intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Bố Hạ, Bắc Giang

  1. TRƯỜNG THPT BỐ HẠ ĐỀ THI GIỮA HỌC LÌ I TỔ SỬ - ĐỊA - GDCD NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Địa lí 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có _02_ trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên:.................................................................... Lớp: ............. Mã đề 101 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Chọn 1 đáp án đúng nhất với mỗi câu Câu 1. Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh A. củng cố hiểu biết địa lí. B. rèn luyện kĩ năng địa lí. C. xem các tranh ảnh địa lí. D. khai thác kiến thức địa lí. Câu 2. Mảng kiến tạo nào sao đây toàn là vỏ đại dương? A. Mảng Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a. B. Mảng Nam Mĩ. C. Mảng Thái Bình Dương. D. Mảng Phi. Câu 3. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. khắp lãnh thổ. B. không đồng đều. C. theo điểm cụ thể. D. phân tán, lẻ tẻ. Câu 4. Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào? A. Ngày, đêm bằng nhau. B. Chỉ có ngày địa cực, đêm địa cực. C. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm. D. Ngày dài, đêm ngắn. Câu 5. Hình thức biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ của phương pháp chấm điểm là A. các ký hiệu trên bản đồ. B. các biểu đồ trên bản đồ. C. những mũi tên trên bản đồ. D. các điểm chấm trên bản đồ Câu 6. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là A. khoáng vật và đất. B. khoáng vật và đá. C. khoáng vật và đá trầm tích. D. đá macma và đá biến chất. Câu 7. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất đem lại những hệ quả chính nào sau đây? A. Ngày đêm dài ngắn khác nhau, các mùa trong năm. B. Giờ trên Trái Đất và ngày đêm dài ngắn khác nhau. C. Luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái Đất. D. Các mùa trong năm, giờ trên Trái Đất. Câu 8. Nội lực là lực phát sinh từ A. bên trong Trái Đất. B. bức xạ của Mặt Trời. C. nhân của Trái Đất. D. bên ngoài Trái Đất. Câu 9. Các cồn cát ven biển là kết quả trực tiếp của quá trình A. phong hoá. B. bồi tụ. C. bóc mòn. D. vận chuyển. Câu 10. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ A. tây sang đông. B. đông sang tây. C. nam đến bắc. D. bắc đến nam. Câu 11. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến nào? A. 180°. B. 90°T. C. 90°Đ. D. 0°. Câu 12. Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do A. trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời. B. Trái Đất tự chuyển động tự quay quanh trục. C. Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và nghiêng theo phương cố định. D. Trái Đất tự chuyển động quay quanh Mặt Trời. Câu 13. Giờ quốc tế được tính theo múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 6. C. Múi giờ số 12. D. Múi giờ số 18. Câu 14. Quá trình phong hoá là A. quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá huỷ, biển đổi từ nơi này đến nơi khác. B. quá trình làm các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi dời khỏi vị trí ban đầu. C. quá trình tích tụ các sản phẩm đã bị phá huỷ, biến đổi. D. quá trình phá huỷ, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật. Câu 15. Các quá trình ngoại lực bao gồm Mã đề 101 Trang 2/2
  2. A. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ. B. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ. C. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ. D. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ. Câu 16. Phong hoá hoá học chủ yếu do A. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật. B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước. C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ. D. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây. Câu 17. Tính từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ A. nhất. B. ba. C. tư. D. hai. Câu 18. Ứng dụng phổ biến của bản đồ số trong đời sống hằng ngày là A. lưu địa chỉ nhà. B. tìm đường đi. C. cập nhật kiến thức. D. thu phóng bản đồ. Câu 19. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. vỏ trái đất. B. mảng kiến tạo. C. mảng đại dương. D. mảng lục địa. Câu 20. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực là từ A. lực hút của Trái Đất. B. nhân của Trái Đất. C. bức xạ của Mặt Trời. D. bên trong Trái Đất. PHẦN II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Nêu khái niệm thạch quyển và giới hạn của thạch quyển. b. Phân biệt sự khác nhau giữa vỏ Trái Đất và Thạch quyển. Câu 2. (2,0 điểm) a. Giả sử tại múi giờ số 0, giờ GMT đang là 24 giờ ngày 30 tháng 1 năm 2022. Vậy tại thời điểm đó, Việt Nam đang là mấy giờ? Ngày bao nhiêu? (biết rằng Việt Nam nằm trong múi giờ số 7). b. Giải thích quá trình hình thành các hang động caxtơ ở Việt Nam. ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0