intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT KONTUM ĐỀ THI GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2024- 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Địa lí; Lớp: 10 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã Đề: 101. Họ tên thí sinh: ................................................................. Số báo danh: ...................................................................... PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng. Câu 1. Môn Địa lí góp phần vào việc bảo vệ môi trường bằng cách. A. Nghiên cứu tác động của các hoạt động kinh tế lên môi trường tự nhiên. B. Khuyến khích sử dụng năng lượng hóa thạch. C. Đào tạo kỹ sư chế tạo máy. D. Tăng cường hoạt động khai thác khoáng sản. Câu 2. Về mùa hạ, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. toàn ngày hoặc toàn đêm. B. ngày đêm bằng nhau. C. ngày dài hơn đêm. D. đêm dài hơn ngày. Câu 3. Châu thổ sông là kết quả trực tiếp của quá trình A. vận chuyển. B. bồi tụ. C. phong hoá. D. bóc mòn. Câu 4. Địa hình nào sau đây do gió tạo thành? A. Các khe, rãnh xói mòn. B. Ngọn đá sót hình nấm. C. Thung lũng sông, suối. D. Các vịnh hẹp băng hà. Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng về quá trình vận chuyển? A. Là quá trình tích tụ (tích lũy) các vật liệu đã bị phá hủy. B. Là quá trình di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác. C. Khoảng cách vận chuyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. D. Các vật liệu lớn, nặng di chuyển bằng cách lăn trên bề mặt đất dốc. Câu 6. Phương pháp chấm điểm dùng để thể hiện các hiện tượng A. phân bố theo những điểm cụ thể. B. di chuyển theo các hướng bất kì. C. tập trung thành vùng rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. Câu 7. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất dẫn tới hệ quả nào sau đây? A. Các mùa trong năm. B. Hiện tượng ngày, đêm. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. D. Sự luân phiên ngày đêm. Câu 8. Phong hoá lí học chủ yếu do Mã đề 101 Trang Seq/4
  2. A. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây. B. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước. C. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ. D. tác động của hoạt động sản xuất và các axit hữu cơ. Câu 9. Vận động kiến tạo ở vùng đá cứng sinh ra hiện tượng nào sau đây. A. Biển thoái. B. Nén ép. C. Uốn nếp. D. Đứt gãy. Câu 10. Vận động nội lực theo phương nằm ngang thường A. dẫn đến hiện tượng biển tiến, biển thoái. B. làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống. C. gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. D. xảy ra chậm và trên một diện tích lớn. Câu 11. Để thuận lợi trong đời sống xã hội, bề mặt Trái Đất được chia ra thành A. 21 múi giờ. B. 22 múi giờ. C. 23 múi giờ. D. 24 múi giờ. Câu 12. Theo giả thuyết hiện đại, Trái Đất và hệ Mặt Trời được hình thành từ quá trình A. sự va chạm của các tiểu hành tinh. B. quá trình tích tụ vật chất từ đám mây bụi và khí. C. Sự hợp nhất của các hành tinh khổng lồ. D. Sự tan rã của một ngôi sao lớn gần đó. Câu 13. Quá trình bóc mòn trên địa hình bề mặt Trái Đất xảy ra do tác động trực tiếp của A. dòng chảy của nước, gió, băng và sóng biển. B. sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày và đêm. C. hoạt động núi lửa và động đất. D. sự di chuyển của các mảng kiến tạo. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng về gió mùa? A. Gió mùa là loại gió thổi quanh năm. B. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương. C. Hoạt động chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. D. Thổi không đều đặn và tính chất thay đổi theo mùa. Câu 15. Khu vực xích đạo có lượng mưa lớn chủ yếu do tác động của các nhân tố A. gió mùa và áp cao. B. dải hội tụ nhiệt đới và gió Tín phong. C. dòng biển nóng và khu vực áp thấp. D. gió Tín phong và dòng biển lạnh. Câu 16. Phong hoá sinh học chủ yếu do A. nhiệt độ và áp suất. B. sự thay đổi hoá học trong đá và khoáng sản. C. sự đóng băng và tan băng của nước. D. hoạt động của sinh vật như vi khuẩn, rễ cây. Câu 17. Nhận định nào sau đây đúng về hiện tượng uốn nếp? A. Là vận động nâng lên hạ xuống của vỏ Trái Đất. B. Tạo ra các dạng địa lũy, địa hào. C. Xảy ra ở vùng đá có độ cứng cao. D. Xảy ra ở vùng đá có độ dẻo cao. Mã đề 101 Trang Seq/4
  3. Câu 18. Khí hậu có sự thay đổi giữa bờ tây và bờ đông lục địa Nam Mỹ chủ yếu do A. vị trí nằm gần hoặc xa biển, thảm thực vật, các khu khí áp thấp. B. ảnh hưởng của biển, bão và dải hội tụ nhiệt đới, các loại gió. C. tác động của frông, hoạt động sản xuất của con người, khí áp. D. ảnh hưởng của các dòng biển nóng, dòng biển lạnh, các loại gió. PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Nội lực là lực sinh ra từ bên trong Trái Đất, có tác động làm biến dạng địa hình qua các hiện tượng như uốn nếp, đứt gãy. Nội lực cũng gây ra các hiện tượng địa chất lớn như động đất, núi lửa phun trào, ảnh hưởng mạnh mẽ đến bề mặt Trái Đất. a) Khi nội lực tác động, các hiện tượng như động đất và núi lửa phun trào có thể xảy ra. b) Nội lực gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy ở các lớp đá trên bề mặt Trái Đất. c) Nội lực tác động đến cả các mảng kiến tạo, dẫn đến sự hình thành các dãy núi lớn như Himalaya. d) Nội lực chỉ tác động đến bề mặt Trái Đất mà không ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong. Câu 2. Cho hình vẽ sau: a) Nhiệt độ ban đầu ở chân núi sườn Tây là 22°C. b) Nhiệt độ giảm xuống khi gió di chuyển từ sườn Tây lên đỉnh núi. c) Sau khi gió phơn di chuyển qua đỉnh núi và xuống sườn Đông, nhiệt độ tăng lên đáng kể. d) Gió phơn mang theo hơi ẩm và gây mưa nhiều ở sườn Đông của dãy núi. Câu 3. Cho thông tin sau: Khí áp là áp lực của không khí lên bề mặt Trái Đất. Khí áp thay đổi theo độ cao và nhiệt độ. Khí áp giảm dần khi lên cao và khi nhiệt độ tăng. Khu vực có khí áp cao thường khô ráo, ít mưa, trong khi khu vực có khí áp thấp thường ẩm ướt, nhiều mưa. Khí áp còn bị ảnh hưởng bởi sự phân bố của đất liền và đại dương. Mã đề 101 Trang Seq/4
  4. a) Khí áp thường giảm dần khi lên cao và khi nhiệt độ tăng. b) Khu vực có khí áp thấp thường khô ráo, ít mưa hơn khu vực có khí áp cao. c) Ở vùng nhiệt đới ven biển, khí áp thay đổi mạnh giữa ngày và đêm do ảnh hưởng của sự phân bố giữa đất liền và đại dương. d) Khí áp là áp lực của không khí lên bề mặt Trái Đất. Câu 4. Cho bảng số liệu: NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT ĐỘ NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC Vĩ độ Nhiệt độ trung bình năm (oC) Biên độ nhiệt độ năm (oC) 0o 24,5 1,8 20o 25,0 7,4 30o 20,4 13,3 40o 14,0 17,7 50o 5,4 23,8 60o -0,6 29,0 70o -10,4 32,2 … … … (Nguồn sách kết nối tri thức và cuộc sống môn Địa lí lớp 10) a) Quy luật phân bố nhiệt độ theo vĩ độ thể hiện qua sự hình thành các vành đai nhiệt khác nhau trên Trái Đất. b) Biên độ nhiệt độ năm có xu hướng giảm khi vĩ độ tăng lên từ 0° đến 70°. c) Bảng số liệu trên thể hiện sự thay đổi nhiệt độ theo kinh độ. d) Vĩ độ càng cao, nhiệt độ trung bình năm càng giảm. PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Núi Ngọc Linh có độ cao 2598m người ta đo được nhiệt độ 22,9 o C, Hãy tính nhiệt độ ở đỉnh núi Ngọc Linh? Câu 2. Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Việt Nam múi giờ thứ 7 là mấy giờ? Câu 3. Tại độ cao 1000 m trên dãy núi Cap-ca có nhiệt độ là 34°C, cùng thời điểm này nhiệt độ ở độ cao 2500 m là bao nhiêu °C? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của °C) ----HẾT--- Mã đề 101 Trang Seq/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2