intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

  1. Trường THCS Lê Cơ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2024 - 2025 Họ và tên: MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN – LỚP 7 …………………… ……... Lớp: 7/... Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái A (hoặc B,C,D) đứng đầu ý trả lời đúng. Câu 1. Hát bài chòi là loại hình diễn xướng dân gian thuộc tỉnh nào? A. Quảng Nam. B. Bắc Ninh. C. Bắc Giang. D. Hà Nội. Câu 2. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được lưu truyền từ đời này qua đời này qua khác được gọi là gì? A. Truyền thống dòng họ B. Truyền thống gia đình. C. Truyền thống quê hương D. Truyền thống dân tộc. Câu 3. Mẹ Việt Nam anh hùng nào sau đây quê ở Quảng Nam? A. Mẹ Suốt. B. Mẹ Út Phước. C. Mẹ Tám Rành. D. Mẹ Thứ Câu 4. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây? A. Tìm hiểu giá trị tốt đẹp của quê hương. B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương. C. Giữ gìn, phát huy các truyển thống quê hương. D. Luôn có trách nhiệm với quê hương. Câu 5. Làng quê của Hùng có nghề làm gốm, theo em Hùng phải làm gì để thể hiện lòng tự hào về nghề truyền thống của quê hương? A. Không dám nói với ai về nghề gốm vì nghĩ đó là nghề bình thường. B. Thường kể cho các bạn nghe về nghề gốm và rủ các bạn tới tìm hiểu. C. Em không thích nghề làm gốm, em muốn theo đuổi ước mơ của mình. D. Thường lãng tránh mỗi khi ai đó hỏi về nghề nghiệp của bố mẹ, gia đình mình. Câu 6. Anh P sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm gốm của quê hương, sau nhiều năm cơ sở sản xuất gốm của anh P đã được mở rộng, sản phẩm gốm của gia đình anh đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân địa phương. Trường hợp này cho thấy anh P là người… A. giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới. D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh. Câu 7. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là thể hiện nội dung khái niệm nào dưới đây?
  2. A. Quan tâm. B. Cảm thông. C. Chia sẻ. D. Yêu thương. Câu 8. Hoạt động/ phong trào nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? A. Nuôi heo đất. B. Rung chuông vàng. C. Văn học-học văn. D. Cắm hoa nghệ thuật Câu 9. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không thể hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Chị ngã em nâng. B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. C. Nhường cơm, sẻ áo. D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau. Câu 10. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Động viên khi bạn gặp chuyện buồn. B. Cho bạn nhìn bài trong giờ kiểm tra. C. Đưa bạn đến bệnh viện khi gặp tai nạn. D. Cõng bạn đến lớp khi chân bạn bị gãy. Câu 11. Hành đông của người nào dưới đây biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác? A. Bạn T luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn. B. Anh H hay chế giễu, trêu chọc người kém may mắn. C. Chị C ghen ghét, đố kị với người khác. D. Chị H thờ ơ, vô cảm trước khó khăn của người khác. Câu 12. Để quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây? A. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người. B. Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. C. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác. D. Quan sát, lắng nghe, đặt mình vào vị trí của người khác, sẵn sàng giúp đỡ họ. Câu 13. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường bị xe hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học. B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình. C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường. D. Không quan tâm vì mình còn phải đi học. Câu 14. Gia đình C có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ C phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của C bị ốm nên C thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của C em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình. B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ C. C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh C. D. Khuyên C nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ. Câu 15. Không tự giác, tích cực trong học tập sẽ: A. đạt kết quả cao. B. rèn tính tự lập tự chủ. C. được mọi người tin yêu. D. sa sút, kết quả học tập thấp. Câu 16. Tự giác học tập là A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
  3. B. học trên lớp, về nhà không cần học. C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp. D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người. Câu 17. Quan điểm nào sau đây là đúng với tinh thần học tập tự giác, tích cực? A. Khi kiểm tra mới cần tích cực tự giác. B. Giáo viên cho điểm cao thì mới xung phong làm bài. C. Học tập tự giác, tích cực giúp rèn luyện tính tự lập, tự chủ. D. Học sinh không cần xây dựng kế hoạch học tập. Câu 18. Biểu hiện nào sau đây là học tập tự giác tích cực? A. Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. C. Học để làm bài kiểm tra đạt điểm cao. B. Khi bố mẹ, thầy cô nhắc nhở mới miễn cưỡng học. D. Đi học nhưng không chịu ghi bài. Câu 19. Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực? A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà. B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn. C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo. D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra Câu 20. Việc làm sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong học tập ? A. Nhờ bạn chép bài hộ. B. Chỉ làm bài tập dễ, không suy nghĩ để làm bài khó. C. Học và làm bài tập đầy đủ. D. Chỉ làm những bài tập cô cho về nhà, không chuẩn bị bài mới. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm). Nêu những việc làm đáng phê phán trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương? Em đã làm gì để phát huy truyền thống quê hương em? Câu 2. (2.0 điểm): A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. a/ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A? b/ Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao? Câu 3. (1.0 điểm) Trong giờ học môn Anh văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn C không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của C, em sẽ xử lí như thế nào? -----------------Hết-------------- BÀI LÀM …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ……………. …………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………
  4. …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2