intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HKI – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 2 trang) Mã đề 199 Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Ưu điểm của bản đồ số so với bản đồ giấy là gì? A. Thuận lợi trong sử dụng, lưu trữ và chỉnh sửa B. Không cần sử dụng các thiết bị để hiển thị C. Giá thành rẻ. D. Có nhiều kích thước và tỉ lệ Câu 2: Trên Trái Đất có ngày và đêm là do A. Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục . B. Trái Đất hình khối cầu quay quanh Mặt Trời . C. Trái Đất được chiếu sáng toàn bộ và có hình khối cầu. D. Trái Đất luôn tự quay xung quanh Mặt Trời. Câu 3: Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. tập trung thành vùng rộng lớn. C. di chuyển theo các hướng bất kì. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc Câu 4: Thạch quyển gồm A. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá biến chất. B. đá badan và phần ở trên cùng của lớp Man-ti. C. phần trên cùng của lớp Man-ti và đá trầm tích. D. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Man-ti. Câu 5: Quá trình phong hoá xảy ra là do tác động của sự thay đổi A. nhiệt độ, nước, sinh vật. B. sinh vật, nhiệt độ, đất. C. địa hình, nước, khí hậu. D. đất, nhiệt độ, địa hình. Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng nhất với lớp vỏ Trái Đất? A. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích. B. Là phần trong cùng của Trái Đất. C. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km. D. Dày đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau. Câu 7: Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm cùng ở trên cùng một A. kinh tuyến. B. đại dương. C. vĩ tuyến. D. lục địa Câu 8: Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài nhất, thời gian ban đêm ngắn nhất trong năm? A. 22/6. B. 23/9. C. 22/12. D. 21/3. Câu 9: Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian? A. Kí hiệu. B. Bản đồ - biểu đồ C. Chấm điểm. D. Kí hiệu theo đường. Câu 10: Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là A. 1200. B. 900. C. 1800. D. 1500. Câu 11: Đá trầm tích được hình thành A. ở nơi trũng do sự lắng tụ và nén chặt các vật liệu. Trang 1/2 - Mã đề 199
  2. B. từ đá biến chất bị thay đổi tính chất do sức nén lớn. C. từ dưới sâu nóng chảy, trào lên mặt đất nguội đi. D. từ trầm tích bị thay đổi tính chất do nhiệt độ cao. Câu 12: Ứng dụng nổi bật nhất của GPS: A. Định vị đối tượng B. Tìm người và thiết bị đã bị mất. C. Chống trộm cho các phương tiện. D. Dẫn đường, quản lý và điều hành sự di chuyển của đối tượng. Câu 13: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực không phải là do A. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất. B. các phản ứng hoá học khác nhau. C. sự dịch chuyển các dòng vật chất. D. sự phân huỷ các chất phóng xạ. Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng? A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. B. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. D. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi. Câu 15: Nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng ngày đêm dài suốt 6 tháng? A. Chí tuyến. B. Xích đạo. C. Cực. D. Vòng cực Câu 16: Những ngày nào sau đây ở mọi nơi trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau? A. 22/6 và 21/3. B. 21/3 và 22/12 C. 23/9 và 22/6. D. 21/3 và 23/9. Câu 17: Biểu hiện nào sau đây là do tác động của ngoại lực tạo nên? A. Lục địa được nâng lên hay hạ xuống. B. Các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy. C. Sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa D. Đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột. Câu 18: Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu? A. Hình học. B. Mũi tên. C. Chữ. D. Tượng hình. Câu 19: Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên? A. Ngọn đá sót hình nấm. B. Bề mặt đá rỗ tổ ong. C. Cao nguyên băng hà. D. Hố trũng thổi mòn. Câu 20: Khi giờ GMT là 23 giờ ngày 15 tháng 7 năm 2022, thì ở Hà Nội là A. 6 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2022. B. 7 giờ ngày 15 tháng 7 năm 2022. C. 7 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2022. D. 6 giờ ngày 15 tháng 7 năm 2022. Câu 21: Để xác định phương hướng chính xác trên bản đồ, cần phải dựa vào A. chú giải và kí hiệu. B. kí hiệu và vĩ tuyến. C. kinh tuyến và chú giải. D. các đường kinh, vĩ tuyến. II.PHẦN TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) Nêu một số dạng địa hình bồi tụ do nước chảy ở nước ta. Câu 2: . (2.0 điểm) Ở Luân đôn ( Anh) là 9h ngày 20-11-2021 tính ngày giờ các địa điểm sau : - Hà Nội múi sô 7 - Maxcova múi số 2 - Niu ooc múi số 19 - Ri-o-đê-gia-nê-rô múi số 21. ------ HẾT ----- Trang 2/2 - Mã đề 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2