intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTNT THCS Nam Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ Năm học: 2023 – 2024 TRUNG HỌC CƠ SỞ NAM GIANG Môn: GDCD - Khối 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề: I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). (Chọn phương án trả lời đúng nhất) Câu 1. Người mẹ Việt Nam Anh hùng nào quê ở Quảng Nam? A. Mẹ Tám Rành. B. Mẹ Suốt. C. Mẹ Thứ. D. Mẹ Út Phước. Câu 2. Bài chòi là loại hình diễn xướng dân gian thuộc tỉnh nào? A. Hà Nội. B. Bắc Ninh. C. Bắc Giang. D. Quảng Nam. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy? A. Kiên quyết duy trì các hủ tục lạc hậu. B. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. C. Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 4. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã dạy dỗ mình? A. Tôn sư trọng đạo. B. Uống nước nhớ nguồn. C. Hiếu thảo. D. Lao động cần cù. Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương? A. Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương. B. Không quan tâm đến truyền thống quê hương. C. Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương. D. Xuyên tạc làm xấu hình ảnh quê hương. Câu 6. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập tự giác, tích cực? A. Chơi điện tử trong giờ học. B. Tự học bài mà không cần bố mẹ nhắc nhở. C. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. D. Nghe nhạc tiếng Anh để học từ mới. Câu 7. Ý nào sau đây là biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Rủ bạn đến nhà cùng nhau học bài. B. Thường xuyên đi học trễ. C. Vâng lời cha mẹ, thầy cô. D. Thăm hỏi khi bạn cùng lớp bị đau. Câu 8. Việc làm nào dưới đây thể hiện là người biết quan tâm tới người khác? A. Thường xuyên nói xấu bạn trên mạng. B. Động viên bạn khi gặp khó khăn. C. Xa lánh khi thấy bạn gặp khó khăn. D. Hỏi han bạn bè theo kiểu xã giao. Câu 9. Bạn N đang ngồi học bài, D đi qua rủ N đi chơi và bảo: “Còn lâu mới thi học kì, cậu đi chơi điện tử với tớ đi, học làm gì sớm vậy”. Nếu em là N, em sẽ ứng xử như thế nào? A. Khuyên nhủ D về nhà học bài vì học tập là cả một quá trình lâu dài. B. Mặc kệ D và không quan tâm. C. Cùng D đi rủ thêm các bạn khác đi chơi điện tử. D. Đi theo D để chơi điện tử vì còn lâu mới thi học kì. Câu 10. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến A. mọi người và sự việc xung quanh. B. những vấn đề thời sự của xã hội. C. những người thân trong gia đình. D. một số người thân thiết của bản thân.
  2. Câu 11. Quan điểm nào sau đây là đúng với tinh thần học tập tự giác, tích cực? A. Khi kiểm tra mới cần tự giác, tích cực. B. Giáo viên cho điểm cao mới xung phong làm bài. C. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập. D. Học tập tự giác tích cực giúp rèn luyện tính tự lập, tự chủ. Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự cảm thông? A. Chỉ nên cảm thông với những người nghèo khổ. B. Người biết cảm thông và thấu hiểu sẽ biết cách ứng xử phù hợp. C. Chỉ những người giỏi giang mới biết cách cảm thông. D. Người biết cảm thông thì luôn phải chịu thiệt thòi. Câu 13. Trong giờ học môn Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn H không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của H, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây? A. Mặc kệ bạn vì đó là quyền của bạn. B. Nói với cô giáo là bạn H biết câu trả lời. C. Khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu. D. Không quan tâm vì không phải việc của mình. Câu 14. Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực? A. Chỉ học những môn mình yêu thích. B. Có phương pháp học tập chủ động. C. Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống. D. Luôn cố gắng, kiên trì học tập. Câu 15. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã, em nâng. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Nhường cơm, sẻ áo. D. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16 (2 điểm) Em hãy kể ít nhất 02 biểu hiện của học tập tự giác, tích cực và 02 biểu hiện của học tập chưa tự giác, tích cực mà em biết. Câu 17 (2 điểm) Nêu khái niệm và biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Câu 18 (1 điểm) Xử lí tình huống. Đầu năm học, bạn K chuyển đến lớp học mới nên còn nhút nhát, rụt rè, ít phát biểu xây dựng bài. Nếu là bạn học cùng lớp với K, em sẽ làm gì để giúp bạn thay đổi, tích cực trong học tập? -----Hết----- Nam Giang, ngày 16 tháng 10 năm 2023 KT. HIỆU TRƯỞNG Tổ trưởng Giáo viên duyệt đề Giáo viên ra đề P. HIỆU TRƯỞNG Mai Tấn Lâm Hoàng Văn Hùng A Rất Thị Thuý Nga ZơRum Chạm HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Khối 7
  3. NĂM HỌC: 2023 – 2024 Phần I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp C D B A D A D B A A D B C A B án Phần II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu Đáp án Điểm - Học sinh tìm được ít nhất 02 biểu hiện, gợi ý * Những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. 1.0 + Hoàn thành bài tập về nhà trước khi lên lớp. + Tìm cách giải những bài toán khó. + Đọc bài, tìm hiểu bài ở nhà (trước khi đến lớp). Câu 16 + Chăm chú nghe giảng trong giờ học. (2.0 điểm) + Ghi chép bài đầy đủ. 1.0 * Những biểu hiện của học tập chưa tự giác, tích cực: + Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. + Không làm bài tập về nhà, luôn để bố mẹ nhắc mới ngồi vào bàn học, không ghi chép bài trong khi học. * Khái niệm: - Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau. 1.0 * Biểu hiện: Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua lời nói và hành động như: Câu 17 - Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm. (2.0 điểm) - Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn. - Đồng cảm, thấu hiểu với những người có hoàn cảnh khó khăn. 1.0 - Giúp đỡ những người gặp khó khăn. - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác. - Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. Nếu em là bạn cùng lớp với K, em sẽ rủ các bạn trong lớp 1.0 Câu 18 cùng chơi với K khi đến giờ giải lao, rủ bạn tham gia các hoạt (1.0 điểm) động tập thể của lớp, giúp đỡ bạn trong học tập,...
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Khối 7 NĂM HỌC: 2023 – 2024 Nội Mức độ đánh giá TT dung/Đơn vị (4 – 11) (1) Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng cao Tổng % (2) (3) hiểu điểm TN TN TN TN (12) TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ 1. Tự hào về 2T 3T truyền thống N N quê hương (C (C 1,67 3,2) 1,4, 0,67 5) đ 1đ 2. Quan tâm, 4T cảm thông, 1T N chia sẻ N 1TL (C Giáo (C (C 8,9, dục 3,66 7) 17) 10,1 1 đạo 0,33 2đ 2) đức đ 1,33 đ 3. Học tập tự 2T 3T giác tích cực N N 1TL (C1 1TL (C (C 3,15 (C 18) 4,67 6,11 16) ) 1đ ,14) 2đ 0,67 1đ đ Tổng: Số 6 1 9 1 1 18 câu 2 2 3 2 1 10 Điểm Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 70% 30% 100%
  5. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – Khối 7 NĂM HỌC: 2023– 2024 Nội Số câu hỏi theo mức độ nhận thức dung/Đơn TT Chủ đề vị kiến Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận dụng (1) (2) thức biết hiểu dụng cao (3) Nhận biết: - Xác định nội dung nào là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy. - Xác định bài chòi là loại 1. Tự hào hình diễn xướng dân gian về truyền thuộc tỉnh nào. 2TN 3 TN thống quê Thông hiểu: (C3,2) (C 1,4,5) hương - Nêu được tên mẹ Việt Nam Anh hùng. - Nêu được truyền thống thể hiện sự kính trọng và biết ơn. Giáo - Nêu hành vi góp phần giữ 1 dục gìn và phát huy truyền thống đạo quê hương. đức Nhận biết: - Xác định biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thông hiểu: - Nêu được việc làm thể hiện 2. Quan người biết quan tâm tới người 1TN( tâm, cảm khác. 4TN C 7) thông, - Giải quyết được tình huống (C8,9,10 1TL chia sẻ. liên quan đến sự quan tâm, ,12) (C17) cảm thông và chia sẻ. - Nêu sự quan tâm, cảm thông từ người khác. - Nêu được quan điểm đúng khi bàn về sự cảm thông, chia sẻ.
  6. Nhận biết: - Tìm được biểu hiện không thể hiện học tập tự giác, tích cực. - Xác định được câu tục ngữ, thành ngữ không phải là biểu hiện của sự cảm thông và chia sẻ. Thông hiểu: - Nêu được quan điểm nào 3TN 3. Học tập đúng với tinh thần học tập tự (C6,1 2TN 1TL tự giác 1TL (C 18) giác, tích cực. 1,14) (C13,15) (C16) tích cực - Xử lí được tình huống học tập tự giác, tích cực. Vận dụng: - Học sinh liên thực tế bản thân kể thêm những biểu hiện khác của học tập tự giác, tích cực và chưa tự giác, tích cực. Vận dụng cao: Xử lí tình huống học tập tự giác, tích cực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2