intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng” được chia sẻ trên đây. Hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TỔ: SỬ- ĐỊA- GDCD NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: GDCD 12 Thời gian làm bài: 50 phút ĐỀ MINH HỌA Họ và tên:………………………………………Lớp:12a.......... Câu 1. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng A. trong quan hệ nhân thân. B. trong quan hệ tài sản. C. trong quan hệ việc làm. D. trong quan hệ nhà ở. Câu 2. Theo qui định của pháp luật, lao động nữ được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng làm mẹ là thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa A. lao động nam và lao động nữ. B. nhà đầu tư và đội ngũ nhân công. C. lực lượng lao động và bên đại diện. D. người sử dụng lao động và đối tác. Câu 3. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật? A. Mọi công dân. B. Mọi cơ quan, tổ chức. C. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền. Câu 4. Cơ sở sản xuất kinh doanh C áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 5. Trách nhiệm pháp lý là A. nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho các chủ thể thực hiện. B. trách nhiệm của các cơ quan công chức Nhà nước có thẩm quyền. C. trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức phải thực hiện theo quy đinh của pháp luật. D. nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. Câu 6. Vi phạm hình sự là hành vi A. xâm hại đến các quan hệ lao động. B. xâm hại đến các quan hệ công vụ Nhà nước. C. nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ Luật Hình Sự. D. tương đối nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm quy định tại Bộ Luật Hình sự. Câu 7. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra? A. Từ đủ 14 tuổi - 16 tuổi. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên. C. Từ đủ 14 tuổi trở lên. D. Từ đủ 12 tuổi trở lên. Câu 8. Hành vi nào sau đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật của công dân? A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có đèn tín hiệu màu đỏ. B. Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. C. Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. D. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt. Câu 9. A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lý. Theo em, A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật.
  2. Câu 10. Chị C đã nghỉ việc nhiều ngày không lý do tại cơ quan. Chị C phải chịu trách nhiệm nào dưới đây? A. Dân sự. B. Kỷ luật. C. Hành chính. D. Hình sự. Câu 11. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật hành chính? A. Vượt đèn đỏ gây tai nạn chết người. B. Sử dụng tài liệu khi làm bài thi. C. Lừa đảo, chiểm đoạt tài sản của Nhà nước. D. Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Câu 12: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của A. pháp luật. B. cá nhân, tổ chức C. tổ chức xã hội. D. chuẩn mực đạo đức xã hội. Câu 13. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý được hiểu là: A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đề bị xử lý như nhau. B. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước. C. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 14. Anh A và B cùng lái xe vào đường ngược chiều và bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, điều này thể hiện: A. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. B. Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. C. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. D. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm hành chính. Câu 15. Việc Nhà nước quy định nam thanh niên đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây? A. Bình đẳng về giới tính. B. Bình đẳng về nghĩa vụ. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về trách nhiệm dân sự. Câu 16. Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước. Điều đó tạo nên đặc trưng gì của pháp luật? A. Tính mệnh lệnh. B. Tính cưỡng chế. C. Tính ép buộc. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 17. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật? A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền. C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện. D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. Câu 18. Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được gọi là A. thực hiện pháp luật. B. thực hiện hóa pháp luật. C. hiện thực pháp luật. D. hiện thực hóa pháp luật. Câu 19. Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính D. kỉ luật. Câu 20. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình thì gọi là A. trách nhiệm. B. trách nhiệm pháp luật. . C. trách nhiệm pháp lí. D. trách nhiệm luật pháp. . Câu 21. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ làm những việc phải làm là: A. sử dụng pháp luật B. thi hành pháp luật C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
  3. Câu 22. Công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, không làm những gì mà pháp luật cấm. Đó là hình thức: A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật Câu 23. X (18 tuổi) làm thuê trong một cơ sở thu mua và tái chế phế liệu. Trong quá trình làm việc, X thường xuyên bị ông chủ của mình chửi bới, đánh đập. X tâm sự với bạn mình là T về nỗi khổ của mình và được T khuyên là X nên làm đơn tố cáo ông chủ. Thế nhưng X lại phóng hỏa đốt nhà ông chủ khiến cho vợ chồng con cái ông chủ của X bị bỏng nặng, phải nhập viện. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự? A. Chỉ có X. B. Ông chủ của X. C. Ông chủ của X và X. D. Ông chủ của X, người bạn T và X. Câu 24. Anh A nhờ anh B vay anh P khoản tiền là 20 triệu giùm mình. Anh A làm ăn thua lỗ nên không có tiền đưa lại cho anh B để anh B trả lại cho anh P. Anh P đòi nợ anh B thì anh B nói anh P gặp anh A đòi nợ vì mình chỉ vay tiền giùm anh A. Anh P tức giận đã làm đơn tố cáo anh B ra tòa án. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự? A. Anh A. B. Anh A và anh B. C. Anh A và anh P D. Anh B và anh P. Câu 25. Phát hiện một cơ sở kinh doanh cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, T đã báo với cơ quan chức năng để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn. T đã thực hiện hình thức A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật. Câu 26. Kinh doanh mà không xin giấy phép là việc làm không đúng với hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Sử dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 27. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là hành vi A. vi phạm kỉ luật. B. phạm quy. C. vi phạm pháp luật. D. phạm tội. Câu 28. Trách nhiệm pháp lý được chia làm mấy loại? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 Câu 29. Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi vượt đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải A. thực hiện nghĩa vụ pháp lí của mình. B. chịu thiệt hại do vi phạm pháp luật. C. chịu trách nhiệm pháp lí về vi phạm pháp luật của mình. D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật. Câu 30. Anh H đã lấy xe máy SH của vợ đi cầm đồ để lấy tiền cá độ bóng đá trong khi vợ anh H không biết. Trường hợp này, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. nhân thân . B. kinh tế. C. tài sản. d. tiền bạc. Câu 31. Trên đường chở vợ và con gái mười tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. Anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Anh K và anh P. B. Anh K, ông M và anh P. C. Vợ chồng anh K, ông M và anh P. D. Anh K và ông M. Câu 32. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật ? A. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.
  4. B. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp. C. Bạn C mượn sách của bạn A nhưng không giữ gìn, bảo quản. D. Anh K lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác. Câu 33. Phát hiện đường dây cá độ bóng đá với số tiền lớn H đã báo với cơ quan có thẩm quyền là thực hiện pháp luật dưới hình thức nào? A. Thực thi pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuân theo pháp luật. Câu 34. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh môi trường là vi phạm pháp luật nào dưới đây? A. Dân sự. B. Hành chính. C. Kỉ luật. D. Hình sự. Câu 35. Hành vi nào dưới đây của công dân là không tuân thủ pháp luật? A. điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe. B. buôn bán động vật quý hiếm. C. mở rộng quy mô sản xuất. D. kinh doanh không kê khai nộp thuế. Câu 36. Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự? A. Anh N, anh T và anh H. B. Bà M và anh H. C. Anh N, anh T và anh K. D. Anh H và anh K. Câu 37. Anh M chồng chị X ép buộc vợ mình phải nghỉ việc ở nhà để chăm sóc gia đình dù chị không muốn. Cho rằng chị X dựa dẫm chồng, bà B mẹ chồng chị khó chịu nên thường xuyên bịa đặt nói xấu con dâu. Thấy con gái phải nhập viện điều trị dài ngày vì quá căng thẳng, bà C mẹ ruột chị X đã bôi nhọ danh dự bà B trên mạng xã hội. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình? A. B. Vợ chồng chị X và bà B. B. Vợ chồng chị X và bà C C. Anh M và bà B. D. Anh M và bà C. Câu 38. Ông M đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan mất nhiều thời gian. Phát hiện hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ của M và B, K đã yêu cầu M phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo M và B. M đã đưa một khoản tiền cho K để mọi chuyện được yên. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật? A. K và M B. K và B C. K, M, và B. D. M và B. Câu 39. Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của mình ra quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần. Hành vi của những người nào dưới đây vi phạm pháp luật ? A. Vợ chồng anh B B. Anh B, sinh viên T C. Vợ anh B D. Vợ chồng anh B và sinh viên T Câu 40. Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí? A. Ông X, anh K và anh N. B. Anh K, anh N và ông B. C. Ông X, anh N và ông B. D. Anh K, anh N và anh S. ………………………………..HẾT………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1