intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh’ sau đây sẽ giúp các em nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Quyền, Quảng Ninh

  1. SỞ GD ĐT QUẢNG NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I, NĂM HỌC 2023 TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN -2024 -------------------- Môn : ĐỊA LÝ - Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút(không kể thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 02 trang) PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm ) Câu 1. Vận động theo phương nằm ngang ở lớp đá có độ dẻo cao sẽ xảy ra hiện tượng. A. Đứt gãy. B. Biển tiến. C. Biển thoái. D. Uốn nếp. Câu 2. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là A. định lượng. B. định luật. C. định tính. D. định vị. Câu 3. Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Tạo các dãy núi cao, núi lửa và siêu bão. B. Động đất, núi lửa và lũ lụt thường xuyên C. Mắc ma trào lên, tạo ra các dãy núi ngầm D. Nhiều siêu bão, mắc ma phun trào mạnh Câu 4. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp A. chấm điểm. B. nền chất lượng. C. bản đồ - biểu đồ. D. kí hiệu. Câu 5. Địa điểm không thay đổi vị trí khi Trái Đất tự quay quanh trục là A. vòng cực. B. chí tuyến. C. hai cực. D. xích đạo. Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của nội lực? A. Là lực được phát sinh ở bên trong lòng Trái Đất. B. Do năng lượng bức xạ Mặt Trời gây ra. C. Do năng lượng trong lòng Trái Đất gây ra. D. Tác động đến địa hình thông qua vận động kiến tạo. Câu 7. Theo quy định, những người sống ở múi giờ nào chuyển sang một ngày mới đầu tiên trên Trái Đất? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 18. C. Múi giờ số 6. D. Múi giờ số 12. Câu 8. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ ra hệ quả địa lí nào sau đây của Trái Đất? A. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. B. Sự luân phiên ngày, đêm. C. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa. D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu 9. Ưu điểm lớn nhất của GPS là A. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mọi nơi trên Trái Đất, không mất phí sử dụng. B. GPS hoạt động trong mọi thời tiết, mạnh nhất trên đất liền, không mất phí sử dụng. C. GPS hoạt động trong mọi địa hình, nhiều ở nước phát triển, mất rất ít phí sử dụng D. GPS hoạt động trong mọi địa hình, mọi nơi trên Trái Đất, mất nhiều phí sử dụng. Câu 10. Nguyên nhân nào là chủ yếu sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên ở mọi nơi trên Trái Đất? A. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục. B. Trái Đất tự quay quanh trục hết 24h và có hình tròn. C. Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh Mặt Trời và có hình tròn. Câu 11. Nội lực tác động đến địa hình bề mặt Trái Đất thông qua A. quá trình xâm thực. B. quá trình vận chuyển. C. vận động kiến tạo. D. quá trình phong hóa. Câu 12. Thạch quyển được giới hạn bởi A. vỏ Trái Đất và lớp Manti. Mã đề 604 Trang 2/2
  2. B. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti. C. lớp Manti. D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti Câu 13. Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở nơi tiếp xúc của mảng A. Phi, các mảng nhỏ với các mảng xung quanh . B. Âu - Á, Nam Mĩ với các mảng xung quanh C. Thái Bình Dương với các mảng xung quanh D. Ấn Độ - Ôxtrâylia với các mảng xung quanh Câu 14. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố A. theo điểm cụ thể. B. không đồng đều. C. khắp lãnh thổ. D. phân tán, lẻ tẻ. Câu 15. Hiện tượng đứt gãy xảy ra ở nơi nào sau đây? A. Nơi có hoạt động động đất. B. Đất đá có độ cứng cao. C. Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo. D. Đất đá có độ dẻo cao. Câu 16. Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là A. mảng đại dương. B. mảng lục địa. C. vỏ trái đất D. mảng kiến tạo. PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) : Trình bày đặc điểm môn Địa lý và một số nghề nghiệp liên quan đến kiến thức địa lý ? Câu 2 ( 4 điểm ) : a. ( 2 điểm ) Em hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc 4 mùa trên trái đất ? b. ( 1 điểm ) Giải thích nguyên nhân hình thành mùa ? c. ( 1 điểm ) Hãy giải thích câu tục ngữ : “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối” ? ------ HẾT ------ Mã đề 604 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2