intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi giữa kì, mời các bạn cùng tham khảo nội dung "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam" dưới đây. Hi vọng đề thi sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam

  1. SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH Môn: Địa lí – Lớp 10 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 02 trang) Mã đề 101 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7.0 điểm) Câu 1. Hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng nào nước ta hiện nay? A. Đồng bằng Sông Hồng B. Tây Nguyên. C. Đông Bắc. D. Tây Bắc. Câu 2. Quá trình ngoại lực được tạo là do các nguồn năng lượng nào sau đây? A. Trong lòng Trái Đất. B. Bức xạ Mặt Trời. C. Phát sinh từ Vũ Trụ. D. Từ các vụ thử hạt nhân. Câu 3. Độ dày thạch quyển khoảng A. 200 km. B. 50 km. C. 100km. D. 150 km. Câu 4. Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng Trái Đất, gồm vỏ đại dương dày khoảng 5km và vỏ lục địa có độ dày A. dao động từ 5 km đến 70 km. B. khoảng 5 km . C. khoảng 70 km. D. khoảng 80 km . Câu 5. Kết quả tiếp xúc tách dãn giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Âu - Á, là hình thành A. vực sâu Marian ở Thái Bình Dương. B. các núi ngầm ở Thái Bình Dương. C. dãy núi ngầm giữa Đại Tây Dương. D. các đảo núi lửa ở Thái Bình Dương. Câu 6. Nửa cầu Bắc ngả hẳn về phía Mặt Trời vào ngày A. 22/6( hạ chí ) B. 22/12 ( đông chí ) C. 23/9 ( thu phân) D. 21/3( xuân phân ) Câu 7. Nguyên nhân nào sau đây làm bề mặt Trái Đất luôn có Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không chiếu sáng là đêm? A. Trục Trái Đất nghiêng. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. C. Trái Đất tự quay quanh trục. D. Trái Đất có dạng khối cầu. Câu 8. Trên các bản đồ kinh tế - xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng Phương Pháp đường chuyển động là A. biên giới đường giao thông. B. các nhà máy , sự trao đổi hàng hóa. C. các luồng di dân, các luồng vận tải. D. các nhà máy, đường giao thông. Câu 9. Trái Đất chuyển động tự quay quanh trục không tạo ra hệ quả nào sau đây ? A. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. B. Ngày đêm luân phiên nhau. C. Giờ trên Trái Đất. D. Hiện tượng mùa trong năm. Câu 10. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo chủ yếu bằng A. đá granit. B. đá vôi. C. đá phiến. D. đá ba dan. Câu 11. Vào ngày 22/6, thời gian ngày và đêm ở bán cầu Bắc có đặc điểm là A. ngày đêm bằng nhau và bằng 12 giờ. B. ngày và đêm luôn bằng nhau. C. ngày dài hơn đêm. D. ngày ngắn hơn đêm. Câu 12. Nội lực là lực A. phát sinh từ Vũ Trụ. B. phát sinh từ bên ngoài Trái Đất. C. phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất. D. phát sinh từ bên trong Trái Đất. Câu 13. Trên bản đồ tự nhiên, đối tượng địa lí nào sau đây không được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động ? Mã đề 101 Trang 2/2
  2. A. Hướng gió. B. Dòng sông. C. Dòng biển. D. Hướng di chuyển của bão. Câu 14. Thạch quyển bao gồm A. vỏ lục địa và vỏ Đại Dương. B. vỏ Trái Đất và đá trầm tích. C. vỏ trái đất và đá badan. D. phần trên cùng lớp manti và lớp vỏ Trái Đất. Câu 15. Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ Mặt Trời? A. Trái Đất ở trung tâm và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. B. Trong hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ Trái Đất. C.Trong hệ Mặt Trời chỉ có Mặt Trời có khả năng tự phát sáng. D. Trong hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là Mặt Trời và Mặt Trăng. Câu 16. Để thể hiện hướng gió, dòng biển trên bản đồ thường dùng phương pháp nào? A. Chấm điểm. B. Khoanh vùng. C. Kí hiệu. D. Kí hiệu đường chuyển động. Câu 17. Để thể hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ người ta thường dùng phương pháp nào ? A. Khoanh vùng. B. Kí hiệu. C. Kí hiệu đường chuyển động. D. Chấm điểm. Câu 18. Trên bản đồ để thể hiện quy mô các đô thị lớn ở nước ta, phương pháp thường dùng là A. chấm điểm. B. kí hiệu. C. kí hiệu đường chuyển động D. khoanh vùng. Câu 19. Việt Nam nằm ở địa mảng nào ? A. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a B. Á - Âu. C. Bắc Mỹ. D. Thái Bình Dương. Câu 20. Lúc 12 giờ trưa ngày 21/3 và ngày 23/9 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tại nơi nào sau đây? A. Xích Đạo. B. Chí tuyến Nam. C. Vòng cực. D. Chí tuyến Bắc. Câu 21. Khi Việt Nam là 7h00’ thì ở Nga (45ºĐ) là mấy giờ? A. 3h00’. B. 23h00’. C. 11h00’. D. 15h00’. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Câu 1: Trình bày vai trò của địa lí đối với cuộc sống ? Cho ví dụ ? Câu 2: Nhận xét và giải thích sự thay đổi thời tiết trong 4 mùa? Mã đề 101 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2