiến tới khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện, phải  kịp thời phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa khi có tình thế cách mạng. 1.0 * Ý nghĩa:      Hội nghị TW lần thứ 8 đã hoàn chỉnh quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược  cách mạng của Đảng được đặt ra từ hội nghị TW lần thứ 6 (11/1939), nó có tác  1.0 dụng quyết định trong việc động viên toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới  cách mạng tháng Tám.   b.   Vấn đề... 2.0 ­ Trên cơ sở đội du kích Bắc Sơn, tháng 7/1941 Đảng thành lập Cứu quốc quân. Từ  tháng 7/1941­2/1942 đội đã tiến hành chiến tranh du kích. Sau đó phân tán nhiều bộ  phận, tuyên truyền, gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng ở các tỉnh Thái  Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn. 1,0 ­ 22/12/1944 theo Chỉ thị của Nguyễn Ái Quốc, Vịêt Nam tuyên truyền giải phóng  quân được thành lập. Tháng 4/1945 Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp quyết  định thống nhất các lực lượng vũ trang. Tháng 5/1945 Việt Nam tuyên truyền giải  phóng quân hợp nhất với Cứu quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân. 0.5 ­ Việc chuẩn bị lực lượng vũ trang chu đáo đã góp phần quan trọng cho cuộc tổng 
  4. khởi nghĩa dành thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu 0.5  Câu 2. Chính sách đối ngoại... kháng chiến  7.0 * Trước ngày 6/3/1946:  2.5 ­ Đối với quân Tưởng : Trước ngày 6/3/1946 hoà với Tưởng để chống Pháp  1,5       + Ta chủ trương hoà hoãn, tránh xung đột, giao thiệp thân thiên, lãnh đạo nhân  dân đấu tranh chính trị một cách khôn khéo...Nhượng cho chúng một số yêu sách về  chính trị (cho bọn tay sai của Tưởng 70 ghế trong quốc hội, 4 ghế bộ trưởng...),  kinh tế (cung cấp một phần lương thưc, thực phẩm, nhận tiêu tiền “Quan kim”,  “Quốc tệ”. 0.5        + Kiên quyết bác bỏ những yêu cầu của chúng: Hồ Chí Minh từ chức, gạt  những đảng viên Cộng sản ra khỏi chính phủ lâm thời, thay đổi quốc kỳ, quốc  ca...Vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của tay sai Tưởng (Việt  quốc, Việt cách...) những kẻ phá hoại có đầy đủ bằng chứng đều bị trừng trị theo  pháp luật... 0.5        + Ý nghĩa: Hạn chế những hành động phá hoại của Tưởng, âm mưu lật đổ  chính phủ Hồ Chí Minh của Tưởng bị thất bại, bảo vệ được chính quyền cách  mạng, ổn định miền Bắc, tạo điều kiện chi viện cho miền Nam chống thực dân  Pháp.  0.5 ­ Đối với thực dân Pháp ở miền Nam: ta kiên quyết đứng lên kháng chiến chống TD  Pháp.  1,0         + Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945, được sự giúp sức của thực dân Anh, TD Pháp  đánh úp trụ sở UB nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, chính  thức trở lại xâm lược nước ta.   0.5         + Bộ mặt xâm lược của thực dân Pháp đã lộ rõ, ta kiên quyết cầm súng đứng  lên kháng chiến chống Pháp. Đảng, chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động  phong trào ủng hộ “Nam Bộ kháng chiến”, thanh niên miền Bắc, miền Trung hăng  hái vào Nam đánh giặc, nhân dân tổ chức quyên góp tiền, “ủng hộ Nam Bộ kháng  chiến”. 0.5 * Từ ngày 6/3/1946: Hoà với Pháp để đuổi Tưởng  4.0 ­ Hiệp định sơ bộ 6/3 . 2,5 + Hoàn cảnh:  0.5  Kể từ ngày 28/2/1946 sách lược của Đảng ta thay đổi, chuyển từ hoà với Tưởng   để đánh Pháp ở Nam bộ sang hoà với Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc. Ngày 28/2/1946 hiệp  ước Hoa­ Pháp được kí kết, Pháp sẽ  thay quân  Tưởng giải  giáp quân  đội Nhật  ở  miền Bắc. Hiệp  ước Hoa­  Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường lựa chọn: hoặc là đứng  lên chống Pháp ngay khi nó mới đặt chân lên MB hoặc chủ động  đàm phán với Pháp để gạt nhanh 20 vạn quân Tưởng, tránh tình   trạng đụng đầu với nhiều kẻ  thù cùng một lúc, tranh thủ  thời  gian hoà hoãn xây dựng, củng cố  lực lượng. Ta chọn giải pháp 
  5. thứ hai. Ngày 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Xanhtơni đại diện chính phủ Pháp  bản Hiệp định sơ bộ. + Nội dung:  1,5 Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do nằm trong khối   liên hiệp Pháp. 0.5  Chính phủ  Việt Nam thoả  thuận cho 15 nghìn quân Pháp ra MB thay quân   Tưởng, số quân này rút dần trong thời hạn 5 năm. 0.5  Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay  ở  Nam Bộ  để  tạo không khí thuận lợi   cho việc đàm phán chính thức... 0.5 + Ý nghĩa:  Đây là diệu kế  “dùng kẻ  thù để  đuổi kẻ  thù”, ta đã loại trừ  được một kẻ  thù  nguy hiểm do Mĩ điều khiển là 20 vạn quân Tưởng và tay sai, đánh tan âm mưu cấu  0.5 kết của Pháp và Tưởng, có thời gian chuẩn bị lực lượng cách mạng, đồng thời thể  hiệ thiện chí hoà bình của dân tộc ta ­ Tạm ước 14/9/1946:  1,5 + Hoàn cảnh kí kết:  Sau khi kí hiệp định sơ bộ 6/3 ta tranh thủ thời gian hoà bình xây dựng  và phát triển lực lượng về mọi mặt...ngừng bắn ở Nam Bộ.  Phía Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang  ở  Nam Bộ, thành lập chính phủ  Nam Kì tự trị, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Do sự đấu tranh kiên quyết của ta, cuộc đàm phán chính thức giữa hai   chính phủ tổ chức tại Phôngtennơblô  (Pháp). Sau hơn hai tháng,  0.5 cuộc đàm phán thất bại vì lập trường của hai bên đối lập như  nước với lửa, ta kiên quyết giữ lập trường của mình....Trong khi  đó   tại   Đông   Dương   quân   Pháp   tăng   cường   hoạt   động   khiêu  khích, quan hệ  Việt­ Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ  xảy ra chiến tranh.  Trước tình hình trên, Chủ  tịch Hồ  Chí Minh kí với Mutê (Pháp) bản tạm  ước   14/9/1946. + Nội dung:  Bảo lưu giá trị  nội dung Hiệp định sơ  bộ  6/3/1946, nhân nhượng thêm một số  0.5 quyền lợi kinh tế, văn hoá cho Pháp ở Việt Nam. + Ý nghĩa:  Không ngoài mục đích kéo dài thời gian hoà hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng   0.5 cho một cuộc chiến đấu lâu dài với Pháp mà ta biết không thể tránh khỏi. * Kết luận  Đứng trước tình thế hiểm nghèo trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám,  Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức bình tĩnh, khôn khéo để đưa con thuyền  0.5 cách mạng Việt Nam lướt qua thác ghềnh nguy hiểm. Biểu điểm chấm:  ­ Thang điểm:   20,0 điểm ­ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5. 
  6.    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1