Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
lượt xem 3
download
Để giúp ích cho việc làm bài thi, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng làm bài, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 CHƯƠNG TRÌNH THPT ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2022-2023 Môn: LỊCH SỬ 11 Đề thi có 08 trang Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề thi: 271 Họ và tên: …………….…………………………………………….. Số báo danh:…………….………… Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Câu 1: Cách đánh độc đáo được sử dụng chủ yếu trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê là A. phục kích, công kiên. B. đánh điểm, diệt viện. C. tập kích, phục kích. D. bao vây, đánh lấn. Câu 2: Phong trào Cần vương (1885 - 1896) được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân chứng tỏ A. mâu thuẫn sâu sắc giữa triều đình phong kiến với thực dân Pháp. B. nguyện vọng số một của nhân dân là vấn đề ruộng đất. C. chế độ phong kiến tương đối tiến bộ và được nhân dân ủng hộ. D. nguyện vọng bức thiết của nhân dân lao động là độc lập dân tộc. Câu 3: Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới, ngoại trừ A. làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất. B. cổ vũ và thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế. C. mở ra con đường giải phóng mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc. D. đưa tới sự xác lập của một hệ thống chính trị mới - xã hội chủ nghĩa. Câu 4: Nội dung xã hội của cuộc cách mạng sắp nổ ra ở nước Nga chỉ có thể là nền chuyên chính dân chủ cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân. Cách mạng không thể thắng lợi ở nước Nga nếu không lật đổ chế độ quân chủ và bọn địa chủ phong kiến (V.I.Lê-nin toàn tập, tập 1). Cuộc cách mạng sắp nổ ra được nhắc đến trong đoạn trích trên là A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười năm 1917. B. Cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907. C. Cách mạng ruộng đất. D. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917. Câu 5: Yếu tố cơ bản nào dẫn đến thành công của Đạo luật Phục hưng công nghiệp ở Mĩ? A. Điều hòa hợp lí yếu tố cung - cầu. B. Điều chỉnh chế độ tiền lương cho công nhân. C. Sử dụng nhân công một cách hợp lí. D. Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Câu 6: Công trình kiến trúc nào dưới đây được coi là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của phong kiến Đại Việt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục? A. Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế). B. Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). C. Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội). D. Phố cổ Hội An (Quảng Nam). Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng đường lối đối ngoại của Liên Xô trong những năm 1921 - 1941? A. Thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng. B. Từng bước phá vỡ chính sách cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc. C. Kiên trì, bền bỉ đấu tranh trong quan hệ quốc tế. D. Thúc đẩy khẩu hiệu dân chủ để can thiệp vào công việc nội bộ các nước. Câu 8: Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về kết cục phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX của nhân dân châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh? A. Bị đàn áp dã man, song chính quyền thực dân không dập tắt được phong trào. B. Liên kết phong trào giải phóng dân tộc với phong trào công nhân ở các nước tư bản. C. Diễn ra bằng nhiều hình thức, song bị thực dân Pháp đàn áp dã man và lắng xuống. D. Giành được độc lập dân tộc nhờ tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa các nước. Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? A. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. B. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền. C. Xóa bỏ tất cả trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Trang 1/8 - Mã đề thi 271
- D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến cùng những tàn dư của nó. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là điểm giống nhau của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc so với các quốc gia cổ đại phương Đông? A. Có lưu vực sông lớn. B. Yêu cầu công tác trị thủy. C. Nhu cầu chống giặc ngoại xâm. D. Thể chế quân chủ chuyên chế. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động đối nội của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. Luôn sẵn sàng đương đầu với các thế lực ngoại xâm. B. Thực hiện chính sách nhu viễn đối với vùng biên cương. C. Xây dựng nền kinh tế vững mạnh, lấy nông nghiệp làm gốc. D. Quan tâm đến đời sống nhân nhân, bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 12: Nội dung nào dưới đây đánh giá không đúng về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? A. Đây là cuộc cách mạng có tính chất vô sản, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền. B. Cuộc cách mạng đã lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, xóa bỏ tàn dư của chế độ phong kiến. C. Đây là cuộc đấu tranh của công nhân Nga, đồng thời là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. D. Cách mạng đã giành được chính quyền ở các vùng nông thôn sau đó tỏa ra thành phố lớn. Câu 13: Đánh giá nào dưới đây không đúng về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông ở thế kỉ XV? A. Tạo ra sự thống nhất trong bộ máy quản lí của nhà nước quân chủ mới. B. Hệ thống cơ quan hành chính được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có. C. Tập trung toàn bộ quyền lực vào tay vua, vua trực tiếp điều hành bộ máy nhà nước. D. Là cuộc cải cách hành chính lớn nhằm xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện. Câu 14: Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì A. giai cấp tư sản chưa nắm được chính quyền. B. chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với các nước đế quốc. C. liên minh tư sản - quý tộc nắm quyền. D. nông dân không được phép mua bán ruộng đất. Câu 15: Nhật Bản lựa chọn giải pháp quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế do nhiều nguyên nhân, ngoại trừ A. tâm lý bất mãn với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. B. có ít thuộc địa, thiếu nguyên liệu và thị trường. C. ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt trong lịch sử. D. ngăn chặn âm mưu lấn chiếm tô giới của Anh, Pháp ở Trung Quốc. Câu 16: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1862 - 1883? A. Nhân dân phối hợp với quân đội triều đình chống thực dân Pháp. B. Sau khi quân triều đình tan rã, nhân dân tổ chức các phong trào kháng chiến. C. Phong trào chống Pháp tạm lắng do triều đình cấu kết với Pháp đàn áp khốc liệt. D. Phong trào chống Pháp diễn ra mạnh mẽ với sự tham gia của tất cả giai cấp, tầng lớp. Câu 17: Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), vì sao quân Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt? A. Quân Anh giúp đỡ quân Pháp mở mặt trận phía Tây. B. Nhân dân Pháp nổi dậy chống lại quân Đức. C. Quân Nga tấn công quân Đức ở Đông Phổ. D. Quân Pháp có vũ khí mới. Câu 18: Nhận xét nào dưới đây không đúng về ý nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế (1884 - 1913)? A. Cản trở kế hoạch bình định Việt Nam, gây cho Pháp nhiều tổn thất. B. Thể hiện lòng yêu nước, không khuất phục trước kẻ thù của nhân dân. C. Bước đầu giải quyết được ruộng đất cho nông dân, để lại nhiều bài học quý báu. D. Chứng minh sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân trong đấu tranh chống Pháp. Câu 19: Một trong những điểm mới của sự phát triển thủ công nghiệp ở nước ta trong các thế kỉ XVI - XVIII là A. có sự giao lưu buôn bán với thương nhân các nước phương Tây. B. xuất hiện các chợ họp theo phiên ở các vùng trên cả nước. C. thợ thủ công ra đô thị lập phường vừa sản xuất, vừa buôn bán. D. xuất hiện một số làng buôn và trung tâm buôn bán của vùng. Trang 2/8 - Mã đề thi 271
- Câu 20: Khi chủ nghĩa phát xít xuất hiện, mặt trận nào ra đời ở Việt Nam trong thời kì 1936 - 1939? A. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh. B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. C. Mặt trận Liên Việt chống phát xít. D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Câu 21: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng tư sản triệt để vì lí do nào sau đây? A. Đưa giai cấp tư sản, quý tộc lên cầm quyền, trừng trị tất cả bọn phản cách mạng. B. Xóa bỏ các giai cấp bóc lột, bước đầu giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân dân. C. Xóa bỏ tình trạng chia cắt và những rào cản đối với công thương nghiệp. D. Tinh thần đấu tranh triệt để của giai cấp tư sản và những mâu thuẫn xã hội được giải quyết. Câu 22: Sau Cách mạng Tân Hợi năm 1911, về hình thức, Trung Quốc là một nước A. quân chủ lập hiến. B. quân chủ chuyên chế. C. xã hội chủ nghĩa. D. cộng hòa tư sản. Câu 23: Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) phản ánh các cuộc đấu tranh nào dưới đây? A. Đấu tranh giữa các khối, nước đế quốc. B. Đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. C. Đấu tranh của giai cấp công nhân. D. Đấu tranh dân tộc và giai cấp. Câu 24: Sự kiện nào sau đây không phải là vai trò của quân Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Anh tấn công I-ta-li-a ở En A-la-men (1942). B. Mĩ tấn công Nhật ở Thái Bình Dương (1941). C. Liên Xô phản công Đức tại Xta-lin-grát (1942 - 1943). D. Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu (1944). Câu 25: Từ năm 1934, Mĩ đề ra Chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ Latinh nhằm mục đích nào sau đây? A. Hình thành liên minh chống Liên Xô. B. Xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ ở khu vực này. C. Hợp tác cùng phát triển khu vực Mĩ Latinh. D. Lôi kéo các nước để cùng Mĩ xây dựng đồng minh. Câu 26: Tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng ở Nga năm 1917? A. Khả năng đấu tranh bằng phương pháp hòa bình không còn nữa. B. Nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. C. Các nước đế quốc bận tham chiến, không can thiệp vào cách mạng ở Nga. D. Giai cấp công nhân Nga có kẻ thù là giai cấp tư sản tương đối yếu. Câu 27: Chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV mang lại tác dụng nào sau đây? A. Đề cao vị trí của Đại Việt trên thế giới. B. Giữ gìn quan hệ hòa hiếu với tất cả các nước. C. Thúc đẩy quá trình xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ. D. Tác động tích cực đến hoạt động đối nội. Câu 28: Nội dung nào sau đây không gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thời cận đại? A. Cuộc xâm chiếm các nước nhỏ làm thuộc địa. B. Sự chuyển biến từ thời kì phong kiến sang tư bản. C. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. D. Mâu thuẫn giữa các nước tư bản phương Tây về thuộc địa. Câu 29: Thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì (1867) dựa vào biện pháp chủ yếu nào? A. Gây sức ép với quan lại. B. Tấn công vũ trang. C. Thương lượng, đàm phán. D. Mua chuộc vua, quan lại. Câu 30: Nguyên nhân chủ quan nào sau đây quyết định đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 - 1884)? A. Triều đình chưa phát huy được sức mạnh, ý chí quyết tâm của toàn dân tộc. B. Triều đình không nhận thức được tham vọng, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. C. Triều đình chống cự yếu ớt, xa rời con đường đấu tranh vũ trang truyền thống. D. Triều đình bảo thủ, khước từ các đề nghị cải cách tiến bộ cuối thế kỉ XIX. Câu 31: Nghệ thuật dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI - XVIII chủ yếu phản ánh điều gì? Trang 3/8 - Mã đề thi 271
- A. Sự sao chép của nghệ thuật cung đình. B. Những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội. C. Những sinh hoạt thường nhật của nhân dân. D. Cuộc sống ấm no của nhân dân lao động. Câu 32: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) có hạn chế nào sau đây? A. Chưa chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng. B. Vi phạm nguyên tắc tự quyết dân tộc trong quá trình liên hiệp liên bang. C. Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp đạt thành tựu không cao. D. Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân. Câu 33: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điểm mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Khuynh hướng vô sản được hình thành và ngày càng phát triển. B. Diễn ra cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng tư sản và vô sản. C. Tính dân tộc trong khuynh hướng tư sản phát triển hơn. D. Khuynh hướng vô sản thắng thế ở hầu khắp các nước. Câu 34: Điểm tương đồng giữa chính sách kinh tế của nước Đức trong những năm 1933 - 1939 với Chính sách mới của Ru-dơ-ven năm 1932 là A. thả nổi kinh tế cho thị trường tự do điều tiết. B. tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với kinh tế. C. chú trọng phát triển công nghiệp quốc phòng. D. ban hành các đạo luật điều chỉnh công - thương nghiệp. Câu 35: Các nhận định về quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỉ XX như sau: (1) Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc không phải là nhân tố duy nhất. (2) Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc phát triển trong bối cảnh hai hệ thống xã hội đối lập nhau. (3) Các nước đế quốc mâu thuẫn với nhau nên không có sự thống nhất trong quan hệ với Liên Xô. (4) Quan hệ quốc tế chịu tác động bởi mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước tư bản dân chủ và các nước phát xít. (5) Các nước Anh, Pháp, Mĩ muốn duy trì nguyên trạng trật tự thế giới thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Số nhận định đúng là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 36: Hoạt động lập pháp của các vương triều phong kiến Việt Nam thế kỉ X - XIX, để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho việc đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta hiện nay? A. Pháp luật là công cụ đắc lực, phục vụ cho giai cấp thống trị. B. Pháp luật cần đảm bảo các quyền tự do, dân chủ của nhân dân. C. Nhà nước nắm quyền ban hành và đổi mới hoạt động lập pháp. D. Pháp luật là công cụ duy nhất quản lý xã hội và Nhà nước. Câu 37: Một trong những yếu tố dẫn đến khối Đồng minh chống phát xít được hình thành là A. phe phát xít đang lâm vào thế phòng ngự và bị động trên khắp các mặt trận. B. quyền lợi của Anh, Mĩ bị đụng chạm buộc phải thay đổi chính sách hợp tác với Liên Xô. C. cục diện của cuộc chiến tranh thay đổi, quân đồng minh chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. D. Mĩ, Anh chấp nhận hợp tác với Liên Xô do chịu sức ép dư luận trong nước và thế giới. Câu 38: Điểm khác biệt cơ bản trong phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ so với các nước khác ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. đất nước bị chia rẽ do chính sách cai trị của thực dân. B. phương pháp đấu tranh chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo. C. phương pháp đấu tranh chủ yếu là cải cách dân chủ. D. kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. Câu 39: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc tạo ra bước chuyển biến căn bản trong tình hình thế giới, ngoại trừ A. xu thế chủ đạo của thế giới là hòa bình, hợp tác, phát triển. B. nhiều nước được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. C. tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc. D. thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa. Câu 40: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII và Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII có điểm khác biệt nào sau đây? A. Xu hướng phát triển. B. Phương pháp đấu tranh. Trang 4/8 - Mã đề thi 271
- C. Lãnh đạo là tư sản. D. Hình thức cách mạng. Câu 41: Điểm chung thể hiện sự tiến bộ giữa Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp, Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của nước Việt Nam là A. bảo vệ quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội. B. bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản. C. đề cao quyền công dân và quyền con người. D. khẳng định quyền tư hữu là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Câu 42: Sự kiện nào thể hiện rõ nhất tinh thần liên minh chiến đấu chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1918 - 1939? A. Tổ chức phong trào Đông Dương đại hội. B. Thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào. C. Thành lập một số cơ sở cách mạng ở Viêng Chăn, Phnôm Pênh. D. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 43: Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) để lại bài học kinh nghiệm nào cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới hiện nay? A. Phát triển toàn diện đất nước, nâng cao vị thế, tránh xung đột quân sự. B. Chiến tranh xâm lược chỉ mang lại tổn thất, đau thương cho nhân loại. C. Tiêu diệt các thế lực phản động, hiếu chiến, nâng cao tinh thần đoàn kết quốc tế. D. Chú trọng quan hệ ngoại giao coi đó là yếu tố hàng đầu để phát triển. Câu 44: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa của Nhật so với Đức? A. Từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. B. Gây chiến tranh để chia lại thị trường ở các nước thuộc địa. C. Thời gian phát xít hóa diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu. D. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược. Câu 45: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chung bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI - XVIII? A. Xã hội phong kiến khủng hoảng suy yếu. B. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời. C. Giai cấp tư sản và vô sản xuất hiện. D. Sự xuất hiện hệ tư tưởng của giai cấp tư sản. Câu 46: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác biệt của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần vương? A. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang. B. Tổ chức lực lượng và trang bị có sự tiến bộ. C. Có sự tham gia của đông đảo nhân dân. D. Lãnh đạo là những văn thân, sĩ phu. Câu 47: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ. Đoạn thơ trên thể hiện sức công phá mạnh mẽ, phi thường của quân ta trong chiến thắng nào? A. Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Mông - Nguyên năm 1288. B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán năm 40. C. Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán năm 938. D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh từ năm 1418 đến năm 1427. Câu 48: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nét tương đồng của hai lần thực dân Pháp tấn công Bắc Kì trong giai đoạn 1858 - 1884? A. Gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội, sau đó nổ súng xâm lược. B. Phái gián điệp ra Bắc Kì điều tra tình hình bố phòng của ta. C. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao, thương lượng chiếm được Bắc Kì. D. Sử dụng các thủ đoạn chính trị kết hợp với hành động xâm lược bằng quân sự. Câu 49: Ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã tác động trực tiếp đến việc xác định con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc là A. giải phóng các dân tộc thuộc địa trên đất nước Nga. B. mở ra thời kì lịch sử thế giới hiện đại. C. đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ đất nước. D. lật đổ sự thống trị của tư sản và phong kiến. Câu 50: Điểm giống nhau cơ bản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là Trang 5/8 - Mã đề thi 271
- A. có sự giúp đỡ của các nước bên ngoài. B. diễn ra lẻ tẻ, rời rạc. C. diễn ra quyết liệt, mạnh mẽ. D. chống chủ nghĩa thực dân mới. Câu 51: Nội dung nào sau đây là đúng về đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 - 1939)? A. Bắt đầu có sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. B. Tiếp tục khuynh hướng cứu nước theo con đường dân chủ tư sản và cách mạng vô sản. C. Bắt đầu có sự xuất hiện của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản. D. Tiếp tục khuynh hướng cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Câu 52: Nhận xét nào sau đây là đúng về cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng? A. Là cuộc cải cách lớn, chia đất nước thành các tỉnh, thành phố, hoàn thành thống nhất đất nước. B. Là một cuộc cải cách lớn về hành chính, đặt cơ sở cho việc xác định địa bạ, ranh giới sau này. C. Là một cuộc cải cách toàn diện, chia đất nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. D. Là một cuộc cải cách tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, giúp ổn định tình hình đất nước. Câu 53: Đặc điểm nào sau đây phản ánh điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và phong trào Cần vương (1885 - 1896)? A. Xuất thân của thành phần lãnh đạo. B. Kết hợp đấu tranh vũ trang và hòa hoãn. C. Chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến. D. Bảo vệ cuộc sống yên bình của nhân dân. Câu 54: Vì sao cuộc cải cách của Vua Rama V ở Xiêm cuối thế kỉ XIX được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? A. Do giai cấp phong kiến tiến hành, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển. B. Chưa giải phóng sức lao động và chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ. C. Diễn ra dưới hình thức là một cuộc cải cách do giai cấp tư sản tiến hành. D. Tư bản nước ngoài được phép vào đầu tư kinh doanh ở Xiêm. Câu 55: Cuộc cải cách ở Xiêm và Duy tân Mậu Tuất ở Trung Quốc cuối thế kỉ XIX có điểm tương đồng nào sau đây? A. Được thực hiện thành công, góp phần bảo vệ nền độc lập dân tộc. B. Diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa thực dân tăng cường xâm lược thuộc địa. C. Được tiến hành từ dưới lên, dựa vào quần chúng nhân dân. D. Tiếp thu tư tưởng tiến bộ phương Tây, dựa vào quần chúng nhân dân. Câu 56: Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất của cao trào đấu tranh 1905 - 1908 của nhân dân Ấn Độ? A. Có tính dân tộc sâu sắc. B. Có tính dân chủ điển hình. C. Mang tính cải lương. D. Mang tính triệt để. Câu 57: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đến kinh tế Việt Nam (1930 - 1935)? A. Phát triển một số lĩnh vực, nhất là khai thác mỏ. B. Khủng hoảng chủ yếu trong công nghiệp. C. Khủng hoảng, suy thoái. D. Phát triển chậm chạp. Câu 58: Điểm chung trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là A. diễn ra dưới hình thức đấu tranh vũ trang tự phát. B. đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản Âu - Mĩ. C. giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo phong trào đấu tranh. D. giai cấp nông dân là lực lượng to lớn trong phong trào dân tộc. Câu 59: Biến động có ảnh hưởng to lớn đến thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. sự bùng nổ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa. B. các đế quốc trẻ hình thành “trục” đế quốc. C. các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. D. phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp thế giới. Câu 60: Vì sao khẳng định: thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là một tất yếu lịch sử? A. Do tư bản Pháp đã “bám sâu” vào Việt Nam thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. B. Do chế độ phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, giai cấp phong kiến bạc nhược. C. Do triều đình nhà Nguyễn thi hành chính sách cấm đạo, sát đạo, tạo cớ cho thực dân Pháp xâm lược D. Do nhu cầu về thị trường, thuộc địa của Pháp trong khi Việt Nam đáp ứng được những nhu cầu đó. Câu 61: Điểm khác biệt trong quan hệ quốc tế trước Chiến tranh thế giới thứ nhất và trước Chiến tranh thế giới thứ hai là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên Xô. B. mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc về vấn đề thuộc địa. Trang 6/8 - Mã đề thi 271
- C. lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào cách mạng thế giới. D. bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc. Câu 62: Nội dung nào sau đây không phải là bài học của cuộc cải cách Minh Trị (1868) đối với công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam (1986)? A. Nội dung cải cách phải phù hợp với tình hình thực tế đất nước. B. Có quyết tâm của người lãnh đạo và sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. C. Xuất phát từ cơ sở bên trong, nhận được sự đồng thuận từ trên xuống dưới. D. Phải có những lực lượng tiến bộ từ bên ngoài ủng hộ, giúp đỡ. Câu 63: Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến chủ nghĩa phát xít thắng thế và lên cầm quyền ở Đức? A. Giai cấp tư sản lớn mạnh, ủng hộ phát xít lên cầm quyền. B. Đảng Xã hội dân chủ từ chối hợp tác với những người cộng sản. C. Đảng Quốc xã, đứng đầu là Hít-le mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng. D. Giai cấp tư sản không đủ mạnh để duy trì chế độ cộng hòa tư sản. Câu 64: Hai cuộc đại chiến thế giới trong thế kỷ XX đều xuất phát từ A. mâu thuẫn về tôn giáo. B. mưu đồ của chủ nghĩa phát xít. C. lợi ích của các nước lớn. D. tham vọng bá chủ của Mĩ. Câu 65: Điểm giống nhau giữa Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc và Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là A. đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. B. sử dụng bạo lực cách mạng. C. do giai cấp tư sản lãnh đạo. D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Câu 66: Phong trào Tây Sơn có vai trò như thế nào với lịch sử dân tộc? A. Thuần phục nhà Thanh, quan hệ tốt đẹp, hòa hiếu với Lào và Chân Lạp. B. Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước về mặt nhà nước. C. Tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Minh - Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. D. Đưa ra chính sách hợp lí về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục để phát triển đất nước. Câu 67: Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự phát triển của ngoại thương nước ta ở thế kỉ XVI - XVIII? A. Tác động của các cuộc phát kiến địa lí. B. Nguồn hàng hóa phong phú, nhân lực dồi dào. C. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương buôn bán. D. Chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn. Câu 68: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra những chuyển biến lớn trong tình hình thế giới, ngoại trừ việc A. tăng cường thêm tiềm lực cho hệ thống tư bản chủ nghĩa. B. đưa đến sự hình thành trật tự thế giới hai cực Ianta. C. đưa đến sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa. D. tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển. Câu 69: Sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh năm 1945 tác động như thế nào đến Việt Nam? A. Tạo điều kiện khách quan thuận lợi để Việt Nam nổi dậy giành chính quyền. B. Phát xít Nhật rút hết quân đội về nước, tầng lớp trung gian ngả về cách mạng. C. Tạo điều kiện để nhân dân ta đánh đuổi đế quốc Pháp - Nhật, giành độc lập. D. Phát xít Nhật hoang mang, rệu rã, thời cơ cách mạng đang đến gần. Câu 70: Trong những năm 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng thế giới? A. Góp phần làm suy yếu chính quyền đô hộ ở các nước Đông Nam Á. B. Tham gia đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. C. Tham gia cùng các lực lượng tiến bộ đấu tranh vì quyền sống con người. D. Góp phần làm suy yếu chủ nghĩa thực dân và tan rã thuộc địa của chúng. Câu 71: Nhận xét nào sau đây không đúng về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt từ thế kỉ XI đến cuối thế kỉ XVIII? A. Đều chống lại kẻ thù đông và mạnh hơn ta rất nhiều lần. B. Hầu hết các cuộc đấu tranh được chuẩn bị chu đáo. C. Đều chống lại các kẻ thù đến từ phương Bắc. D. Đều thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ dân tộc. Trang 7/8 - Mã đề thi 271
- Câu 72: Nội dung nào sau đây không phải là một trong những nội dung của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945)? A. Chủ nghĩa xã hội nối liền từ Âu sang Á, bị các nước tư bản bao vây, cô lập. B. Diễn ra những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại. C. Phong trào cách mạng thế giới bước sang một thời kì phát triển mới. D. Chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất và trải qua nhiều thăng trầm. Câu 73: Thực tiễn thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong các thế kỉ X - XV đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay? A. Phát huy nghệ thuật thủy chiến trên sông. B. Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc. C. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. D. Kiên quyết chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Câu 74: Nội dung chủ yếu được thể hiện trong các tác phẩm của Mô-li-e là A. ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, con người. B. phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến nước Pháp. C. bày tỏ sự đồng cảm với nhân dân lao động nghèo khổ. D. khát vọng công bằng, cuộc sống tốt đẹp của con người. Câu 75: Nhà Nguyễn đã học tập kế sách gì của nhà Trần để tổ chức kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng năm 1858? A. Thanh dã. B. Nghi binh. C. Điều địch để đánh địch. D. Nở hoa trong lòng địch. Câu 76: Nội dung nào sau đây thể hiện điểm khác biệt về chủ trương phát triển đất nước giữa Xiêm (Thái Lan) với Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX? A. Tiến hành cải cách theo khuôn mẫu các nước phương Tây. B. Các đề xướng cải cách không xuất phát từ các ông vua. C. Đóng cửa, bế quan tỏa cảng với các nước phương Tây. D. Sĩ phu tân học là người đề xướng cải cách. Câu 77: Thực tiễn các phong trào yêu nước Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX đã khẳng định A. Nông dân là lực lượng đi đầu trong phong trào yêu nước. B. phong trào dân tộc cần hướng đến một ngọn cờ cứu nước mới. C. giai cấp tư sản không đủ khả năng lãnh đạo phong trào dân tộc. D. Ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng của vua tôi triều đình phong kiến. Câu 78: Chỉ ra sự khác nhau về quyền dân tộc cơ bản giữa Hiệp ước Hác Măng (1883) với Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A. Triều đình thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp. B. Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các quyền lợi trong nước. C. Việt Nam đặt dưới sự bảo hộ của Pháp. D. Pháp toàn quyền xử lí quân đội cờ đen. Câu 79: Bài học kinh nghiệm nào sau đây của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 để lại cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945? A. Kết hợp phòng thủ và tiến công quân sự. B. Biết chớp thời cơ do điều kiện bên ngoài mang đến. C. Phát động khởi nghĩa khi có lực lượng vũ trang mạnh. D. Kết hợp đấu tranh quân sự - chính trị - ngoại giao. Câu 80: Điểm khác biệt về lực lượng lãnh đạo của Cách mạng tư sản Pháp so với Cách mạng tư sản Anh trong thời cận đại là A. liên minh phong kiến và tư sản lãnh đạo. B. hoàn toàn do giai cấp tư sản lãnh đạo. C. liên minh giữa chủ nô và tư sản lãnh đạo. D. liên minh giữa quý tộc mới và tư sản lãnh đạo. ------- -------------------------------------- ------------------- Hết ------------------- Trang 8/8 - Mã đề thi 271
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh năm 2013 - 2014 môn Toán lớp 11 - Sở Giáo dục Đào tạo Nghệ An
1 p | 598 | 46
-
Đề thi chọn Học sinh giỏi cấp Tỉnh THPT năm hoc 2011 - 2012 môn Toán lớp 10 - Sở GD - ĐT Hà Tĩnh
1 p | 268 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 8 năm học 2013 - 2014
4 p | 241 | 23
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 6 năm học 2013 - 2014
5 p | 426 | 21
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa khối 9 năm học 2013 - 2014
5 p | 353 | 17
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 370 | 16
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Chính)
4 p | 202 | 15
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học khối 7 năm học 2013 - 2014
4 p | 207 | 11
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 8,9 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 165 | 9
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Địa khối 6,7 năm học 2013 - 2014 (Phụ)
4 p | 129 | 5
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Vĩnh Long
2 p | 24 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
30 p | 22 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2021-2022 - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
6 p | 31 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 (Vòng 1) - Sở GD&ĐT Long An
2 p | 22 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ
2 p | 28 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Thái Nguyên
1 p | 23 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán (Chuyên) lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Lạng Sơn
6 p | 19 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn các môn tự nhiên lớp 12 năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội
9 p | 20 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn