intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với "Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu, Điện Bàn

  1. Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I Điểm: Họ và tên:............................................. NĂM HỌC 23-24, MÔN: GDCD 7 Lớp: 7/……SBD…….Phòng…….. Thời gian: 45’(không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng (A hoặc B, C, D) trong các câu sau, rồi ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Làng nghề truyền thống nào sau đây là của quê hương Quảng Nam? A. Gốm Thanh Hà. B. Gốm Lái Thiêu. C. Gốm Bát Tràng. D. Gốm Cây mai. Câu 2. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ A. thế hệ này sang thế hệ khác. B. địa phương này sang địa phương khác. C. người vùng này sang người vùng khác. D. Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền. Câu 3. Phương án nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương? A. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường. B. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất. C. Cần cù lao động, ích kỉ. D. Lười biếng, kiên cường, vị tha. Câu 4. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua A. định kiến. B. thời gian. C. quan niệm. D. lối sống. Câu 5. Việc quyên góp quà gửi tặng các bạn học sinh miền núi xuất phát từ truyền` thống nào sau đây? A. Trung thực. B. Dũng cảm. C. Cần cù lao động. D. Tương thân tương ái. Câu 6. Lễ hội Cồng chiêng là truyền thống của vùng/miền nào? A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Nam Bộ. D. Tây Nguyên. Câu 7. Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quan tâm. B. Chia sẻ. C. Đồng cảm. D. Thấu hiểu. Câu 8. Đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Cảm mến. B. Chia sẻ. C. Cảm thông. D. Đồng điệu. Câu 9. Quan tâm là thường xuyên chú ý đến A. mọi người và sự việc xung quanh. B. những vấn đề thời sự của xã hội. C. những người thân trong gia đình. D. một số người thân thiết của bản thân. Câu 10. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa như thế nào? A. Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. B. Nhận được sự yêu quý của mọi người. C. Luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ. D. Có tiến đồ và tương lai sáng lạn hơn. Câu 11. Nội dung nào sau đây là đúng khi bàn về vấn đề quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. B. Chỉ nên quan tâm, cảm thông và chia sẻ khi người khác yêu cầu giúp đỡ.
  2. C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì phải thể hiện bằng cách tặng quà cho nhau. D. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc hơn. Câu 12. Lan là học sinh lớp 7, khi đi xe buýt thấy cụ già không có ghế để ngồi. Lan đã nhường ghế của mình cho cụ ngồi. Việc làm của Lan thể hiện điều gì? A. Biết quan tâm, chia sẻ với người khác. B. Biết quan tâm, thông cảm với người khác. C. Biết đồng cảm, chia sẻ với người khác. D. Biết rủ lòng thương đối với người khác. Câu 13. Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của tính tự giác, tích cực? A. Chủ động nỗ lực học tập mỗi khi đến các kì thi quan trọng. B. Chủ động thực hiện đầy đủ, hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra. C. Chủ động học tập khi có sự nhắc nhở của cha mẹ hoặc thầy cô. D. Chủ động nỗ lực khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao. Câu 14. Biểu hiện nào sau đây đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập? A. Rụt rè, nhút nhát B. Yếu đuối C. Chây lười, ỷ lại. D. Tự ti. Câu 15. Việc học tập tích cực, tự giác đem lại ý nghĩa gì? A. Giúp đạt được thành công trong cuộc sống. B. Có thêm kiến thức, mở rộng hiểu biết. C. Đạt được mọi mục đích đề ra nhanh chóng. D. Nắm giữ những chức vụ cao trong cộng đồng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. (2 điểm). Em có thể làm gì để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người thân trong gia đình và bạn bè trong lớp? Câu 2 (3 điểm). Cuối tuần, H đang ngồi làm bài tập trong sách nâng cao thì A đến rủ đi chơi. H từ chối không đi, A liền nói: “Tớ chỉ làm bài tập dễ thôi, còn bài tập khó, nâng cao cô có yêu cầu làm đâu. Đi chơi điện tử với tớ đi.". a) Em có nhận xét gì về ý thức học tập của H và A? b) Nếu là H, em sẽ góp ý với A như thế nào? -------Hết-------- Họ và tên học sinh:…………………………………., Số Báo danh:……..,Phòng kiểm tra:…….. NGƯỜI DUYỆT ĐỀ NGƯỜI RA ĐỀ Huỳnh Thị Thu Lê Thị Trúc Ly
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2