intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Chu Văn An, Duy Xuyên

  1. MÃ ĐỀ B PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 2022-2023 Môn: Giáo dục công dân – Lớp 8 (Đề gồm có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm: (5 điểm) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau và ghi vào bài làm. Đúng 3 câu được 1 điểm. Câu 1:Phápluật và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào ? A. Pháp luật phải phù hợp với kỉ luật, không được trái với kỉ luật. B. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật. Pháp luật không được trái với kỉ luật. C. Pháp luật phải tuân theo kỉ luật. Kỉ luật không được trái với pháp luật D. Kỉ luật phải phù hợp với pháp luật, không được trái với pháp luật. Câu 2: Tôn trọng lẽ phải là A. công nhận, tuân theo những điều đúng đắn. B. công nhận, ủng hộ những điều được cho là đạo lí. C. công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn. D. công nhận, ủng hộ, tuân theo những điều mà nhiều người công nhận. Câu 3:Trường hợp nào dưới đây trái vớilối sống liêm khiết ? A. Làm giàu bằng bất cứ giá nào. B. Chỉ nhận những gì do công sức của mình làm ra. C. Nhặt được của rơi, tìm cách trả lại cho người đánh mất. D. Tiết kiệm gây quỹ giúp đỡ các bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn. Câu 4:Việc làm nào sau đây thể hiện sự không tôn trọng lẽ phải ? A. Chỉ ra cái sai của bạn và giúp bạn sửa chữa sai lầm. B. Biết bạn sai nhưng vì tôn trọng bạn nên ngại, không góp ý. C. Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện. D. Biết thừa nhận sai lầm của bản thân và công nhận ý kiến đúng đắn của người khác. Câu 5: Những lời nói, hành vi được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội là A. đạo lí. B. lẽ phải. C. chân lí. D. tôn trọng lẽ phải Câu 6: Sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ là lối sống A. liêm khiết. B. giữ chữ tín. C. tôn trọng lẽ phải. D. tôn trọng người khác. Câu 7: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch A. hám danh, hám lợi. B. quan tâm đến người khác. C. không hám danh, hám lợi. D. tôn trọng người khác. Câu 8: Tôn trọng người khác là A. tôn trọng lối sống của họ. B. tôn trọng danh dự của họ. C. tôn trọng tiền bạc của họ. D. tôn trọng chức quyền của họ. Câu 9: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá của người khác là biểu hiện của phẩm chất A. tôn trọng lẽ phải. B. tôn trọng chân lí. C. tôn trọng người khác. D. tin tưởng người khác. Câu 10: Để được mọi người xung quanh tôn trọng, trước hết chúng ta phải: A. học thật giỏi. B. trở nên nổi tiếng. C. thật giàu có. D. tôn trọng người khác. Câu 11: Người giữ chữ tín thường có những thái độ, hành vi nào dưới đây ? A. Luôn sai hẹn. B. Bán hàng giả, hàng nhái. C. Luôn có trách nhiệm trước mỗi lời nói và việc làm của bản thân. Trang 1/2 mã đề B
  2. D. Luôn thực hiện không đúng với những điều đã cam kết trước đó. Câu 12: Người biết giữ chữ tín thường có biểu hiện nào sau đây? A. Luôn chỉ tin ở bản thân mình. B. Luôn nói một đằng làm một nẻo. Trang 1/2 mã đề B
  3. C. Luôn cảnh giác đối với những người xung quanh. D. Có trách nhiệm về lời nói, hành vi của bản thân. Câu 13: Người biết coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau là người có phẩm chất A. trung thực. B. liêm khiết. C. giữ chữ tín. D. tôn trọng lẽ phải. Câu 14: Những quy định, quy ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người trong một cơ quan được gọi là: A. pháp luật. B. nội quy. C. Điều lệ. D. quy chế. Câu 15: Những quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế được gọi là: A. Hiến pháp. B. Kỉ luật. C. Quy chế. D. Pháp luật. Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trong giờ học toán, H phát hiện cô giáo ghi nhầm dấu nên kết quả sai. H quyết định không góp ý với cô vì bạn ấy cho rằng làm như thế là không tôn trọng cô. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn H không ? Nếu là H em sẽ làm gì ? Câu 2 (1,5 điểm): K hứa với L là 7 giờ sáng Chủ nhật đến nhà L cùng học nhóm. Nhưng sắp đến hẹn thì trời mưa giông khá to, ngại ướt nên K không đến. Theo em, K có phải là người giữ chữ tín không ? Tại sao ? Câu 3 (1,5 điểm): Do xích mích với Q trong giờ ra chơi, Đến lúc ra về N rủ thêm M chặn đường và hành hung Q ở khu để xe của trường đến nỗi phải vào viện cấp cứu. Theo em, N và M đã vi phạm pháp luật hay kỷ luật ? N và M sẽ bị xử lý như thế nào ? - Hết- Giám thị không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh........................................................Lớp: 8/........SBD........Phòng: .... Trang 2/2 mã đề B
  4. Trang 2/2 mã đề B
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1