intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I– NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6 Nội dung/chủ đề/bài học Tổng Mức độ Mạch nội dung đánh giá Nhận Thông Vận Câu Câu biết hiểu dụng TN TL TNK TNK TNK TL TL TL Q Q Q Tổng điểm Giáo Tự dục hào đạo về đức truyề n 3 1 1 1 1 5 2 thống gia đình, dòng họ Yêu thươ ng 4 1 1 2 7 1 con ngườ i Siêng năng, 5 2 1 1 8 1 kiên trì Tổng 12 1 4 2 4 1 20 4 câu Tổng 4.0 3.0 3.0 điểm 5 5 10 Tỉ lệ 40% 30% 30% 100 % Tỉ lệ chung 70% 30              100
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỚP 6 Số câu hỏi theo mức Mạch nội độ đánh TT Nội dung Mức độ đánh giá dung giá Nhận Nhận Vận dụng biết biết 1 Tự hào về Nhận 3 TN 1TN 1TN Giáo dục truyền biết: - 1TL 1TL đạo đức thống gia Nêu được đình, một số dòng họ. truyền thống của gia đình, dòng họ. - ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. Thông hiểu: - Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ. - Xử lý tình huống Vận dụng: Xác định được một số việc
  3. làm thể hiện truyền thống gia đình, dòng họ phù hợp với bản thân. Yêu Nhận 1TL thương biết: 2TN con - Nêu người. được khái niệm tình yêu thương con người. 4 TN 1 TN - Nêu được biểu hiện, ý nghĩa của tình yêu thương con người. Thông hiểu: - Giải thích được giá trị của tình yêu thương con người đối với bản thân, đối với người khác, đối với xã hội. - Nhận xét đánh
  4. giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. -Ý nghĩa của lòng yêu thương con người - Hiểu được câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” Vận dụng: -Vận dụng tình huống Siêng Nhận 5 TN 2TN 1TN năng kiên biết: 1TL trì - Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì. - Nêu được biểu hiện siêng năng, kiên trì. - Nêu được ý
  5. nghĩa của siêng năng, kiên trì. Thông hiểu: - Hiểu câu tục ngữ -Đánh giá được những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì của bản thân trong học tập, lao động Vận dụng: -Xử lý tình huống - Góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này. - Xác định được biện pháp rèn luyện siêng năng,
  6. kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày phù hợp với bản thân. 12TN 4TN 4TN Tổng 1TL 2 TL 1 TL Tỉ lệ % 40% 30% 30% Tỉ lệ chung 70% 30%
  7. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Trường THCS Quang Trung KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024- Họ và tên: ....................................... 2025 Lớp: ......................... Môn: GDCD 6 Thời gian: 45 phút Điểm Nhận xét của giáo viên Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam? A. Giữ nghề truyền thống. C. Cần cù lao động. B. Hiếu thảo. D. Mê tín, dị đoạn. Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A. Có thêm sức mạnh trong cuộc sống. C. Có rất nhiều bạn bè trong đời sống. B. Có thêm tiền tiết kiệm. D. Không phải lo về việc làm. Câu 3: Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là? A. Gia đình trên dưới có sự đoàn kết, đồng lòng nhất trí. B. Tất cả thành viên được vui vẻ, gia đình hạnh phúc. C. Giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. D. Gia đình văn hóa, có nề nếp gia phong, tôn ti trật tự. Câu 4: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đem lại cho chúng ta điều gì? A. Nhiều tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân. B. Kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống. C. Tình yêu thương, đoàn kết với cộng đồng. D. Nhiều người bạn mới, mở rộng mối quan hệ xã hội. Câu 5: Gia đình bạn A luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để chữa bệnh cứu người, nối tiếp truyền thống của thế hệ trước trong gia đình. Việc làm đó thể hiện điều gì? A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. B. Yêu thương, động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. C. Giúp đỡ, khích lệ con cháu trong gia đình, dòng họ. D. Quan tâm động viên con cháu trong gia đình, dòng họ. Câu 6: Yêu thương con người sẽ nhận được điều gì? A. Mọi người coi thường. C. Mọi người yêu quý và kính trọng. B. Người khác nể và yêu quý. D. Mọi người xa lánh. Câu 7: Lòng yêu thương con người A. xuất phát từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. B. xuất phát từ mục đích sau này được người đó trả ơn.
  8. C. hạ thấp giá trị của những người được giúp đỡ. D. làm những điều có hại cho người khác. Câu 8: Quan tâm, giúp đỡ người khác, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người khó khăn, hoạn nạn là khái niệm nào dưới đây? A. Giúp đỡ người khác. C. Thương hại người khác. B. Yêu thương con người. D. Đồng cảm và thương hại. Câu 9: Vào lúc rảnh rỗi, An thường sang nhà Bi dạy bạn Bi học. Vì bạn Bi là người khuyết tật không thể đến trường học được. Em thấy bạn An là người như thế nào? A. An là người có lòng tự thương hại bạn bè. C. An là người sống giản dị, kiêm tốn. B. An là người có lòng yêu thương bạn bè. D. An là người trung thực, tiết kiệm. Câu 10: Ý kiến nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lòng yêu thương con người? A. Làm cho mối quan hệ của con người thêm gần gũi, gắn bó. B. Mục đích sau này được người đó trả ơn, báo đáp lại cho mình. C. Khi giúp đỡ người khác, là cách thể hiện mình trước người khác. D. Đánh bóng tên tuổi của mình, để được mọi người khen gợi. Câu 11: Câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân” nói đến điều gì? A. Tinh thần đoàn kết. C. Đức tính tiết kiệm. B. Tinh thần yêu nước. D. Lòng yêu thương con người. Câu 12: Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Đi bên cạnh, trêu cho bạn bực tức rồi phóng xe tới trường. Câu 13: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. C. Siêng năng. B. Trung thực. D. Tự giác. Câu 14: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây? A. Kiên trì. C. Siêng năng. B. Trung thực. D. Tự giác. Câu 15: Kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự A. tự giác, cần cù, miệt mài làm việc thường xuyên và đều đặn. B. đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. C. sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình vì người khác. D. quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ. Câu 16: Việc làm nào dưới đây không phải biểu hiện của sự kiên trì là A. Vừa làm vừa chơi. C. Quyết tâm làm đến cùng. B. Thường xuyên làm việc. D. Tự giác làm việc. Câu 17: Nội dung nào là biểu hiện của đức tính siêng năng? A. Chia sẻ khó khăn với người khác. C. Hiếu thảo với bố mẹ, ông bà B. Chăm chỉ học hành. D. Chi tiêu hợp lý, đúng mục đích Câu 18: Đức tính siêng năng, kiên trì giúp con người: A. thật thà trước hành động việc làm của mình.
  9. B. thành công trong công việc và cuộc sống. C. sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình. D. có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội. Câu 19: Câu tục ngữ: "Kiến tha lâu đầy tổ" biểu hiện của đức tính nào dưới đây? A. Trung thực, thẳng thắn. C. Tiết kiệm. B. Trung thành. D. Siêng năng, kiên trì. Câu 20: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người A. Siêng năng, chăm chỉ. C. Tiết kiệm. B. Lười biếng. D. Trung thực Phần II: Tự luận (5 điểm) Câu 1. Theo em hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ sẽ mang lại lợi ích gì? (1.0 điểm) Câu 2: Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Tuổi thơ của hai chị em A và Q đã gắn bó với những câu hát cải lương vì bà và mẹ của 2 bạn đều là những nghệ sĩ hát cải lương nổi tiếng. Từ nhỏ, A và Q đã bập bẹ hát theo mẹ và bà. Nhưng khi lớn lên, nghe các bạn cười chê rằng: hiện nay không ai hứng thú với nhạc cải lương nữa, A đã dao động, trở nên ghét bỏ dòng nhạc cải lương. Trong khi Q vẫn đam mê, ngày ngày luyện tập hát cải lương và hào hứng mỗi khi giới thiệu về dòng nhạc này tới mọi người xung quanh. Câu hỏi: Em hãy nhận xét về hai bạn A và Q trong thông tin trên? (1,0 điểm) Câu 3: Lòng yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và xã hội? (1.0 điểm) Câu 4: A có thói quen ngồi vào bàn học bài vào lúc 7 giờ tối, mỗi môn học A đều học bài và làm bài tập đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy A làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi A cách giải thì bạn trả lời: “À khó quá, nghĩ mãi không ra nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ” Câu hỏi: a. Nếu em là bạn thân của A, em sẽ góp ý cho bạn như thế nào? (1,0 điểm) b. Để thực hiện tính siêng năng, kiên trì trong học tập bản thân em đã thực hiện như thế nào? (1,0 điểm) HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5 điểm). Mỗi câu đúng 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.án D B C B A C A B B A
  10. Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án D C A C D A B B D B Phần II. Tự luận (5điểm) Câu Đáp án Điểm Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có 1,0 thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm Câu 1 phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. (1,0 điểm) - Bạn A chưa biết kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình 0,5 mình. Câu 2 - Bạn Q đã biết kế thừa, phát huy truyền thống của gia đình và 0,5 (1,0 bạn Q còn rất tự hào về truyền thống của gia đình mình. điểm) - Đối với bản thân: mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản 0,5 thân và cuộc sống. Được mọi người yêu quý, kính trọng. Câu 3 - Đối với xã hội: Làm cho mỗi quan hệ giữa con người với con (1,0 người thêm gần gũi, gắn bó. Góp phần xây dựng cộng đồng an 0,5 điểm) toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. Câu 4 Học sinh có thể có các ý kiến khác nhau nhưng cần đảm bảo (2,0 một số ý sau: điểm) - Nếu là bạn thân của A, em sẽ giải thích cho A hiểu việc làm 1,0 của A là chống đối, sẽ làm cho A ngày càng yếu hơn trong học tập. Về lâu dài sẽ trở thành thói quen xấu.
  11. Học sinh có thể có các ý kiến khác nhau nhưng cần đảm bảo một số ý sau: - Chăm chỉ, kiên trì trong học tập. Nếu gặp bài tập khó thì thử 1,0 làm bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ dở giữa chừng. HƯỚNG DẪN CHẤM GIÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ Phần I. Trắc nghiệm khách quan (8 điểm). Hs không làm câu 5,9,12,20. Mỗi câu đúng 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ.án D B C B C A B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án D A C D A B B D Phần II. Tự luận (2 điểm). Hs làm câu 1 và câu 3
  12. Câu Đáp án Điểm Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta 1,0 có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp Câu 1 phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. (1,0 điểm) - Đối với bản thân: mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản 0,5 thân và cuộc sống. Được mọi người yêu quý, kính trọng. Câu 3 - Đối với xã hội: Làm cho mỗi quan hệ giữa con người với (1,0 con người thêm gần gũi, gắn bó. Góp phần xây dựng cộng 0,5 điểm) đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn. DUYỆT CỦA PHT TỔ TRƯỞNG CM GIÁO VIÊN TRƯƠNG CÔNG VŨ NGUYỄN THỊ THU PHAN THỊ MINH HUYỀN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2