intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Lý Thường Kiệt, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I, Năm học: 2023 – 2024 TRƯỜNG TH&THCS MÔN: CÔNG NGHỆ 7 LÝ THƯỜNG KIỆT Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……/…../2023 (Đề có 2 trang) Họ và tên học sinh: ……………………………………..Lớp:…………SBD…………….Phòng thi………… A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) ( Học sinh làm phần này trong 15 phút) Khoanh tròn trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Đâu không phải là vai trò của trồng trọt? A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi. B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. C. Trồng lúa lấy gạo để xuất khẩu. D. Cung cấp nông sản cho sản xuất. Câu 2. So với phương thức trồng trọt trong nhà có mái che, phương thức trồng trọt ngoài tự nhiên có ưu điểm nào sau đây? A. Việc chăm sóc cây trồng diễn ra thuận lợi hơn. B. Cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất cao hơn. C. Đơn giản, dễ thực hiện, có thể thực hiện trên diện tích lớn. D. Giúp bảo vệ cây trồng tốt hơn. Câu 3. Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây lương thực? A. Cà phê , lúa, mía. B. Su hào, cải bắp, cả chua. C. Ngô, khoai lang, Sắn. D Bông, cao su, sơn. Câu 4: Thành phần đất trồng gồm: A. Phần khí, phần lỏng, phần rắn. B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ. C. Phần khí, chất vô cơ, phần lỏng. D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ. Câu 5. Bón phân lót cho cây trồng có ý nghĩa gì? A. Ức chế cỏ dại. B. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa. C. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây. D. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả. Câu 6. Khi nào cần dặm cây? A. Cây trồng bị thiếu ánh sáng. B. Cây mọc quá thưa. C. Cây mọc quá dày. D. Cây trồng bị thừa dinh dưỡng. Câu 7. Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày? A. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa. B. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn. C. Vào bất kì thời gian nào trong ngày. D. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Câu 8. Chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí cho cây trồng có tác dụng gì sau đây? A. Tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng. B. Tăng sức chống chịu sâu, bệnh hại của cây trồng.
  2. C. Xua đuổi sâu, bệnh hại cây trồng. D. Tránh thời kì sâu, bệnh hại phát triển mạnh. Câu 9. Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại bằng phương pháp thủ công? A. Vệ sinh đồng ruộng. B. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại. C. Sử dụng các sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa,...) để tiêu diệt sâu hại. D. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại. Câu 10: Nhược điểm của biện pháp hóa học là: A. Khó thực hiện, tốn tiền... B. Gây độc cho người, ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái C. Hiệu quả chậm, tốn nhiều công sức tiền của D. Ít tác dụng khi sâu,bệnh đã phát triển thành dịch Câu 11. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt vào thời điểm nào sau đây là đúng nhất? A. Thu hoạch càng sớm càng tốt. B. Thu hoạch đúng thời điểm. C. Thu hoạch càng muộn càng tốt. D. Thu hoạch khi con người có nhu cầu sử dụng. Câu 12. Loại sản phẩm trồng trọt nào sau đây thường được phương pháp cắt? A. Ngô, su hào, hạt điều. B. Mít, ổi, khoai lang. C. Cà rốt, xoài, cam. D. Hoa, cải bắp, lúa. Câu 13. Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây? A. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn. B. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc. C. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phộng). D. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi. Câu 14. Trong kĩ thuật giâm cành, việc cắt bớt phiến lá của cành giâm nhằm mục đích gì? A. Giúp cây tăng khả năng quang hợp. C. Kích thích cành giâm nhanh ra rễ. B. Kích thích cành giâm hình thành lá mới. D. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm Câu 15. Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây? A. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ. B. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ. C. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ. D. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ. Câu 16: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành tiến hành theo mấy bước? A. 1 B. 3 C. 5 D. 7
  3. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA KÌ HỌC KỲ I, Năm học: 2023 – 2024 TRƯỜNG TH&THCS MÔN: CÔNG NGHỆ 7 LÝ THƯỜNG KIỆT Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra:……/…../2023 (Đề có 1 trang) Họ và tên học sinh: ……………………………………..Lớp:…………SBD…………….Phòng thi………… B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) ( Học sinh làm phần này trong 30 phút) Câu 1. (2 điểm) Bạn Hoa muốn trồng rau lang nhưng không biết làm đất như thế nào. Em hãy hướng dẫn bạn quy trình làm đất trồng rau lang. Câu 2. (1 điểm) Vì sao trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính? Câu 3. (2 điểm) Lên luống thường áp dụng cho những loại cây trồng nào? Câu 4. (1 điểm) Em hãy giải thích vì sao người ta thường trồng khoai lang bằng phương pháp giâm cành? Bài làm ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….
  4. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………. ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi câu 0.25 đ Em hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đúng C D C A C B D B A B C D C D B C B.Tự luận: (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) Bạn Hoa muốn trồng rau lang nhưng không biết làm đất như thế nào. Em hãy hướng dẫn bạn quy trình làm đất trồng rau lang. Mỗi ý đúng 0.5 đ Các khâu làm đất Mục đích Cày đất - Tăng bề dày lớp đất trồng - Chôn vùi cỏ - Làm đất tơi xốp - Thoáng khí. Bừa/ đập đất - Làm nhỏ đất - Thu gom cỏ dại trong ruộng - Trộn đều phân bón - San phẳng ruộng. Lên luống - Dễ chăm sóc - Chống ngập úng - Tạo tầng dày cho cây sinh trưởng, phát triển. Bón lót Chuẩn bị sẵn dinh dưỡng cho cây Câu 2. (1 điểm) Vì sao trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính? Trong công tác phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện nguyên tắc phòng là chính vì phòng bệnh ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sâu bệnh ít, giá thành thấp. Câu 3. (2 điểm) Lên luống thường áp dụng cho những loại cây trồng nào?
  5. Mỗi ý đúng 0.5 đ Các loại cây cần phải lên luống trước khi gieo trồng: Ngô, Khoai lang, Sắn, cà chua … Câu 4. (1 điểm) Em hãy giải thích vì sao người ta thường trồng khoai lang bằng phương pháp giâm cành? Vì khoai lang trồng bằng phương pháp giâm cành sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng sớm thu hoạch, còn trồng bằng củ thời gian sinh trưởng dài hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2