intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I Năm học: 2022- 2023 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 MÃ ĐỀ 115 Năm học 2022 - 2023 Thời gian: 45 phút I/ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 điểm) Em hãy trả lời câu hỏi bằng cách tô vào phiếu bài làm chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là: A. truyền thống quê hương. B. truyền thống gia đình. C. truyền thống dòng họ. D. truyền thõng dân tộc. Câu 2: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương. B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương. D. Luôn có trách nhiệm với quê hương. Câu 3: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu B. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. C. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân biết giữ gìn và phát huy truyền thống nhân nghĩa của quê hương? A. Tích cực giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. B. Sống trong sạch và lương thiện. C. Tìm hiểu, lưu giữ nghề làm gốm. D. Quảng bá nghề truyền thống. Câu 5: Thường xuyên chú ý đến người khác là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
  2. A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 6: Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 7: Đồng cảm, san sẻ với ngưòi khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây? A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 8: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Ghen ghét, đố kị với người khác. D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực? A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. B. Học trước chơi sau. C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới. D. Chơi điện tử trong giờ học. Câu 10. Cách học tập nào sau đây thể hiện tự giác, tích cực học tập? A. Phong cho rằng học hiểu bài là được, không cần thiết phải phát biểu ý kiến trước lớp. B. Để đạt kết quả học tập tốt chỉ cần làm hết bài tập trong sách giáo khoa là đủ. C. Có bài nào khó Lan lập tức nhờ bố hướng dẫn ngay. D. Luôn chủ động hoàn thành bài tập về nhà sớm hơn thời gian cô giáo quy định. Câu 11: Câu tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn nào sau đây thể hiện tích cực, tự giác trong học tập? A. Dễ làm khó bỏ B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. C. Học học nữa, học mãi. D. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
  3. Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực? A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà. B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn. C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo. D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra Câu 13: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây? A. Hải Phòng. B. Hà Nội. C. Bắc Ninh. D. Hải Dương. Câu 14: Những món quà quyên góp của người dân đến đồng bào miền Trung chịu thiệt hại về bão lũ là xuất phát từ truyền thống nào sau đây? A. Tương thân, tương ái. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Hiếu học. Câu 15: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc? A. Anh P. B. Ông S và bà K. C. Anh M và ông Q. D. Anh M Câu 16: Trên đường đi học về, em phát hiện có hành vi đập phá khu di tích của làng. Trong trường hợp này em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây sao cho phù hợp nhất? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân. B. Dùng lời lẽ để mắng chửi. C. Đứng xem quá trình đập phá. D. Báo với cơ quan chính quyền để có biện pháp. Câu 17: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình. B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.
  4. C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q. D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ. Câu 18: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ. B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác. C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. Câu 19: Người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ sẽ nhận được điều gì sau đây? A. Được mọi người yêu mến, kính trọng. B. Luôn phải chịu thiệt thòi về mình. C. Luôn phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. D. Bị mọi người xa lánh, khinh rẻ. Câu 20: Việc làm nào sau đây có ở người biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ? A. Bất chấp làm mọi việc để đạt được mục đích. B. Thường xuyên động viên, an ủi người gặp khó khăn. C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu. D. Thường xuyên gây gổ, đánh nhau với mọi người. Phần II. Phần tự luận ( 5 điểm) Câu 1 ( 3 điểm):) H và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. H bị ốm và phải nghỉ học nhiều ngày. Để giúp đỡ H, buổi chiều N thường sang nhà đưa vở cho H chép bài và giải thích những chỗ khó hiểu cho bạn. M cùng lớp thấy vậy cho rằng N làm vậy là không đúng, vì học là nhiệm vụ của học sinh nên H phải tự học tập để hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao. a. Em nhận xét gì về việc làm của N? Theo em ý kiến của M như vậy có đúng không? Tại sao? b. Liên hệ những việc làm của bản thân em thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với mọi người xung quanh em? c. Em hãy vận dụng kiến thức đã học giải thích ý nghĩa câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”? Câu 2 ( 2 điểm): Mỗi khi sang nhà T chơi, thấy T cặm cụi làm thêm những bài tập nâng cao, mở rộng kiến thức, H liền nói:"Cậu ngốc quá đây có phải là những bài tập thầy cô giao đâu mà phải làm. Chúng mình chỉ cần làm hết các bài trong sách giáo khoa là tốt lắm rồi!". Em có nhận xét gì về lời nói của H? Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2