intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

24
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển dưới đây, giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GD&ĐT CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN ĐỊA LÍ - 12C Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề có 40 câu) Mã đề 109 Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long? A. Địa hình cao ở rìa phía đông và tây bắc, thấp đần về phía biển. B. Là đồng bằng châu thổ sông. C. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu. D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Câu 2: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,...là vùng A. lãnh hải. B. thềm lục địa. C. tiếp giáp lãnh hải. D. vùng đặc quyền về kinh tế. Câu 3: Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung? A. Nghi Sơn. B. Hải Phòng. C. Vũng Áng. D. Dung Quất. Câu 4: Ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là A. sông Cả. B. sông Hồng. C. dãy Hoành Sơn. D. dãy Bạch Mã. Câu 5: Vùng rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. vùng lãnh hải. C. vùng đặc quyền về kinh tế. D. vùng nội thủy. Câu 6: Biển Đông được xem như cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây? A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết thềm lục địa của khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm gì nào sau đây? A. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông. B. vùng biển nông, rộng. C. vùng thềm lục địa hẹp, sâu. D. vùng thềm lục địa nông, hẹp. Câu 8: Điểm nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta? A. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. B. Biển Đông làm giảm độ ẩm tương đối của không khí.
  2. C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc. D. Lượng mưa lớn của nước ta không phải do Biển Đông mạng lại. Câu 9: Khối núi Kon Tum nằm trong vùng núi nào ở nước ta? A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 10: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm Địa điểm Lượng mưa (mm) Lượng bốc hơi (mm) Cân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1667 989 + 678 Huế 2868 1000 + 1868 TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Nhận xét nào sau đây đúng? A. Huế có lượng mưa lớn thứ hai. B. Cân bằng ẩm của ba địa điểm ít có sự chênh lệch. C. Hà Nội có cân bằng ẩm lớn thứ hai. D. Lượng mưa tăng đần từ Bắc vào Nam. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết đỉnh núi đá vôi đồ sộ nhất vùng Đông Bắc là A. Mẫu Sơn. B. Phan xi păng. C. Tây Côn Lĩnh. D. Tam Đảo. Câu 12: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến. B. nước ta có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. C. nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á. D. nước ta tiếp giáp Biển Đông, có đường bờ biển dài 3260 km. Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta? A. Nằm trong vùng ảnh hưởng của gió Mậu dịch. B. Nằm gần với trung tâm gió mùa Đông Nam Á. C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc. Câu 14: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên A. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt. B. nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng. C. khí hậu có hai mùa rõ rệt. D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
  3. Câu 15: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở đặc điểm nào sau đây? A. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa. B. Phù sa không bồi đắp hàng năm. C. Thấp và khá bằng phẳng. D. Diện tích nhỏ hơn. Câu 16: Vùng đất của nước ta là A. toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo. B. phần đất liền tiếp giáp biển, nằm ở phía trong đường cơ sở. C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển. D. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển. Câu 17: Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng và nằm trên đường lưu, di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên nước ta có A. nhiều loại gỗ quý trong rừng. B. tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú. C. đủ các loại khoáng sản chính của khu vực Đông Nam Á. D. cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt đới. Câu 18: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là A. giá trị về kinh tế. B. hướng nghiêng. C. sự tác động của con người. D. độ cao và hướng núi. Câu 19: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là A. gồm các khối núi và cao nguyên ba dan xếp tầng. B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc - đông nam. C. có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông. D. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 20: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là A. gồm các khối núi và cao nguyên. B. có bốn cánh cung lớn. C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta. D. địa hình thấp và hẹp ngang. Câu 21: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Cao nhất nước ta. B. Hướng tây bắc-đông nam. C. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. D. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. Câu 22: Hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của nước ta lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào sau đây? A. Khánh Hòa và TP. Đà Nẵng. B. Bà Rịa - Vũng Tàu và TP. Đà Nẵng.
  4. C. Khánh Hòa và Quảng Nam. D. Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu. Câu 23: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam? A. Cao nhất nước ta. B. Đồi núi cao chiếm 1 % diện tích. C. Hướng tây bắc-đông nam. D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. Câu 24: Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc? A. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. B. Hướng tây bắc - đông nam. C. Cao nhất nước ta. D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. Câu 25: Vùng được xem như biên giới quốc gia trên biển của nước ta là A. vùng nội thủy. B. vùng đặc quyền kinh tế. C. vùng tiếp giáp lãnh hải. D. vùng lãnh hải. Câu 26: Vùng trời là vùng có đặc điểm nào sau đây? A. Vùng độ cao không giới hạn trên các đảo. B. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ không giới hạn độ cao. C. Vùng không gian bao trùm lên lãnh thổ có giới hạn độ cao. D. Vùng có độ cao không giới hạn trên đất liền. Câu 27: Đặc điểm không phù hợp với địa hình nước ta là A. địa hình chịu tác động mạnh mẽ của của con người. B. phân bậc rõ rệt với hướng nghiêng chung là tây bắc - đông nam. C. địa hình đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. D. địa hình chủ yếu là đồng bằng và núi thấp chiếm 1/4 diện tích. Câu 28: Việt Nam gắn liền với lục địa và thông ra đại dương nào sau đây? A. Á-Âu và Thái Bình Dương. B. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. C. Á và Thái Bình Dương. D. Á và Ấn Độ Dương. Câu 29: Căn cứ vào vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy con voi thuộc vùng núi nào? A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc. Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào không giáp Trung Quốc trên đất liền ? A. Quảng Ninh. B. Cao Bằng. C. Sơn La. D. Lai Châu. Câu 31: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, theo lát cắt A - B, địa hình thấp dần theo chiều nào ?
  5. A. Đông Bắc - Tây Nam. B. Đông Nam - Tây Bắc. C. Tây Nam - Đông Bắc. D. Tây Bắc - Đông Nam. Câu 32: Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc? A. Hướng tây bắc-đông nam. B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. C. Có nhiều cao nguyên xếp tầng. D. Cao nhất nước ta. Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết đỉnh núi nào có độ cao 2598m? A. Chư yang sin. B. Ngọc Linh. C. Bi duop. D. Lang Biang. Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hướng tây bắc - đông nam không phải là hướng của dãy núi nào ? A. Đông Triều. B. Con Voi. C. Hoàng Liên Sơn. D. Pu Đen Đinh. Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào sau đây cao nhất ? A. Pleiku. B. Lâm Viên. C. Bảo Lộc. D. Kom Tum. Câu 36: Trong các cao nguyên sau, cao nguyên nào không thuộc miền Bắc nước ta? A. Sơn La. B. Di Linh. C. Đồng Văn. D. Mộc Châu. Câu 37: Vùng núi Tây Bắc nằm giữa hai hệ thống sông lớn là A. sông Đà và sông Lô. B. sông Hồng và sông Mã. C. sông Cả và sông Mã. D. sông Hồng và sông Cả. Câu 38: Vùng núi Trường Sơn Bắc được giới hạn từ A. nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. B. sông Mã tới dãy Hoành Sơn. C. sông Hồng tới dãy Bạch Mã. D. nam sông Cả tới dãy Hoành Sơn. Câu 39: Địa hình cao nhất của nước ta được phân bố chủ yếu ở khu vực A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc. Câu 40: Hệ sinh thái phát triển mạnh ở vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển của nước ta là A. trảng cở cây bụi. B. thảm cỏ ngập nước. C. rừng ngập mặn. D. rừng ngập nước. ------ HẾT ------
  6. KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 - ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN ĐỊA LÍ – 12C Thời gian làm bài : 45 phút Câu 109 210 311 412 1 A B B C 2 C C C C 3 B B D C 4 A C A B 5 C A B B 6 D A A A 7 C A B D 8 A B A A 9 B A D A 10 C C B C 11 C D A B 12 D C A D 13 B A D A 14 B C A C 15 C A A B 16 A B A A 17 B B C C 18 D C B D 19 D B C B 20 C C C A 21 C B A C 22 A C D B 23 D D A B 24 A C C D
  7. 25 D D C A 26 B C C D 27 D C D B 28 A A A B 29 D D B C 30 C B C B 31 D D B D 32 B C C C 33 B A B B 34 A D D C 35 B C D C 36 B B D D 37 D A B A 38 A C B D 39 B D A B 40 C A D C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2