intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Bảng B)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Bảng B)” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Bảng B)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THPT NĂM 2022 TỈNH QUẢNG NINH Môn thi: NGỮ VĂN - Bảng B Ngày thi: 02/12/2022 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài:180 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1 (8,0 điểm) Trong tiếng Nhật, từ “Kintsugi” có nghĩa là “dùng vàng để hàn gắn”. Đây là một loại hình nghệ thuật có thể biến gốm vỡ thành những kiệt tác hồi sinh từ vàng. Đồ gốm sứ bị vỡ sẽ được hàn lại bằng một đường sơn mài và kim loại quý, cụ thể là vàng, bạc, bạch kim. Nhìn vào nghệ thuật của Kintsugi, người ta có thể thấy ngay sức mạnh biến đổi của nó. Các mảnh vỡ của một chiếc bình sẽ được nối lại một cách điêu nghệ với viền vàng ánh sang trọng. Những món đồ bị vỡ sau khi được hàn lại bằng sự kết hợp giữa sơn mài và vàng thường đẹp hơn và bền hơn lúc đầu. Nó trở thành những tác phẩm đầy chất nghệ thuật, mang biểu tượng của sức mạnh, sự mong manh và cái đẹp trong sự thiếu hoàn hảo. Đồng thời, giá trị nghệ thuật và giá trị vật chất của món đồ không hề bị giảm đi sau khi mang lên mình những vết hàn gắn đó. (Dẫn theo https://kilala.vn/van-hoa-nhat) Từ những thông tin trên, anh/chị hãy viết bài văn bàn về: hàn gắn và tỏa sáng từ những mảnh vỡ cuộc đời. Câu 2(12,0 điểm) Thơ hay, hay bằng xúc động, tình cảm và thông qua xúc động tình cảm đem đến cho người đọc một nhận thức về tư tưởng, ý chí hành động thẩm mỹ. (Trích Thơ hành trình và tiếp nhận, Mã Giang Lân, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, trang 76) Anh/chị hiểu như thế nào về nhận định trên? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ sau: NẮNG MỚI (Lưu Trọng Lư)1 Mỗi lần nắng mới hắt bên song, Xao xác, gà trưa gáy não nùng, Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, Chập chờn sống lại những ngày không. Tôi nhớ me2 tôi, thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười; Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu3phơi, Hình dáng me tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra: Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu thưa. (Nguồn: Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh, Hoài Chân, NXB Văn học, 2003, trang 283) 1 Lưu Trọng Lư (1911 - 1991) sinh tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, được xem là một trong những thi sĩ đầu tiên khởi xướng và tích cực cổ vũ cho phong trào Thơ mới. Trong phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư được ghi nhận là một hồn thơ sầu mộng, ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, dễ gợi sự cảm động. Bài thơ Nắng mới in trong tập Tiếng thu (1939). 2Me: mẹ (chỉ dùng để xưng gọi). 3dậu có nghĩa như giậu: tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân, vườn.
  2. ------------------------------------- HẾT ----------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……………………………………….. Số báo danh: …………………… Chữ kí của giám thị 1………………………… Chữ kí của giám thị 2………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2