intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luyện tập với "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng" giúp bạn hệ thống được các kiến thức cần thiết, nâng cao khả năng tư duy và kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất! Mời các bạn cùng tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 LỚP 10 Tổ: Sử - Địa – GDCD Năm học 2021 - 2022 Môn: Địa Lí Thời gian: 45 phút (không tính thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh: ..................................................................... số báo danh: ........................ TRẮC NGHIỆM: 28 câu Câu 1. Phương pháp bản đồ - biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách: A. Dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó. B. Dùng các mũi tên đặt vào các phạm vi lãnh thổ đó. C. Dùng các chấm điểm vào các phạm vi lãnh thổ đó. D. Dùng các kí hiệu vào các phạm vi lãnh thổ đó. Câu 2. Phương pháp chấm điểm thường dùng A. Các mũi tên. B. Các điểm chấm C. Các biểu đồ. D. Các kí hiệu Câu 3. Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất? A. Trung Quốc. B. Hoa Kì. C. Liên bang Nga. D. Canada. Câu 3. Thành phần cấu tạo của mỗi thiên hà bao gồm A. Các thiên thể, khí, bụi, sao chổi. B. Các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. C. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi. D. Các hành tinh và các vệ tinh của nó.
  2. Câu 4. Khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là A. 149,6 nghìn km. B. 149,6 triệu km. C. 149,6 tỉ km. D. 140 triệu km. Câu 5. Theo thuyết kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm A. 5 mảng kiến tạo. B. 6 mảng kiến tạo. C. 7 mảng kiến tạo. D. 8 mảng kiến tạo Câu 6. Cấu trúc của Trái Đất gồm bao nhiêu lớp? A. 3 lớp. B. 7 lớp C. 1 lớp. D. 6 lớp. Câu 7. Nội lực là lực phát sinh từ A. Bên trong Trái Đất. B. Bên ngoài Trái Đất. C. Quá trình phá hủy đá và khoáng vật. D. Các vận động kiến tạo theo phương nằm ngang ở khu vực đá cứng. Câu 8. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là A. Năng lượng từ Vũ Trụ. B. Nguồn năng lượng Mặt Trời. C. Sức gió, sức nước và năng lượng thủy triều. D. Nguồn năng lượng trong lòng đất. Câu 9. Hiện tượng các lớp đá bị nén ép nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của đá là hiện tượng A. Đứt gãy. B. Uốn nếp. C. Nén ép. D. Nâng lên và hạ xuống. Câu 10. Trong các đứt gãy, bộ phận được trồi lên gọi là A. Địa tầng. B. địa hào. C. Địa lũy. D. Nâng lên.
  3. Câu 11. Các lớp đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển với biên độ lớn sẽ sinh ra A. Nếp uốn. B. Miền núi uốn nếp. C. Địa hào, địa lũy. D. Hẻm vực, thung lũng. Câu 12. Ngoại lực là những lực sinh ra A. Trong lớp nhân của Trái Đất. B. Ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất. C. Từ tầng badan của lớp vỏ Trái Đất. D. Từ tầng trầm tích của lớp vỏ Trái Đất. Câu 13. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là A. Động đất, núi lửa… B. Vận động kiến tạo. C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. Sự di chuyển vật chất trong quyển manti. Câu 14. Tác động của ngoại lực xảy ra trên bề mặt Trái Đất được thể hiện qua các quá trình nào? A. Phong hóa, bóc mòn, uốn nếp, đứt gãy. B. Vận chuyển, bồi tụ, phong hóa, tạo núi. C. Vận chuyển, tạo núi, bóc mòn, đứt gãy. D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Câu 15. Quá trình phong hóa được chia thành : A. Lí học, cơ học, sinh học. B. Lí học, hóa học, sinh học. C. Lí học, hóa học, địa chất học. D. Quang học, hóa học, sinh học. Câu 16. Phong hóa lí học được hiểu là A. Sự phá vỡ cấu trúc phân tử của đá. B. Sự phá vỡ và làm thay đổi thành phần hóa học của đá. C. Sự phá vỡ tính chất hóa học của đá và khoáng vật do nhiệt độ. D. Sự phá huỷ đá thành những khối vụn có kích thước to, nhỏ khác nhau. Câu 17. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là
  4. A. Nguồn năng lượng Mặt Trời. B. Sức nước, sức gió, năng lượng thủy triều. C. Nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất. D. Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ. Câu 18. Các quá trình ngoại lực bao gồm A. Uốn nếp, đứt gãy. B. Động đất, núi lửa. C. Các hoạt động sản xuất của con người. D. Phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. Câu 19. Phong hóa hóa học là A. Quá trình phá hủy đá thành các khối vụn. B. Quá trình phá hủy đá và khoáng vật dưới tác động của sinh vật. C. Quá trình phá hủy đá mà không làm thay đổi tính chất hoá học của đá và khoáng vật. D. Quá trình phá huỷ, chủ yếu làm biến đổi thành phần, tính chất hoá học của đá và khoáng vật. Câu 20. Frông khí quyển là mặt ngăn cách giữa A. Mặt đất với một khối khí. B. Hai khối khí ở vùng ngoại tuyến. C. Hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí D. Một khối khí dải dương với một khối khí lục địa. Câu 21. Khí áp của Trái Đất là sức nén của A. Khí quyển sinh ra do lực côriôlit. B. Không khí chuyển động trên bề mặt Trái Đất. C. Không khí xuống bề mặt Trái Đất. D. Bộ phận không khí sát bề mặt đất. Câu 22. Các khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa
  5. A. Lớn. B. Nhỏ. C. Trung bình. D. Rất nhỏ. Câu 23. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội (đơn vị:0C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội là A. 13,70C B. 12,50C C. 3,20C D. 9,40C Câu 24. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội (đơn vị:0C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Tháng có nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là A. Tháng 7. B. Tháng 1 C. Tháng 2. D. Tháng 12 Câu 25.Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị:0C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Biên độ nhiệt trung bình năm của TP.Hồ Chí Minh là A. 9,4 0C. B. 3,2 0C
  6. C. 12,50C. D. 9,4 0C Câu 26. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị:0C) Địa điểm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TP. Hồ Chí Minh 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất B. Tháng 6 có nhiệt độ trung bình cao hơn tháng 4 C. Tháng 12 nhiệt độ rất lạnh D. Tháng 1 nhiệt độ trung bình dưới 18 0C Câu 27. Hiện tượng phơn xảy ra khi A. Trên quãng đường di chuyển gió phải vượt qua một dãy núi chắn ngang. B. Gió thổi từ biển vào đất liền trở nên khô nóng hơn. C. Gió thổi từ đất liền ra biển trở nên khô nóng hơn. D. Trên quãng đường di chuyển gió trở nên nóng và khô. Câu 28. Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 300C. TỰ LUẬN Câu 1: (2 điểm) Cho bảng số liệu: TỈ LỆ SINH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2019 Quốc gia U-gan-đa Pa-ki-xtan Thụy Điển Tỉ lệ sinh (‰) 39 29 11
  7. (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) a. Dựa vào bảng số liệu, hãy chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ sinh của các quốc gia năm 2019. b. Giải thích tại sao tỉ lệ sinh có sự chênh lệch giữa các quốc gia trên thế giới? Câu 2: (1 điểm) Em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa ? Liên hệ với Việt Nam. ……………. HẾT ………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2