PHÒNG GD & ĐT HUYỆN CƯMGAR Đ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG<br />
TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
NĂM HỌC 2017 - 2018<br />
<br />
Môn: Ngữ văn lớp 7<br />
Thời gian làm bài: 120 phút<br />
<br />
Câu 1: (6 điểm)<br />
Đọc đoạn thơ và trả lời câu hỏi:<br />
Cháu chiến đấu hôm nay<br />
Vì lòng yêu Tổ quốc<br />
Vì xóm làng thân thuộc<br />
Bà ơi cũng vì bà<br />
Vì tiếng gà cục tác<br />
Ổ trứng hồng tuổi thơ<br />
(Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 7, tập 1)<br />
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.<br />
b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu<br />
từ đó trong việc thể hiện nội dung.<br />
Câu 2: (2 điểm)<br />
Chép lại nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của<br />
Lý Bạch<br />
Câu 3: (2 điểm)<br />
Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua Đèo<br />
Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến)<br />
Câu 4: (10 điểm)<br />
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao<br />
“ Công cha như núi ngất trời<br />
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông<br />
Núi cao, biển rộng mênh mông<br />
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”<br />
-------------------HẾT------------------------<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI<br />
Năm học: 2017 – 2018<br />
Môn: Ngữ Văn 7<br />
Thời gian: 120 phút<br />
Câu 1: (6 điểm)<br />
a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn<br />
thơ: (2 điểm )<br />
- Điệp ngữ: vì. Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng<br />
- Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ Quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì bà/ Vì tiếng<br />
gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể<br />
b. Viết đoạn văn cảm nhận : (4 điểm)<br />
Những ý chính cần thể hiện:<br />
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện<br />
lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ<br />
về mục đích chiến đấu<br />
- Điệp ngữ cách quãng “vì” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho<br />
người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.<br />
- Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt<br />
hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Nhờ<br />
phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.<br />
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn<br />
mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của<br />
lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ ….<br />
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện<br />
mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân<br />
vật trữ tình.<br />
Câu 2: (2 điểm)<br />
Chép đúng nguyên văn phần dịch thơ bài: “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của<br />
Lý Bạch<br />
Không bắt buộc đúng dấu chấm, phẩy<br />
Đầu giường ánh trăng rọi<br />
Ngỡ mặt đất phủ sương<br />
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,<br />
Cúi đầu nhớ cố hương.<br />
Câu 3: (2điểm)<br />
Nhận xét được sự khác nhau của 2 cụm từ ta với ta trong hai bài thơ:<br />
Trong bài Qua Đèo Ngang:<br />
- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình (0,5 điểm)<br />
<br />
- Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la (0,5 điểm)<br />
Trong bài Bạn đến chơi nhà:<br />
- Chỉ tác giả với người bạn (0,5 điểm)<br />
- Sự chan hòa, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết (0.5 điểm)<br />
Câu 4: (10 điểm)<br />
- Yêu cầu chung: Biết cách làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao đã<br />
được học. Bài viết phải có bố cục chặt chẽ, hành văn trôi chảy mà ít mắc lỗi về<br />
diễn đạt<br />
- Yểu cầu cụ thể về hình thức (3 điểm)<br />
+ Văn phong, diễn đạt (1,5 điểm)<br />
+ Chữ viết, cách trình bày, bố cục, chính tả (1, 5 điểm)<br />
- Nội dung: (7 điểm)<br />
+ Trong đó, mở bài: 2 điểm, kết bài 2 điểm<br />
+ Thí sinh phải dựa trên cơ sở bám sát bài ca dao và phát biểu cảm nghĩ một cách<br />
chân thành các ý cơ bản sau:<br />
Cha mẹ là người sinh ra, nuôi dưỡng và dạy bảo con cái nên người. Công lao cha<br />
mẹ nuôi con vất vả nhiều bề, nghĩa tình lớn lao sánh như biển rộng, núi cao. Vì thế:<br />
Con cái phải ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ<br />
Biết kình trọng, hiếu thảo với cha mẹ của mình<br />
-----------------------Hết--------------------<br />
<br />