intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Lào Cai" gồm 6 câu hỏi tự luận dành cho các bạn học sinh lớp 9 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi của mình nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lý lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Lào Cai

  1. PHÒNG   GIÁO   DỤC   VÀ   ĐÀO  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ TẠO NĂM HỌC: 2020­ 2021 THÀNH PHỐ LÀO CAI Môn: Địa lý – Lớp 9 (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Ngày thi 12/01/2021 (Đề thi gồm có: 02 trang, 06 câu) Câu 1 (5,0 điểm) a. Trình bày đặc điểm nổi bật của vị  trí địa lí Việt Nam về  mặt tự  nhiên. b. Vận dụng kiến thức về vị trí địa lí, em hãy cho biết các nguyên nhân  có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh CoVid ­19 qua đường biên giới của tỉnh Lào  Cai và đề xuất các giải pháp phòng chống dịch CoVid ­19.  c. Trình bày đặc điểm chung của đất Việt Nam. Ở  địa phương em có  những loại đất nào, thích hợp trồng chủ  yếu những loại cây gì? Vấn đề  sử  dụng và cải tạo các loại đất ở Lào Cai như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm)  a. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày cơ cấu   sử dụng lao động theo ngành (khu vực) kinh tế ở nước ta. b. Quá trình đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây thay đổi như  thế nào? Em hãy lấy ví dụ về sự phát triển đô thị hóa của thành phố Lào Cai   hiện nay. Câu 3 (3,5 điểm)  Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Cho biết công nghiệp chế  biến lương thực, thực phẩm gồm những   nhóm ngành nào? Tại sao ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm  lại là ngành chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nước ta? b. Em hãy cho biết đặc điểm nổi bật về tài nguyên du lịch tự nhiên của  nước ta. c. Giải thích tại sao du lịch ở nước ta ngày càng khẳng định vị thế  của  mình trong nền kinh tế  cả  nước? Chứng minh tài nguyên du lịch tự  nhiên  ở  tỉnh Lào Cai đa dạng. Câu 4 (4,0 điểm)  a. Trung du Miền núi Bắc Bộ có các thế mạnh kinh tế nổi bật nào? b. Phân tích các nguồn lực  ảnh hưởng đến việc phát triển ngư  nghiệp   của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. c. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra sạt lở đất,   lũ ống, lũ quét. Em hãy trình bày nguyên nhân gây ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét  và các giải pháp để hạn chế tác hại của thiên tai này. Câu 5 (2,0 điểm)
  2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 09) hãy so sánh và giải thích sự  giống và khác khau của hai biểu đồ khí hậu trạm Hà Nội và trạm Thành phố  Hồ Chí Minh. Câu 6 (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau: Sản lượng dầu mỏ, than và điện của nước ta, giai đoạn 2005 – 2018                   Năm 2005 2010 2014 2018 Sản phẩm Dầu mỏ (triệu tấn) 18,5 15,0 17,4 11,3 Than (triệu tấn) 34,1 44,0 46,0 36,0 Điện (tỉ kwh) 52,1 91,7 141,3 192,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu mỏ, than và điện   ở nước ta giai đoạn 2005 ­ 2018. b. Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất dầu mỏ, than và điện  ở  nước ta giai đoạn 2005 ­ 2018. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Hết ­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam và máy tính cầm tay. Họ và tên thí sinh……………………………………….SBD……………..
  3. PHÒNG   GIÁO   DỤC   VÀ   ĐÀO  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ TẠO NĂM HỌC: 2020­ 2021 THÀNH PHỐ LÀO CAI Môn: Địa lý – Lớp 9  (Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang) A. Hướng dẫn cách chấm bài thi:  ­ Bài chấm theo thang điểm 20. Điểm chấm thi chi tiết đến 0,25. Điểm toàn  bài bằng tổng cộng các điểm thành phần, điểm bài thi không làm tròn. ­ Học sinh trình bày theo cách khác, lập luận đúng kiến thức vẫn cho điểm tối  đa. B. Đáp án và biểu điểm:                                     Câu Nội dung Điểm Câu 1 a. Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên: (5,0  ­ Vị trí nội trí tuyến. 0,25 điểm) ­ Gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. 0,25 ­ Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền   0,25 và Đông Nam Á hải đảo. 0,25 ­ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và luồng sinh vật. b. Nguyên nhân có thể  dẫn đến lây lan dịch bệnh CoVid ­19 qua   đường biên giới của tỉnh Lào Cai. ­ Có đường biên giới dài với nhiều cửa khẩu, đường mòn, lối mở... 0,25 ­ Giao thông giữa Lào Cai với Trung Quốc qua đường sông, suối dễ    0,25 dàng... * Đề xuất giải pháp phòng chống dịch CoVid ­19. ­ Kiểm soát tốt các của khẩu, đường mòn, lối mở, sông, suối……. 0,25 ­ Không buôn, bán trái phép qua đường biên giới…. 0,25 c. Đặc điểm chung của đất Việt Nam:  * Có ba nhóm đất chính ­ Nhóm đất Fe­ra­lít:  Chiếm 65% diện tích đất tự  nhiên. Phân bố  ở  các  0,5 miền đồi núi. Đặc tính chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do   có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Thích hợp trồng cây công nghiệp (d/c) 0,5 ­ Nhóm đất mùn núi cao: Chiếm 11% diện tích đất tự  nhiên. Phân bố  chủ  yếu ở đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.  0,5 ­ Nhóm đất bồi tụ  phù sa sông, biển:  Chiếm 24% diện tích đất tự  nhiên.  Phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, ĐB sông Hồng, đồng bằng   Duyên Hải. Đất tơi xốp, ít chua, nhiều mùn ­> Thích hợp trồng cây (d/c) *  Địa phương có các loại đất 0,5 ­ Đất Fe­ra­lít hình thành trên đá vôi, tập trung khu vực đồi núi ­> thích hợp  cây công nghiệp (d/c), cây ăn quả (d/c), cây dược liệu (d/c)... 0,25
  4. ­ Đất mùn núi cao tập trung chủ yếu ở vùng núi cao Hoàng Liên Sơn  ­> trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn. 0,25 ­ Đất bồi tụ  phù sa phân bố  ven sông, suối ­>  thích hợp trồng lúa, hoa  màu… 0,25 * Vấn đề sử dụng và cải tạo các loại đất ở Lào Cai: ­ Sử  dụng đất  ở  Lào Cai còn chưa hợp lí, còn nhiều diện tiết đất hoang   0,25 hóa, xói mòn, bạc màu… ­ Biện pháp cải tạo đất: sử dụng phải gắn với việc bảo vệ rừng, phát triển   mô hình nông­ lâm kết hợp, làm ruộng bậc thang để giữ đất... Câu 2 a. Cơ cấu sử dụng lao động theo ngành (khu vực) kinh tế ở nước ta. (2,0  ­ Cơ  cấu sử  dụng lao động của nước ta có sự  không đồng đều giữa các  điểm) 0,25 ngành kinh tế: tỷ  trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư  nghiệp cao  nhất (d/c), tiếp đến là ngành dịch vụ và công nghiệp (d/c). 0,25 ­ Cơ  cấu sử  dụng lao động theo ngành kinh tế  của nước ta có sự  chuyển  dịch theo hướng tích cực: 0,25 + Tỷ trọng lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm (d/c). 0,25 + Tỷ trọng lao động ngành công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng (d/c). b.   Quá trình đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây thay  đổi như: ­ Mở  rộng quy mô các thành phố  và sự  lan tỏa lối sống thành thị  về  0,25 các vùng nông thôn. 0,25 ­ Tỉ lệ dân thành thị ngày càng tăng năm 2014 chiếm 33,1% ­ So với nhiều nước trên thế  giới, nước ta còn  ở  trình độ  đô thị  hóa   0,25 thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. * Ví dụ  về  sự  mở rộng đô thị  hóa của Thành phố  Lào Cai hiện  nay. 0,25 ­ Năm 2020 thành phố  Lào Cai đã sát nhập thêm một phần của xã   Quang Kim, xã Cốc San (Bát Xát), xã Gia Phú (Bảo Thắng)... Câu 3 a. Công nghiệp chế  biến lương thực, thực phẩm gồm những nhóm  (3,5  ngành sau: điểm) ­ Chế biến sản phẩm trồng trọt (d/c). 0,25 ­ Chế biến các sản phẩm chăn nuôi (d/c) 0,25 ­ Chế biến thủy sản (d/c) 0,25 * Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành chiếm   tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nước ta vì: 0,25 ­ Có nguồn nguyên liệu tại chỗ  từ  các ngành nông, lâm, thủy sản rất dồi   dào, phong phú. ­ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn trong nước và xuất khẩu. 0,25 ­ Công nghệ phù hợp với trình độ phát triển còn thấp, nguồn vốn hạn chế. 0,25 b. Tài nguyên du lịch tự nhiên nước ta ­ Nước ta có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng. 0,25 0,25
  5. ­ Di sản thiên nhiên thế giới (d/c) 0,25 ­ Vườn quốc gia, biển, thắng cảnh (d/c) 0,25 ­ Hang động, nước khoáng (d/c) 0,5 c. Giải thích: Vì du lịch ngày càng phát triển (lượng khách du lịch và doanh  thu du lịch ngày càng tăng); đem lại nguồn thu nhập lớn góp phần mở rộng  giao lưu giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế  giới; cải   thiện đời sống nhân dân. * Tài nguyên du lịch tự nhiên ở tỉnh Lào Cai đa dạng. 0,25 + Địa hình: Có nhiều dạng địa hình độc đáo: Núi cao phong cảnh đẹp, hang   động… Nguồn nước: Nhiều sông suối, nhiều thác đẹp (ví dụ).… 0,25 + Khí hậu: Một số  địa điểm có địa hình cao, khí hậu mát mẻ  như  Sa Pa,  Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Ý Tý. Sinh vật: động thực vật phong  phú, có vườn Quốc gia Hoàng Liên. Câu 4 a. Các thế mạnh kinh tế ở Trung du Miền núi Bắc Bộ. (4,0  ­   Khai  thác   khoáng   sản   và   phát   triển   nhiệt   điện   nhờ   nguồn   tài   nguyên   0,25 điểm) khoáng sản phong phú với nhiều chủng loại khác nhau, đặc biệt là than. ­ Phát triển thủy điện nhờ  nguồn thủy năng dồi dào  ở  các hệ  thống sông   0,25 lớn… 0,25 ­ Chăn nuôi gia súc trên các đồng cỏ tươi tốt đặc biệt là ở các cao nguyên. 0,25 ­ Trồng rừng, cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới   nhờ tài nguyên đất phong phú, khí hậu thích hợp. 0,25 ­ Phát triển hoạt động du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích  văn hóa, lịch sử có gia trị. 0,25 ­ Phát triển các ngành kinh tế biển: Du lịch, thủy sản, giao thông vận tải… b. Các nguồn lực   ảnh hưởng  đến việc phát triển ngư  nghiệp của  vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. * Thuận lợi: ­ Điều kiện tự nhiên:  0,25 + Duyên hải Nam Trung Bộ  có bờ  biển dài, các tỉnh đều giáp biển, vùng  biển rộng và ấm, có ngư trường lớn, với nguồn hải sản phong phú… 0,25 + Khí hậu có nhiều thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. ­ Điều kiện dân cư xã hội: 0,25 + Người dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Thị  trường tiêu thụ rộng lớn.  0,25 + Công nghiệp chế  biến, cơ  sở  vật chất kĩ thuật cho ngành ngư  nghiệp   đang được phát triển. Chính sách nhà nước ưu tiên phát triển ngư nghiệp… * Khó khăn: 0,25 ­   Chịu   ảnh   hưởng   của   thiên   tai   (bão,   lũ).   Nguy   cơ   cạn   kiệt   nguồn   tài  0,25 nguyên thủy sản gần bờ. ­ Thiếu vốn, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại. Công nghiệp chế  biến  còn hạn chế, thị trường tiêu thụ không ổn định. c. Bắc Trung Bộ  và Duyên hải Nam Trung Bộ  thường xảy ra sạt lở 
  6. đất, lũ ống, lũ quét.  0,25 ­ Nguyên nhân: + Địa hình đồi núi dốc, lớp phủ thực vật bị tàn phá do chặt phá rừng và các   0,25 hoạt động canh tác của con người… + Chế độ mưa mùa tập trung trong thời gian ngắn với cường độ lớn… ­ Giải pháp: 0,25 + Trồng và bảo vệ rừng, phủ  xanh đất trống đồi trọc, thực hiện các biện  pháp canh tác trên đất dốc… 0,25 + Quản lí việc sử dụng đất đai hợp lí, quy hoạch khu dân cư tránh các vùng  có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét… Câu 5 So sánh và giải thích sự  giống và khác khau của hai biểu đồ  khí hậu   (2,0  trạm Hà Nội và trạm Thành phố Hồ Chí Minh. điểm) * Xác định vị trí của hai trạm: ­ Hà Nội nằm trong miền khí khí hậu phía bắc thuộc vùng khí hậu Bắc Bộ,  0,25 Trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa (có mùa đông lạnh). ­ Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong miền khí hậu phía nam thuộc vùng khí  0,25 hậu Nam Bộ, nằm trong khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm. * Nhiệt độ; ­ Cả  hai địa điểm có nhiệt độ  trung bình năm > 200C. Biên độ  nhiệt giữa  0,25 tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của Hà Nội khoảng 120C, thành phố Hồ  Chí Minh khoảng 3 – 40C. ­ Giải thích: Hà Nội gần chí tuyến, xa xích đạo, chịu  ảnh hưởng của gió   0,25 mùa Đông Bắc. Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu cận xích đạo rõ rệt. * Lượng mưa: ­ Hai trạm đều có mưa theo mùa, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. 0,25 ­ Tổng lượng mưa của thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn, các tháng có lượng  0,25 mưa cũng lớn hơn của Hà Nội. ­ Mùa khô ở thành phố Hồ Chí Minh mưa ít hơn, tính chất khô rõ rệt và sâu  0,25 sắc hơn Hà Nôi.    ­ Vào mùa khô Hà Nội cũng ít mưa nhưng do ảnh hưởng của gió mùa Đông    0,25 Bắc đi qua biển gây mưa phùn nên tính chất khô hạn giảm. Câu 6 a. Vẽ biểu đồ (3,5  ­ Chọn biểu đồ thích hợp cột nhóm và đường (nếu vẽ biểu đồ  khác không  1,75 điểm) cho điểm).  ­ Vẽ biểu đồ: + Vẽ đúng, đẹp                        + Ghi tên, chú thích đầy đủ b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân * Nhận xét: Trong giai đoạn 2005 – 2018. ­ Sản lượng về dầu mỏ ở nước ta có xu hướng giảm  (d/c) xong có sự biến  0,25 động (d/c). ­ Sản lượng về than  ở nước ta tăng mạnh từ 2005 ­2014 (d/c), sau đó giảm  0,25 (d/c) ­ Sản lượng điện tăng liên tục (d/c)  0,25 * Giải thích: ­ Sản lượng dầu mỏ, than nước giảm là do nguồn tài nguyên ngày càng cạn  0,25
  7. kiệt, xu hướng phát triển nguồn năng lượng sạch thay thế cho nguồn năng  hóa thạch.  ­ Sản lượng than tăng nhanh từ  giai đoạn 2005 ­2014 là do chính sách của   0,25 nhà nước ta, có trữ lượng lớn, được đầu tư cơ sở vật chất, kĩ thuật.  ­ Sản lượng điện nước ta tăng mạnh là do nước ta đã xây dựng thêm nhiều     0,5 nhà máy điện có công suất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng  tăng cho hoạt động sản xuất và đời sống (d/c).  Tổng điểm toàn bài 20,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2