SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
SÓC TRĂNG<br />
<br />
THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA<br />
Năm 2018<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
Môn: VẬT LÝ<br />
(Thời gian làm bài 180 phút, không kể phát đề)<br />
Ngày thi: 16/9/2017<br />
________________<br />
Đề thi này có 02 trang<br />
Bài 1: (4,5 điểm)<br />
Một khối cầu rỗng có bán kính R quay quanh một trục thẳng<br />
đứng đi qua tâm của nó với tốc độ góc ω, xét một vật nhỏ khối<br />
lượng m chuyển động bên trong khối cầu như hình 1.<br />
a) Xây dựng công thức xác định tỉ số giữa lực ma sát của vật<br />
m đối với khối cầu và áp lực của vật lên khối cầu để giữ m ở độ cao<br />
R/2 so với đáy khối cầu và không bị trượt về phía đáy.<br />
b) Tính bán kính của khối cầu. Biết hệ số ma sát giữa vật và<br />
khối cầu có giá trị lớn nhất là <br />
<br />
3<br />
, khối cầu quay với tốc độ góc<br />
7<br />
<br />
5 rad/s và lấy g = 10 m/s2.<br />
<br />
Bài 2: (5,5 điểm)<br />
P<br />
A<br />
Một xi-lanh kín đặt nằm ngang và được bao M<br />
bọc bởi các thành bên cách nhiệt MPON, riêng thành<br />
bên MN dẫn nhiệt tốt. Pít-tông AB được làm bằng vật<br />
liệu cách nhiệt và có thể di chuyển không ma sát trong<br />
V2<br />
V1<br />
xi-lanh như hình 2. Ban đầu phần bên trái và bên phải<br />
xi-lanh đều chứa hỗn hợp khí gồm 0,8 mol khí argon<br />
và 0,2 mol khí nitơ (các khí coi là khí lí tưởng). Người N<br />
B<br />
O<br />
ta tác động nhiệt lên thành MN để hỗn hợp khí nóng<br />
Hình 2<br />
lên từ từ và pit-tông di chuyển rất chậm sang phải, bỏ<br />
qua tương tác hóa học của các chất khí với nhau. Biết hằng số khí R = 8,31 J/mol.<br />
a) Tính chỉ số đoạn nhiệt và nhiệt dung mol đẳng tích của hỗn hợp khí trên?<br />
b) Với xi-lanh như trên, nếu phần bên trái và bên phải xi-lanh đều chứa một lượng<br />
khí như nhau là 1 mol khí argon. Hãy xây dựng biểu thức xác định nhiệt dung phân tử C của<br />
khối khí bên trái theo V1, V2, CV và . Tính C nếu khối khí này chiếm 2/3 thể tích xi-lanh?<br />
<br />
Bài 3: (4,0 điểm)<br />
Thanh kim loại AB đồng chất, tiết diện đều, có chiều dài và<br />
mang điện tích q được đặt trong không khí. Xét điểm M nằm trên<br />
đường trung trực của AB và cách trung điểm của AB một đoạn R0.<br />
Gọi R là khoảng cách từ A đến M như hình 3. Thiết lập biểu thức<br />
cường độ điện trường do thanh AB gây ra tại M và tính R0. Biết điện<br />
tích của thanh là 2.10-7 C, cường độ điện trường tại M là 4000 V/m,<br />
R = 210 cm và hằng số điện ε0 = 8,85.10-12 C2/(Nm2).<br />
<br />
B<br />
<br />
<br />
<br />
M<br />
<br />
R0<br />
R<br />
<br />
A<br />
<br />
Hình 3<br />
<br />
1<br />
<br />
Bài 4: (3,0 điểm)<br />
Một màn nước xà phòng có chiết suất 4/3 được dựng lên<br />
sao cho cùng phương với trọng lực, tạo nên hình dạng của cái<br />
nêm có bề mặt là màn xà phòng, phần dưới nêm là nước xà<br />
phòng như hình 4. Xét chùm sáng song song có bước sóng<br />
0,5 μm chiếu tới vuông góc với mặt AC của nêm và nghiên cứu<br />
các vân giao thoa của chùm sáng phản xạ ta thấy khoảng cách<br />
giữa 6 vân tối liên tiếp là 2 cm. Tính góc nghiêng của nêm?<br />
<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
B<br />
<br />
S<br />
<br />
M<br />
<br />
C<br />
<br />
Bài 5: (3,0 điểm)<br />
Hình 4<br />
Cho các dụng cụ sau:<br />
- Một nguồn điện một chiều.<br />
- Một máy đo điện cho phép đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế một chiều.<br />
- Các dây nối, các ngắt điện có điện trở không đáng kể.<br />
- Một máy đo từ trường có thang đo từ vài μT đến vài mT.<br />
- Một đầu đo từ trường.<br />
- Thước dây có thang chia nhỏ nhất là mm.<br />
- Một sợi dây đồng khá dài có vỏ rất mỏng được quấn quanh ống nhựa PVC (thẳng),<br />
các vòng dây được quấn khít nhau, đường kính tiết diện của sợi dây rất nhỏ so với đường<br />
kính của ống nhựa. Phần ống nhựa có dây quấn xung quanh được phủ một lớp băng keo<br />
đen, hai đầu của sợi dây còn thừa rất ngắn được xuyên qua lớp keo ra bên ngoài tại vị trí<br />
đang quấn, một phần ống được cắt theo tiết diện ngang còn sót lại bên ngoài.<br />
Hãy lập phương án xác định chiều dài của sợi dây đồng quấn quanh ống nhựa?<br />
Yêu cầu nêu: cơ sở lí thuyết của phép đo, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm, các công thức<br />
tính toán, thiết lập công thức tính sai số của phép đo?<br />
<br />
--- HẾT --Họ tên thí sinh: .................................................... Số báo danh: ............................<br />
Chữ ký của Giám thị 1: ........................<br />
<br />
Chữ ký của Giám thị 2: ..................<br />
<br />
2<br />
<br />