Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT49)
lượt xem 6
download
Đề thi lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT49) sau đây có nội dung đề thi gồm 4 câu hỏi với hình thức thi viết và thời gian làm bài trong vòng 180 phút. Ngoài ra, tài liệu này còn kèm theo đáp án giúp bạn có thể dễ dàng kiểm tra so sánh kết quả được chính xác hơn. Mời các bạn cùng tham khảo và thử sức mình với đề thi nghề này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT49)
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2009 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: QTDNVVN - LT 49 Hình thức thi: Viết Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Nhà máy Vạn Hướng Tiết của Hàng Châu nổi tiếng toàn quốc về mặt nắm chắc chất lượng, tháng 10 năm 2010 toàn nhà máy phát ra hai thông báo: Thông báo thứ nhất đại ý là: Đầu năm nay lãnh đạo nhà máy kêu gọi toàn thể nhà máy triển khai hoạt động tăng năng suất tiết kiệm đồng thời trích 10% phần tiết kiệm làm phần thưởng. Lãnh đạo và nhân viên của phân xưởng đúc đã hưởng ứng lời kêu gọi, tích cực cố gắng từ tháng 2 đến tháng 6 toàn phân xưởng tiết kiệm được khoảng 29,6 tấn sắt, ước chừng 76.046 nhân dân tệ.Vì vậy trích thưởng phân xưởng này là 7.405 nhân dân tệ. Nội dung chủ yếu của thông báo thứ hai là: Trong nhà máy mỗi năm đểu triển khai giáo dục cấm đánh bạc mặc dù vậy tháng 6 xảy ra hai vụ. Để giữ gìn nghiêm quy định kỷ luật của nhà máy, lãnh đạo nhà máy đuổi 4 người nhiều lần đánh bạc mà vẫn không chịu hối cải ra khỏi nhà máy, cho nghỉ một năm đồng thời phạt mỗi người 500 nhân dân tệ, tiến hành xử lý cảnh cáo đối với 3 người khác và phạt mỗi người 500 nhân dân tệ. Hai thông báo này gây chấn động rất lớn trong công nhân và những phản ứng mạnh mẽ. Vì vậy có thể nói, thông qua xử lý một vài người, thưởng một phân xưởng đã giáo dục được công nhân toàn nhà máy. Đồng thời cũng cho thấy chỉ có “ thưởng phạt công minh, khích lệ nhân viên” mới có thể thực sự răn đe được. 1- Theo anh (chị) tình huống này đã phản ánh nội dung gì của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. 2- Phân biệt những điểm giống và khác nhau trong hai thông báo ở tình huống quản trị trên. 3- Hãy phân tích tác dụng của hai thông báo đối với nhà máy Vạn Hướng Tiết trong những tình huống quản trị đã nêu trên. Câu 2: (2 điểm) Anh ( chị ) hãy trình bày khái niệm, căn cứ và ý nghĩa của việc thiết kế cơ cấu tổ chức? Câu 3: (2 điểm)
- Một doanh nghiệp tháng 4 năm N có số liệu như sau: công nhân A làm được 550 sản phẩm, công nhân B làm được 460 sản phẩm. Định mức sản xuất 01 sản phẩm là 31,2 phút. Thời gian làm việc theo chế độ là 26 ngày/tháng, 8 giờ/ngày. Lương luỹ tiến được quy định như sau: - Vượt mức từ 1% đến 10% đầu tiên, tiền công tăng thêm phần vượt trội là 25%. - Vượt mức từ trên 10% đến 20% tiếp theo , tiền công tăng thêm phần vượt trội là 35% - Vượt mức từ trên 20% tiếp theo trở lên, tiền công tăng thêm phần vượt trội là 45% Biết tiền lương 01 sản phẩm được áp dụng là 4.500 đ Hãy tính lương cho công nhân A và công nhân B. Câu 4: (3 điểm) Các trường tự ra câu hỏi theo modul, môn học tự chọn …………ngày..........tháng.........năm......... DUYỆT HỘI ĐỒNG THI TN TIỂU BAN RA ĐỀ THI (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.)
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012) NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 49 Câu Nội dung Điểm 1 Câu hỏi tình huống 3 (Dưới đây là một vài gợi ý, GV chấm bài phải dựa trên sự sáng tạo trong mỗi bài làm cụ thể của SV). 1- Công tác quản trị nhân sự trong nhà máy được phản ánh trong tình huống này là: 1 - Thu hút được người tài đã khó, nhưng giữ chân họ, phát huy tối đa năng lực làm việc của họ còn khó hơn. Nhà máy đã thấu hiểu điều đó, đã và đang làm khá tốt công tác quản trị nhân sự. Bằng chứng là việc thưởng phạt công minh, khuyến khích nhân viên thể hiện qua hai thông báo. - Thông báo 1: Phản ánh công tác đãi ngộ nhân sự trực tiếp bằng vật chất. Cụ thể bằng tiền thưởng. Người lao động nào cũng muốn có được tiền lương cao, thưởng nhiều. Nắm bắt được mong muốn của nhân viên đã trích 10% số tiền tiết kiệm để thưởng cho nhân viên. Điều đó có lợi cho cả nhà máy và bản thân người lao động, gia tăng mức tiết kiệm, khuyến khích cho người lao độnglàm việc, tạo điều kiện nâng cao, chất lượng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Thông báo 2: Phản ánh công tác giáo dục và đào tạo nhân sự của công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Hàng năm doanh nghiệp triển khai cấm đánh bạc, tuy nhiên khi xảy ra tình trạng đánh bạc, đã sử lý nghiêm túc, đó là hình thức giáo dục tốt nhằm răn đe những người khác và bản thân người lao động sẽ có ý thức hơn khi bị sử lý vi phạm bằng tài chính. - Tình huống trên đã thể hiện rất rõ nội dung đãi ngộ nhân sự trong nhà máy thông qua đó cũng cho chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp. - Nhà máy không những đưa ra hai chính sách rất đúng đắn mà còn đúng đắn trong việc công khai, minh bạch các thông báo đó.
- - Điều cốt yếu trong việc quản trị lãnh đạo đó là nhân viên phải là mọi người được thúc đẩy bằng phần thưởng và trừng phạt nghiêm minh. - Với việc sử dụng quy chế thưởng - phạt, nhà quản trị có thể thuyết phục được nhân viên sẽ được hưởng lợi như thế nào khi tuân theo một chỉ thị nào đó và bị phạt như thế nào khi vi phạm, từ đó thúc đẩy nhân viên thực hiện theo kế hoạch đã đề ra của nhà quản trị. 2. Phân biệt những điểm giống và khác nhau trong hai thông 1 báo ở tình huống quản trị trên: * Điểm giống nhau giữa hai thông báo trên: - Cả hai thông báo đều là chỉ ra các cách ứng xử của Nhà máy với công nhân của mình, thể hiện rõ quan điểm của nhà quản trị đối với thái độ làm việc của các công nhân trong nhà máy dựa trên các quy định, quy chế trước của nhà máy. - Cả hai thông báo này đều gây chấn động trong công nhân, qua đó Nhà máy có thể giáo dục được toàn thể công nhân trong nhà máy, mới có thể thực sự khích lệ, hoặc răn đe được nhân viên của mình. - Cả hai thông báo đều phục vụ công tác quản trị nhân sự của Nhà máy và qua đó giúp cho nhà máy có thể tăng năng suất lao động, thúc đẩy các công nhân rèn luyện đạo đức, là phát huy hết năng lực để có thể phát triển nhà máy hơn nữa. * Còn điểm khác nhau rõ ràng nhất đấy chính là: - Thông báo 1: Thưởng. - Thông báo 2: Phạt. - Thông báo 1 có tính chất khuyến khích, có tác dụng lâu dài. - Thông báo thứ 2 có tính chất răn đe, có tác dụng tức thời. 3. Phân tích tác dụng của hai thông báo: 1 - Với thông báo thứ nhất sẽ tạo động lực cho công nhân làm viêc nhiệt tình hơn vì đó là chủ trương đúng vừa làm lợi cho công ty hơn nữa qua đó, cũng khích lệ, khuyến khích nhân viên, công nhân làm việc hăng say, thi đua cải tiến chất lượng, tiết kiệm chi phí, tạo động lực cho công nhân phấn đấu làm việc vì thành tích lao động. - Còn với thông báo thứ hai thể hiện được cách ứng xử của doanh nghiệp với các nhân viên vi phạm qua đó có tác dụng răn đe các công nhân khác trong nhà máy. Mỗi công nhân làm việc trong nhà máy đều phải chấp hành các quy định và luật lệ của nhà máy. Tất cả các quy định này có tác dụng xây dựng một môi
- trường làm việc tốt hơn cho doanh nghiệp và người lao động. Thông qua đó nhà máy có thể giáo dục ý thức kỷ luật, nề nếp lao động của công nhân toàn nhà máy. - Hơn nữa, chính sự việc phát thông báo trước toàn công nhân đã gây dựng được một hình ảnh đẹp của Nhà máy trong mắt công nhân của họ. Điều đó làm cho các công nhân cảm thấy tự hào vì được làm việc trong một môi trường công minh, lành mạnh và thông qua việc thưởng phạt công minh này cũng giúp cho nhà quản trị có thể răn đe được các công nhân của mình, cân bằng được mục tiêu của doanh nghiệp cùng với việc quản lý và thúc đẩy nhân viên của mình. 2 Trình bày khái niệm, căn cứ và ý nghĩa của việc thiết kế cơ cấu tổ 2 chức? 1. Khái niệm 0,5 Cơ cấu tổ chức là nền tảng về mặt tổ chức của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận được chuyên môn hóa, có những trách nhiệm và quyền hạn nhất định, mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. 2. Căn cứ thiết kế cơ cấu tổ chức 0,5 - Trình độ chuyên môn hóa - Tiêu chuẩn hóa trong tổ chức - Phối hợp các hoạt động trong tổ chức - Mức độ phân cấp và phân quyền trong tổ chức - Tầm quản trị 3 Ý nghĩa 1 Chiến lược được thực hiện thông qua việc thiết kế tổ chức. Vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức thể hiện trên hai khía canh: Điều phối các hoạt động của nhân viên để họ có thể làm việc với nhau và thực hiện chiến lược một cách có hiệu quả nhất nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và khuyến khích động viên các nhân viên và đưa ra một cơ chế khuyến khích động viên cho các nhân viên học phương pháp làm việc mới. Cơ cấu tổ chức định hướng mà các nhân viên ứng xử và quy định sẽ hoạt động tốt trong vị trí của tổ chức, Mục tiêu của thiết kế cơ cấu tổ chức là đưa ra một cơ chế mà qua đó các quản trị viên có thể phối hợp các hoạt động của nhiều chức năng trong toàn doanh nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu
- chung của doanh nghiệp. 3 Áp dụng công thức: 2 Lsplt = (Đg x Q0) + (Q1 – Q0) x Đg x (1+k) - Tính Q định mức: 26 8 60 Qđm = 400 (sp) 31, 2 550 400 CN A vượt định mức: 100 37, 5% (150 sản phẩm) 400 460 400 CN B vượt định mức: 15% (60 sản phẩm) 400 Lương định mức: 400 x 4.500 = 1.800.000 (đ/tháng) Lương CN A: 1 từ 1% đến 10%: 4.500 x 1,25 x 40 = 225.000 đ từ 11% đến 20%: 4.500 x 1,35 x 80 = 486.000 đ từ 21% trở lên: 4.500 x 1,45 x 30 = 195.750 đ Vậy tổng lương của công nhân A là: 2.706.750 đ 1 Lương CN B: từ 1% đến 10%: 4.500 x 1,25 x 40 = 225.000 đ từ 11% đến 20%: 4.500 x 1,35 x 20 = 121.000 đ Vậy tổng lương CN B là: 2.146.000 đ 4 Tự chọn, do trường biên soạn 3 Cộng 10 …………ngày..........tháng.........năm.........
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT5)
7 p | 230 | 34
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT9)
5 p | 142 | 23
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT50)
6 p | 218 | 21
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT6)
4 p | 145 | 21
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT2)
6 p | 165 | 21
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT1)
9 p | 211 | 16
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT3)
8 p | 137 | 14
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT4)
7 p | 123 | 12
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT16)
6 p | 90 | 11
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT11)
6 p | 113 | 11
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT10)
7 p | 115 | 11
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT8)
6 p | 97 | 10
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT15)
5 p | 116 | 10
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT7)
6 p | 129 | 10
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT14)
4 p | 93 | 9
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT12)
5 p | 95 | 8
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT17)
5 p | 84 | 7
-
Đề thi & đáp án lý thuyết Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2012 (Mã đề LT13)
4 p | 107 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn