intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Giáo viên giỏi THPT cấp trường năm 2018-2019 môn Lịch sử có đáp án – Sở GD&ĐT Nghệ An

Chia sẻ: Mucnang555 Mucnang555 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với Đề thi Giáo viên giỏi THPT cấp trường năm 2018-2019 môn Lịch sử có đáp án – Sở GD&ĐT Nghệ An nhằm đánh giá sự hiểu biết và năng lực tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua các câu hỏi đề thi. Để củng cố kiến thức và rèn luyện khả năng giải đề thi chính xác, mời quý thầy cô cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Giáo viên giỏi THPT cấp trường năm 2018-2019 môn Lịch sử có đáp án – Sở GD&ĐT Nghệ An

  1. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG LIÊN TRƯỜNG THPT  NĂM HỌC 2018 – 2019 Đề chính thức                               MÔN: LỊCH SỬ                 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)    Câu 1: (5 điểm) (có phần đề chung cho tất cả các môn kèm theo). Câu 2(5 điểm).  Thiết kế  hoạt động dạy học cho mục “Những cuộc phát   kiến địa lí” của bài “Tây Âu thời hậu kì trung đại”,  thuộc chương trình Lịch sử  lớp 10 ban cơ  bản, nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phát triển một  số kĩ năng chuyên biệt cho học sinh. Câu 3 (5 điểm).  Anh/chị hãy: 1. Giải bài tập sau: Nêu rõ những điểm khác nhau cơ  bản giữa cuộc cách  mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII với cách mạng tháng Hai năm 1917 ở  Nga  và giải thích vì sao có sự khác nhau đó? 2.  Hướng dẫn học sinh giải bài tập này. Câu 4 (5 điểm). Từ nội dung của mục 3 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc”  thuộc bài  “Phong trào dân tộc dân chủ   ở  Việt Nam từ  năm 1919   đến năm   1925” (SGK Lịch sử lớp 12 ban cơ bản),  anh/chị hãy: 1. Thiết kế 1­2 câu hỏi mức độ thông hiểu và vận dụng cao. 2. Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải bài tập   đó. ………. Hết………..
  2. SỞ GD & ĐT NGHỆ AN HƯỚNG DẪN CHẤM LIÊN TRƯỜNG THPT  ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG                   NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN LỊCH SỬ                    Câu 1: (5 điểm)  Câu 2: ( 5 điểm). Thiết kế hoạt động dạy học cho mục “Những cuộc phát kiến địa lí”   … GV có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau song phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Đảm bảo kiến thức ­ kĩ năng: (3,0điểm) ­ Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí. (0.75 điểm). + Sự phát triển của kinh tế hàng hóa dẫn tới nhu cầu về vàng bạc và thị trường… + Con đường buôn bán qua Tây Á đã bị người Arap chiếm… + Những tiến bộ về khoa học – kĩ thuật…  ­ Thời gian, hành trình và kết quả của các cuộc phát kiến địa lí. (1.25 điểm).  + 1487, B. Đi­a­xơ xuất phát từ  bờ biển Bồ Đào Nha, đi về phía Đông, mục đích đến  Ấn Độ, đã đến Nam châu Phi và đặt tên cho vùng đất này là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hão   Vọng. + 1492, C. Co­lom­bo xuất phát từ Tây Ban Nha, theo hướng Tây, mục đích tìm đến Ấn  Độ và đã tìm đến châu Mĩ…. + 1497, Va­xcô đơ  Ga­ma từ  Bồ  Đào Nha đi theo hướng Đông, mục đích tìm đến Ấn  Độ, đã đặt chân lên bờ Tây Nam Ấn Độ… + 1519­1522,  Ph. Ma­gien­lan đã xuất phát từ bờ biển Tây Ban Nha đi về phía Tây, … và đã đi vòng quanh trái đất. ­ Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. (0.75 điểm). + Giúp con người nhận biết đầy đủ  về  diện mạo hành tinh, khẳng định trái đất hình  cầu, mở ra những con đường mới đến những vùng đất mới, những dân tộc mới, tăng cường   giao lưu văn hóa giữa các châu lục. + Mở rộng thị trường, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, thúc đẩy quá trình khủng   hoảng, tan rã của chế độ phong kiến và sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. + Làm xuất hiện buôn bán nô lệ, cướp biển, xâm lược và cướp bóc ở thuộc địa. ­  Ảnh hưởng của các cuộc phát kiến địa lí đến Đại Việt. Thương nhân nước ngoài  như Anh, Pháp, Bồ Đào Nha… đã đến Việt Nam để trao đổi hàng hóa, tạo nên sự hưng khởi   của các đô thị, thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp, và sự giao lưu văn hóa, Ki­tô giáo   được truyền bá vào nước ta…(0.25 điểm) * Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới. (0.75 điểm) * Các hoạt động phải lấy học sinh làm trung tâm (1.0 điểm)
  3. * Phát triển kĩ năng chuyên biệt cho học sinh: (0.25 điểm) ­  Kĩ năng quan sát, sử dụng bản đồ. ­ Kĩ năng kể chuyện, tìm hiểu tài liệu lịch sử. Câu 3: (5 điểm)  Anh (chị) hãy: 1. Làm rõ những điểm khác nhau cơ  bản giữa cách mạng tư  sản Pháp cuối thế  kỉ   XVIII với cách mạng tháng Hai năm 1917  ở  Nga và giải thích vì sao có những điểm khác   nhau đó? (3.0 điểm) * Khác nhau: (2.0 điểm) + Lãnh đạo cách mạng: Cách mạng tư  sản Pháp do giai cấp tư  sản lãnh đạo, cách  mạng tháng 2/1917 ở Nga do giai cấp vô sản lãnh đạo.(0.5 điểm) + Động lực cách mạng:  Cách mạng tư sản Pháp là liên minh giữa tư sản và nông dân,   cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là khối liên minh công nông.(0.5 điểm) + Kết quả:  Thắng lợi của CMTS Pháp lập nên nền chuyên chính của giai cấp tư sản;  CM tháng 2/1917 thành công, lập nên chính quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo, ngay sau đó  giai cấp tư sản thành lập chính phủ lâm thời, xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song  tồn tại.(0.5 điểm) + Hướng phát triển: Sau khi cách mạng tư sản thắng lợi, giai cấp tư sản đưa đất nước  phát triển theo con đường TBCN. Sau khi cách mạng tháng hai/1917 kết thúc, giai cấp vô   sản tiếp tục đưa cách mạng đi lên, tiến hành CMXHCN.(0.5 điểm). * Giải thích (1.0 điểm) ­ Khác nhau do hoàn cảnh lịch sử. CMDCTS Pháp diễn ra trong bối cảnh CNTB đang  lên, giai cấp tư sản còn tiến bộ, có khả năng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đánh đổ  chế  độ  phong kiến, giai cấp vô sản chưa trở  thành một lực lượng chính trị  độc lập. CM tháng   2/1917 ở Nga diễn ra vào thời đại đế  quốc, khi chủ nghĩa tư  bản đã bộc lộ  những mặt trái   của nó, giai cấp tư sản trở thành giai cấp bóc lột tán ác nhất;  giai cấp vô sản đã trở  thành   lực lượng chính trị độc lập, được trang bị lý luận cách mang tiên tiến, đảm đương sứ mệnh  lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phong kiến. (0.5 điểm) ­ Hai cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo khác nhau cho nên mục tiêu cách mạng  khác nhau. Giai cấp tư sản Pháp đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi lãnh đạo quần chúng  lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản. Giai cấp vô sản ở Nga sau khi   lãnh đạo quần chúng cách mạng lật đổ  chế  độ  phong kiến thì tiếp tục tiến lên làm cách   mạng XHCN để lật đổ tư sản... (0.5 điểm) 2. Hướng dẫn học sinh giải bài tập: (2.0 điểm) ­  Hướng dẫn học sinh rút ra những nội dung cần so sánh bao gồm:  + Nhiệm vụ cách mạng. + Lãnh đạo cách mạng. + Động lực cách mạng. + Kết quả cách mạng + Hướng phát triển của cách mạng.
  4. Từ đó rút ra điểm giống và khác nhưng chỉ trình bày điểm khác.(1.0 điểm) ­ Giải thích  ­ Hướng dẫn học sinh rút ra những yếu tố  chi phối đến cuộc cách mạng là bối cảnh  và lãnh đạo cách mạng (0.25điểm) ­ Bối cảnh khác nhau dẫn tới giai cấp lãnh đạo khác nhau, động lực cách mạng khác  nhau. Vậy bối cảnh diễn ra cách mạng tư sản Pháp và cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?(0.5  điểm) ­ Lãnh đạo cách mạng khác nhau sẽ  chi phối đến kết quả  và hướng phát triển của   cách mạng. Hướng phát triển của hai cuộc cách mạng này là gì?(0.25 điểm) Câu 4: (5 điểm) Từ nội dung của mục 3 “Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc” thuộc bài “Phong trào dân   tộc dân chủ   ở  Việt Nam từ  năm 1919  đến năm 1925” (SGK Lịch sử  lớp 12 ban cơ  bản),   anh/chị hãy: ­ Thiết kế 1­2 câu hỏi thuộc mức độ thông hiểu và vận dụng cao. ­  Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải bài tập đó. Yêu cầu câu hỏi cũng như  câu trả  lời phải có nội dung rõ ràng, mạch lạc, đảm   bảo tính khoa học, chính xác. Có thể là 1, hoặc 2 câu hỏi. * Thiết kế câu hỏi:  ­ Câu hỏi phải đảm bảo được các mức độ và phù hợp với nội dung bài học. + Câu hỏi mức độ thông hiểu (1.0 điểm) + Vận dụng cao: Từ nội dung bài học để  liên hệ, vận dụng vào thực tiễn công cuộc   xây dựng và phát triển đất nước.(1.0 điểm) * Giải bài tập ­ Câu hỏi thông hiểu (1,0 điểm) ­ Câu hỏi vận dụng cao : + Nêu được 3 phương án giải quyết cơ bản  (1.5 điểm) + Các phương án giải quyết thêm (0.5 điểm). …..HẾT…..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0