intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 lần 2 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Đề chính thức)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 lần 2 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Đề chính thức) giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập từ đó có các phương pháp học tập hiệu quả hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 12 lần 2 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Đề chính thức)

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai ­ Năm học 2012 ­ 2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 18/12/2012 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu, trong 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm): 1. Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong opêron Lac ở vi khuẩn E.coli.  2. Vai trò của gen điều hòa đối với hoạt động của opêron? 3. Trình bày cơ  chế  hoạt động của opêron Lac  ở  vi khuẩn  E.coli  khi môi trường có  đường lactôzơ và khi đường lactôzơ bị phân giải hết.  Câu 2 (2,0 điểm):  Khi lai các cây cà chua lưỡng bội thuần chủng quả  đỏ  và quả  vàng với nhau, F1  thu  được toàn cây quả đỏ. Xử lý cônsixin để tứ bội hóa cây F 1 rồi chọn một cặp cây bố, mẹ cho  giao phấn với nhau, F2 thu được 341 cây quả đỏ và 31 cây quả vàng. Cho biết, màu sắc quả do   một gen quy định. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. âu 3 (2,5 điểm): 1. Loại đột biến gen nào chỉ   ảnh hưởng đến thành phần của một bộ  ba mã hóa? Đột   biến đó xảy ra  ở vị trí nào trong gen cấu trúc sẽ  ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá trình  dịch mã? 2. Viết sơ  đồ  minh họa cơ  chế  phát sinh loại đột biến trên. Nêu những điều kiện để  cho loại đột biến đó di truyền qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản hữu tính. Câu 4 (2,5 điểm):  Ở người bệnh hóa xơ  nang (cystic fibrosis) và alcapton niệu (alkaptonuria) đều do một  alen lặn trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng không mắc các   bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả hai bệnh đó. a) Nếu họ sinh con thứ hai, thì xác suất đứa trẻ này mắc cả hai bệnh trên là bao nhiêu? b) Nếu họ muốn sinh con thứ hai chắc chắn không mắc các bệnh trên thì theo di truyền   học tư vấn có những phương pháp nào? c) Nếu lần sinh thứ hai là sinh đôi (không phải cùng trứng) thì xác suất sinh ra hai đứa  trẻ trong đó một không mắc bệnh hóa xơ nang và một bị bệnh này là bao nhiêu? Câu 5 (2,0 điểm):  Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen quy  định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen quy định màu hồng trội hoàn toàn so với alen  quy định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu nâu có   360 con, màu hồng có 550 con, màu vàng có 90 con. Biết quần thể này ở trạng thái cân bằng di   truyền. a) Hãy xác định kiểu gen quy định mỗi màu. b) Hãy tính tần số tương đối của các alen trong quần thể trên. c) Những điều kiện nào làm cho quần thể không cân bằng theo định luật Hacđi­Vanbec? Câu 6 (2,0 điểm): 1. Quá trình nhân đôi ADN  ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ADN  ở sinh vật nhân thực  khác nhau ở những điểm cơ bản nào? 2. Nêu những nguyên tắc chung trong cơ chế phiên mã và dịch mã. Câu 7 (2,0 điểm): 1. Vì sao người ta không phát hiện được những bệnh nhân có thừa các nhiễm sắc thể số  1 hoặc số 2 của người? 2. Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X ở người lại  dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường?
  2. Câu 8 (2,0 điểm): 1. Vì sao các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý một cách tương đối? 2. Nêu tác động của chọn lọc tự nhiên. Vì sao chọn lọc tự nhiên là nhân tố định hướng sự  tiến hóa của loài. 1 Câu 9 (1,0 điểm):  Mặc dù có những sự khác biệt rõ rệt về  cấu trúc tế  bào giữa sinh vật nhân sơ  và sinh   vật nhân thực nhưng các nhà khoa học vẫn cho rằng chúng có cùng một tổ tiên chung. Dựa vào   cấu trúc tế bào, hãy chứng minh điều đó. Câu 10 (2,0 điểm): 1. Trong các nhân tố  sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, độ   ẩm thì nhân tố  nào quan trọng   nhất đối với sự sống nói chung? Vì sao? 2. Kết quả khảo sát quần xã sinh vật tại một khu rừng ven biển như sau: ­ Thực vật: địa y, tảo, rêu, trảng cỏ, dương xỉ, cây ăn thịt (nắp  ấm, gọng vó), cây bụi   (sim, mắc cỡ, mua), cây có gai (găng, đỏ  ngọn, chà là), dây leo, cây gỗ  (sao, dầu, dẻ, bằng   lăng, chàm, slốp bốp, gõ đỏ…) ­ Động vật: bướm, chim, thỏ, cheo… ­ Đất đỏ bazan pha cát và đất ngập nước. Hãy mô tả diễn thế sinh thái từ khi có nham thạch núi lửa tạo thành nền đất đá đến khi  có khu rừng mưa nhiệt đới ngày nay. ­­­­­­­­­­­­­­­ Hêt ­­­­­­­­­­­­­­ ́ Họ và tên thí sinh:................................................................ S ố báo  danh:........................................ Chữ ký giám thị 1:............................................Chữ ký của giám thị  2:.............................................
  3. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT 2 Kỳ thi thứ hai ­ Năm học 2012 – 2013 MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 18/12/2012  (Hướng dẫn chấm  gồm 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1. Sơ đồ cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli:  P     O          Z               Y       A 0,25 Chức năng của các thành phần: ­ Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) liên quan về chức năng nằm kề nhau: mã hóa các enzim   phân hủy lactôzơ. ­ Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc, là vị  trí tương tác với chất  ức chế  0,5 (prôtêin ức chế). ­ Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị  trí tương tác của ARN  1 pôlimeraza để khởi đầu phiên mã. (2,0) 2. Gen điều hoà mã hóa prôtêin ức chế (chất ức chế), chất này liên kết với vùng vận  hành để dừng quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc. 0,25 3. ­ Khi có lactôzơ  thì lactôzơ  liên kết với chất  ức chế  làm bất hoạt chất  ức chế   vùng vận hành được giải phóng   enzim ARN pôlimeraza tiến hành phiên mã các gen  cấu trúc   các mARN  giải mã tạo các enzim phân huỷ lactôzơ. 0,5 ­ Khi lactôzơ hết   chất ức chế hoạt động   bám vào vùng vận hành   enzim ARN  không tiến hành phiên mã được. 0,5 2 ­ Pt/c:  Quả đỏ  x  Quả vàng   F1: 100% quả đỏ (2,0)    => Quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng           ­ Quy ước:  A­ Quả đỏ, a­  Quả vàng 0,25 (0,5đ) ­ Sơ đồ lai:   Pt/c:    Quả đỏ     x     Quả vàng                                     AA                     aa                      GP:          A                       a 0,25                      F1:          100% Aa (Qu Cônsixin ả đỏ) ­ Tứ bội hóa F1:    Aa                             AAaa  ­ Cho F1 x F1    F2:  341 đỏ : 31 vàng    11 đỏ : 1 vàng => Số tổ hợp =  12 = 6 x 2 =>   0,25 cặp cây F1 chọn đem lai là:  AAaa  x  Aa 0,5 ­ Sơ đồ lai:   F1 x F1:     Quả đỏ (4n)               x              Quả đỏ (2n)                                           AAaa                                            Aa
  4. 1 4 1 1 1 0,25                           GF1:  AA:  Aa:  aa                             A:  a 6 6 6 2 2 1 5 5 1                              F2:   AAA:  AAa:  Aaa:  aaa 12 12 12 12 0,5 11 đỏ                 :  1 vàng 1. ­ Loại đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến thành phần của 1 bộ ba mã hóa là đột biến   gen dạng thay thế 1 cặp nuclêôtit trong 1 bộ ba.  0,5 ­ Đột biến thay thế  xảy ra  ở mã mở  đầu sẽ   ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến quá  trình dịch mã vì làm cho quá trình dịch mã không xảy ra. 0,5 2. Sơ  đồ  dạng đột biến gen thay thế  một cặp nuclêôtit: VD: Thay cặp G≡X bằng   A=T 3 Nhân đôi  Nhân đôi 0,5 * (2,5) *   G  ≡    G  →                                                     T ≡                     A = T                                   (Học sinh có thể viết sơ đồ khác nếu đúng vẫn cho điểm tối   đa) * Những điều kiện để đột biến di truyền qua sinh sản hữu tính: 0,5      ­ Là loại đột biến tiền phôi hoặc đột biến giao tử 1 0,5      ­ Giao tử mang gen đột biến tham gia trực tiếp thụ tinh      ­ Đột biến không gây chết hay làm mất khả năng sinh sản của cá thể. a) ­ Quy  ước gen: A­ không mắc bệnh hóa xơ  nang, a­ mắc bệnh hóa sơ  nang; B:   không mắc bệnh alcapton niệu, b:  mắc bệnh alcapton niệu ­ Hai vợ chồng đều không mắc bệnh nhưng sinh ra đứa con mắc cả 2 bệnh => Kiểu   0,5 gen của cặp vợ chồng này đều dị hợp về 2 cặp gen : AaBb SĐL: P: AaBb x   AaBb  =>   F1: 9A­B­ : 3A­ bb : 3aaB­ : 1aabb => Xác suất họ sinh ra đứa thứ 2 mắc cả 2 bệnh là: 1/16.  0,5 4 b) Sàng lọc trước sinh:   (2,5) ­ Phương pháp chọc dò dịch ối. ­ Phương pháp lọc tinh trùng và trứng không mang gen gây bệnh c) Ta có SĐL: P: Aa  x  Aa 0,5                    F1: 3/4 A­ : 1/4aa      3/4 không mắc bệnh hóa sơ nang: 1/4 mắc bệnh hóa sơ nang 0,5 => Xác suất sinh ra 2 đứa trẻ  trong đó 1 không mắc phải bệnh hóa xơ  nang và 1 bị  bệnh này là:  C21  x 3/4 x 1/4 = 6/16. 0,5 5 a) Các kiểu gen quy định mỗi màu: (2,0) C1C1, C1C2, C1C3: màu nâu. C2C2, C2C3: màu hồng. 0,5 C3C3: màu vàng b) Gọi p là tần số tương đối của alen C1, q là tần số tương đối của alen C2, r là tần số  tương đối của alen C3. Quần thể cân bằng có dạng:       (p+q+r)2 = p2 C1C1+q2 C2C2+r2 C3C3+2pq C1C2+2qr C2C3+2pr C1C3 Tần số tương đối mỗi loại kiểu hình:  0,25 Nâu = 360/1000= 0,36, Hồng = 550/1000 = 0,55; vàng = 90/1000 = 0,09. Tần số tương đối của mỗi alen, ta có:  0,25 Vàng = 0,09 = r2  r=0,3. Hồng = 0,55=q2+2qr  q=0,5 Nâu = 0,35 = p2 + 2pq + 2pr   p=0,2. 0,5
  5. c) Những điều kiện làm cho quần thể không cân bằng: ­ Số cá thể ít ­ Xảy ra giao phối không ngẫu nhiên ­ Sức sống, khả năng thụ tinh của các giao tử khác nhau. 0,5 ­ Xảy ra đột biến, CLTN và di nhập gen... 1. Những điểm khác nhau cơ bản: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực ­ Có một điểm khởi đầu sao chép, một  ­ Xảy ra  ở  nhiều điểm trong phân tử  0,5 đơn vị nhân đôi ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi ­ Có ít loại enzim tham gia ­ Có nhiều loại enzim tham gia 0,5 ­ Tốc độ nhân đôi nhanh hơn ­ Tốc độ nhân đôi chậm hơn 0,25 6 ­   ADN   dạng   mạch   vòng   của   sinh   vật  ­ ADN dạng mạch thẳng của sinh vật   (2,0) nhân sơ  không bị  ngắn lại sau mỗi chu   nhân   thực   sau   mỗi   chu   kỳ   nhân   đôi  0,25 kỳ nhân đôi. thường ngắn lại ở phần đầu mút. 2. Những nguyên tắc chung: ­ Nguyên tắc khuôn mẫu ­ Nguyễn tắc bổ sung. 0,25 0,25 1. Vì: NST số 1 và số 2 là những cặp NST lớn nhất, chứa rất nhiều gen  trong số NST   0.5 ở người    => thừa NST số 1 hoặc số 2 => mất cân bằng gen nghiêm trọng => có thể  0.5 chết ngay từ giai đoạn phôi thai. 2 7 2. Bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính dễ phát hiện hơn so với bệnh   do gen lặn nằm trên NST thường vì:  (2,0) ­ Gen lặn trên NST X chỉ cần 1 alen lặn cũng đã biểu hiện ra kiểu hình ở nam giới    0.5 ­ Gen lặn trên NST thường chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi có cả 2 alen lặn.  0.5 1. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lý một cách tương đối vì: ­ Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của CLTN trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ  0,25 có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. ­ Khi hoàn cảnh sống thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị  0,25 thay thế bởi đặc điểm khác thích nghi hơn.  ­ CLTN chọn lọc kiểu hình của một sinh vật theo kiểu “thỏa hiệp”, nghĩa là nó duy trì   0,25 một kiểu dung hòa với những đặc điểm khác. 2. + Mặt chủ của CLTN là sự phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những kiểu   gen khác nhau trong quần thể. 0,25 8 + Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự  sống sót và sinh sản ưu thế  của   (2,0) những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn. CLTN tác động trên kiểu hình của các cá   thể, thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen, do đó làm biến đổi thành phần kiểu   0,5 gen của quần thể. CLTN tác động nhanh đối với alen trội và chậm đối với alen lặn. + Dưới tác động của CLTN, tần số tương đối của các alen có lợi được tăng lên trong  quần thể. CLTN làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo   0,5 hướng xác định => Do đó CLTN định hướng sự tiến hóa của loài. 9 ­ Tế bào có các thành phân cấu trúc cơ bản giống nhau: màng sinh chất, tế bào chất,  (1,0) nhân hoặc vùng nhân 0,25 ­ Cấu trúc màng sinh chất giống nhau ­ Vật chất di truyền đều là axit nuclêic. 0,25 ­ Ti thể  và lục lạp của tế  bào nhân thực có axit nuclêic dạng vòng và các ribôxôm 
  6. 70S giống như ở tế bào nhân sơ.  ­ Kích thước ti thể giống với kích thước sinh vật nhân sơ. 0,25     Sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có tổ tiên chung và trong quá trình tiến hóa có  hiện tượng nội cộng sinh của sinh vật nhân sơ trong tế bào sinh vật nhân thực. 0,25  1. Nhân tố ánh sáng là quan trọng nhất vì: ­ Nhân tố  ánh sáng trực tiếp chi phối các nhân tố  còn lại. Khi cường độ  chiếu sáng  tăng lên thì nhiệt độ môi trường tăng theo, nhiệt độ tăng thì độ ẩm giảm xuống. Khi   0,5 cường độ chiếu sáng giảm thì ngược lại. ­ Năng lượng do nhân tố  ánh sáng chiếu xuống mặt đất, một phần đã chuyển hóa  thành năng lượng sống thông qua quá trình quang hợp mà đi vào hệ thống sống cung   0,5 cấp năng lượng cho các sinh vật. 2. + Trên nền nham thạch núi lửa bị  phong hóa, vùng đất mới xuất hiện xảy ra diễn   thế nguyên sinh – Sự quần tụ các quần thể như địa y, tảo, rêu tạo thành quần xã tiên   10 phong. Chúng phân hủy đất nền, khi chết góp phần tạo mùn tạo điều kiện thuận lợi   0,25 (2,0) cho các quần thể khác như nấm, vi khuẩn… + Một quần xã khác tiếp theo gồm những quần thể có trước cộng thêm những quần thể  mới như cỏ, cây bụi, cây ăn thịt trên mặt đất cát nghèo chất đạm; cây có gai thích nghi với  những tháng nắng hạn; cây thích nghi với những tháng ngập nước ở vùng trũng như cây   0,25 tràm. + Một quần xã kế tiếp được hình thành từ quần xã trước đó – Đây là quần xã có tính đa   0,25 dạng cao, có sự phân tầng rõ rệt, có nhiều loài cây khép tán và dây leo. Các quần thể cây  gỗ ngăn chặn cát di chuyển sâu vào đất liền, đồng thời giúp chim, thú, côn trùng phát triển. + Quần xã đạt được hệ sinh thái cân bằng, tạo nên quần xã cực đỉnh là rừng mưa nhiệt   0,25 đới.  Tổng 20đ Lưu ý: Học sinh  làm cách khác mà đúng bản chất vẫn cho điểm tối đa. 3 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2