intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Tràng An, Đông Triều

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I TRƯỜNG THCS TRÀNG AN NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: GDCD - LỚP 7 Ngày kiểm tra: …./.…/…. Thời gian làm bài: 45phút I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất và ghi chữ cái đứng đầu ý đúng ra giấy(mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm). Câu 1: Hành động nào vừa không thể hiện tính đạo đức vừa không thể hiện tính kỉ luật? A. Không nói leo trong giờ học B. Không sử dụng điện thoại trong giờ học C. Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp D. Xả rác trong lớp học Câu 2: Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị? A.Mặc đồng phục khi đến trường. B. Ăn mặc hợp mốt khi đến trường. C. Nói trống không, cục cằn. D. Làm việc qua loa, cẩu thả. Câu 3:Theo em, thái độ hoặc việc làm nào dưới đây thể hiện lòng tự trọng? A. Nói xấu sau lưng người khác B. Chép bài trong giời kiểm tra C. Thực hiện lời hứa dù gặp khó khăn trở ngại. D. Gặp bố lao động vất vả thì lảng tránh ra chỗ khác. Câu 4: Hành vi nào sau đây không thể hiện tính trung thực? A. Không chỉ bài cho bạn B. Để đạt điểm cao T thường nhìn trộm bài của bạn C. Không bao che cho bạn khi bạn mắc lỗi D. Nhặt được của rơi trả lại người đã mất Câu 5: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” nói đến điều gì? A. Giản dị B. Tiết kiệm C. Lòng tự trọng D. Khiêm tốn Câu 6:Nhà bạn B rất nghèo nhưng bạn B luôn ăn chơi đua đòi và đòi mẹ phải mua cho chiếc điện thoại Iphone thì mới chịu đi học. Em có nhận xét gì về bạn B? A. Bạn B là người sống xa hoa, lãng phí. B. Bạn B là người vô tâm. C. Bạn B là người tiết kiệm. D. Bạn B là người vô ý thức.
  2. II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Trong học tập, người có lòng tự trọng có biểu hiện như thế nào? Câu 2 (4,0 điểm) a. Đạo đức là gì? Kỉ luật là gì? Cho ví dụ cụ thể? b. Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? Câu 3 (2,0 điểm)Cho tình huống: Trong lúc dọn dẹp nhà, My vô ý làm vỡ đôi tượng bằng sứ mà mẹ rất quý, My vô cùng lo lắng chưa biết phải nói với mẹ thế nào. Chợt My nghĩ “con mèo nhà mình thi thoảng cũng nhảy lên bàn làm vỡ đồ, mình sẽ nói là do mèo nhảy lên bàn làm vỡ tượng của mẹ”. Câu hỏi: a. Em có đồng ý với suy nghĩ của My không? Vì sao? b. Nếu em là My em sẽ xử sự như thế nào? ---Hết--- - Học sinh không được phép sử dụng tài liệu. Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Họ tên học sinh........................................Lớp.......................SBD.......................... Chữ kí giám thị:.......................................................................................................
  3. PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM CHẤM TRƯỜNG THCS TRÀNG AN KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: GDCD 7 I/Trắc nghiệm(3.0 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp D A C B C A án 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ II/ Tự luận: (7.0 điểm) Câu Ý Yêu cầu Điểm Biểu hiện của tự trọng trong học tập: Câu 1 - Luôn làm tròn nhiệm vụ của người học sinh không để thầy cô, bạn bè phải chê trách, nhắc nhở 0,25đ 0,25đ - Đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ. - Không nói chuyện riêng trong giờ học. 0,25đ - Không coi cóp bài của bạn trong giờ kiểm tra. 0,25đ Câu 2 - Khái niệm đạo đức: là những quy định, chuẩn mực ứng 0,5 đ xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người thừa nhận và tự giác thực hiện. 0,5 đ Ví dụ: hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo,… - Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ 0,5 đ quan,…) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra một sự thống nhất hành động để đạt được chất lượng, hiệu quả trong công việc. 0,5 đ Ví dụ: chấp hành nghiêm túc nội quy trường lớp; chấp hành tốt luật ATGT,… - Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: + Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ. 0,5 đ + Người có đạo đức và người tự giác tuân thủ kỉ luật. 0,5 đ
  4. + Người tự giác tuân thủ kỉ luật và chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. 0,5 đ + Sống có kỉ luật là biết tự trọng, tôn trọng người khác. 0,5 đ a - Không đồng tình với suy nghĩ của My. 0,5đ - Vì nói dối mẹ như vậy là thiếu trung thực, nói dối sẽ Câu 3 thành thói quen và trở thành người dối trá. 0,5đ - Nếu là My em sẽ thú thật với mẹ là do vô ý trong lúc 0,5đ b dọn nhà nên em đã làm vỡ. - Xin lỗi mẹ và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn. 0,5đ --Hết--
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2