intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tiên Du 1

Chia sẻ: Chu Bút Sướng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

17
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn học sinh Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tiên Du 1 được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây nhằm giúp các em có thêm tư liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Cùng tham khảo giải đề thi để ôn tập kiến thức và làm quen với cấu trúc đề thi các em nhé, chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 10 năm 2020-2021 - Trường THPT Tiên Du 1

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 BẮC NINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1. Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. thế giới quan. B. cách sống. C. quan niệm sống. D. lối sống. Câu 2. Vật chất là cái có trước, cái quyết định ý thức. Giới tự nhiên tồn tại khách quan, không ai sáng tạo ra là quan điểm nào dưới đây? A. Thế giới quan duy tâm. B. Thế giới quan duy vật. C. Thuyết bất khả tri. D. Thuyết nhị nguyên luận. Câu 3. Mặt chất và mặt lượng trong mỗi sự vật, hiện tượng luôn A. tách rời nhau. B. ở bên cạnh nhau. C. thống nhất với nhau. D. hợp thành một khối. Câu 4. Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện sự phát triển? A. Góp gió thành bão. B. Kiến tha lâu cũng đầy tổ. C. Tre già măng mọc. D. Đánh bùn sang ao. Câu 5. Trong các câu tục ngữ dưới đây, câu nào có yếu tố biện chứng? A. An cư lạc nghiệp. B. Sống chết có mệnh. C. Đánh bùn sang ao. D. Tre già măng mọc. Câu 6. Trí tuệ của con người đã phát triển không ngừng, từ việc chế tạo ra công cụ lao động thô sơ đến những máy móc tinh vi là thể hiện sự phát triển trong lĩnh vực nào sau đây? A. Tự nhiên. B. Xã hội. C. Tư duy. D. Lao động. Câu 7. Hai mặt đối lập vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là A. sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. B. sự tồn tại của các mặt đối lập. C. sự phủ định giữa các mặt đối lập. D. sự phát triển giữa các mặt đối lập. Câu 8. Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật hiện tượng được gọi là A. chất. B. lượng. C. độ. D. điểm nút. Câu 9. Mặt đối lập của mâu thuẫn đó là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng chúng phát triển theo những chiều hướng A. khác nhau. B. tiến lên. C. trái ngược nhau. D. đi xuống. Câu 10. Trong ba năm học ở phổ thông, năm nào bạn A cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua điểm chuẩn xét tuyển vào trường đại học X là 27 điểm và bạn đã xuất sắc vượt qua để trở thành sinh viên đại học. Điểm nút trong ví dụ trên là A. học sinh phổ thông. B. sinh viên đại học. C. học sinh giỏi. D. 27 điểm. Câu 11. Trong Triết học, chất mới ra đời lại bao hàm A. một hình thức mới. B. một diện mạo mới tương ứng. C. một lượng mới tương ứng. D. một trình độ mới tương ứng. 1
  2. Câu 12. Bố bạn N không cho con chơi với bạn H vì cho rằng bố bạn H nghiện ma túy thì sau này bạn H cũng nghiện ma túy. Nếu chơi với bạn H, N cũng bị lôi kéo vào con đường nghiện ngập. Theo em, quan niệm của bố bạn N thể hiện cách xem xét sự vật theo A. thế giới quan duy vật. B. thế giới quan duy tâm. C. phương pháp luận siêu hình. D. phương pháp luận biện chứng. II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13.( 2,5 điểm) Thế nào là vận động và phát triển? Vận động và phát triển có điểm gì giống và khác nhau? Câu 14. (2,0 điểm) Em hãy nêu 3 ví dụ về sự phát triển trên các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, đời sống nhân dân,…của nước ta hiện nay. Trong mỗi ví dụ ấy, cần nói rõ nội dung sự phát triển là gì. Câu 15. (2,5 điểm) Vận dụng kiến thức Bài 5, sách giáo khoa hiện hành (Cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng) em hãy giải thích câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Liên hệ với bản thân. -------- Hết -------- 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2