Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành
lượt xem 1
download
Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lý Thường Kiệt, Núi Thành
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 45 Phút Lớp: 8 Mã đề: A (Gồm 02 trang) Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:............ (Học sinh làm bài trên giấy riêng) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng nhất A, B, C hoặc D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ: Câu 1 chọn đáp án A thì ghi Câu 1.A) Câu 1. Khoanh vào chữ cái trước phương án không phải truyền thống văn hóa tốt đẹp. A. Cần cù lao động. B. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc. D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày. Câu 2. Vào ngày 27/7 – Ngày Thương binh – Liệt sỹ các cơ quan chính quyền, tổ chức tình nguyện thường đến thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ, bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc làm đó đã thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta? A. truyền thống nhân ái. B. truyền thống tôn sư trọng đạo. C. truyền thống đoàn kết của dân tộc. D. truyền thống đền ơn đáp nghĩa. Câu 3. Việc làm nào sau đây không phù hợp với giữ gìn truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Sống trong sạch, lương thiện. B. Trân trọng tự hào và tiếp nối truyền thống. C. Xem thường, gây tổn hại đến truyền thống quê hương. D. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống về quê hương mình. Câu 4. Trong các biểu hiện sau đây biểu hiện nào thể hiện không giữ gìn truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Vứt rác bừa bãi tại các khu di tích lịch sử. B. Tuyên truyền mọi người cùng tham gia giữ gìn các làn điệu dân ca địa phương. C. Lập nhóm tìm hiểu về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm ở nơi mình sinh sống. D. Vận động các bạn trong lớp tham gia hội thi “Tự hào truyền thống quê hương” do trường tổ chức. Câu 5. Truyền thống dân tộc là những giá trị A. tinh thần. B. tài sản. C. của cải. D. vật chất. Câu 6. Câu ca dao “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Tôn sư trọng đạo. B. Yêu nước, đoàn kết. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Yêu thương con người. Câu 7. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc? A. Mọi hệ giá trị. B. Hủ tục lạc hậu. C. Giá trị tốt đẹp. D. Phong tục lỗi thời. Câu 8. Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam. B. Bắt chước phong cách ăn mặc của các ngôi sao trên thế giới. C. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật. D. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài. Câu 9. Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chấp nhận sự khác biệt. B. Xa lánh, khinh thường, miệt thị.
- C. Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn. D. Hòa đồng, thân thiện với bạn bè quốc tế. Câu 10. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng: A. Tính cách của các dân tộc. B. Dân số của mỗi dân tộc. C. Tư tưởng bá quyền của dân tộc. D. Giá trị đồng tiền của dân tộc. Câu 11. Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá được thể hiện thông qua việc: Mỗi dân tộc đều A. có những nét văn hoá, truyền thống riêng. B. giống nhau về văn hoá ẩm thực, trang phục. C. giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống. D. có những nghề thủ công truyền thống giống nhau. Câu 12. Ki-mô-nô là trang phục truyền thống của người dân ở đất nước nào? A. Ấn Độ. B. Nhật Bản. C. Trung Quốc. D. Hàn Quốc.. Câu 13. Bạn S mang trong mình dòng máu Việt Nam và Mỹ gốc Phi nên thường xuyên bị bạn K trêu chọc về màu da. Nếu là bạn cùng lớp với S và K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây? A. Cùng với bạn K trêu chọc về màu da của bạn S. B. Không quan tâm vì không liên quan gì đến mình. C. Rủ rê các bạn trong lớp cùng tẩy chay, cô lập bạn S. D. An ủi, động viên S; khuyên K không nên trêu chọc S. Câu 14. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia. B. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc. C. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác. D. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Câu 15. Em nên đồng tình với ý kiến của nhân vật nào dưới đây? A. Bạn T nghĩ “chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có”. B. Chị Q cho rằng: “mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi”. C. Anh K cho rằng: “không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài”. D. Anh P nghĩ: “nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài”. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. b. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam. Câu 2 (3,0 điểm): Trong bài tập về nhà môn Địa lí, thầy giáo yêu cầu các bạn vẽ bản đồ khu dân cư nơi em ở. Bạn N mở máy vi tính, tìm trên mạng rồi in ra nộp. Bạn H cũng tìm bản đồ trên mạng Internet, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ trên máy tính để vẽ lại bản đồ nơi mình ở, bổ sung thêm các kí hiệu, biểu tượng để dễ nhìn, dễ nhớ hơn. a. Em đồng tình với cách làm của bạn nào? Vì sao? b. Nếu là em, em sẽ thực hiện bài tập này như thế nào? -----HẾT-----
- UBND HUYỆN NÚI THÀNH TRƯỜNG THCS LÝ THƯỜNG KIỆT KIỂM TRA GIỮA KỲ 1 – NĂM HỌC: 2024-2025 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 45 Phút Lớp: 8 Mã đề: B (Gồm 02 trang) Họ và tên học sinh:.......................................... Lớp:............ (Học sinh làm bài trên giấy riêng) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng nhất A, B, C hoặc D và ghi vào giấy bài làm. (Ví dụ: Câu 1 chọn đáp án A thì ghi Câu 1.A) Câu 1. Phương án nào không phải truyền thống văn hóa tốt đẹp? A. Cần cù lao động. B. Yêu nước, chống giặc ngoại xâm. C. Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc. D. Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày. Câu 2. Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Tìm hiểu về truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc,… B. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc. C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc. D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc. Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam? A. Là nền tảng để xây dựng đất nước phát triển vững mạnh. B. Góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân. C. Là nền tảng cho lòng tự hào và sự phát triển của mỗi người. D. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Câu 4. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa. B. Giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử. C. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương. D. Sáng tác các tác phẩm thơ ca ca ngợi vẻ đẹp của đất nước. Câu 5. Việc làm nào sau đây không phù hợp với giữ gìn truyền thống dân tộc Việt Nam? A. Sống trong sạch, lương thiện. B. Trân trọng tự hào và tiếp nối truyền thống. C. Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống. D. Xem thường, gây tổn hại đến truyền thống quê hương. Câu 6. Câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam? A. Đoàn kết. B. Tôn sư trọng đạo. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Yêu thương con người. Câu 17. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng: A. Dân số của mỗi dân tộc. B. Giá trị đồng tiền của dân tộc. C. Đặc trưng tính cách của các dân tộc. D. Tư tưởng bá quyền của dân tộc. Câu 8. Việc làm nào dưới đây của công dân thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam. B. Bắt chước phong cách ăn mặc của các ngôi sao trên thế giới. C. Học hỏi giá trị nhân văn của thế giới trong việc đối xử với động vật. D. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
- Câu 9. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới? A. Từ chối tìm hiểu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc. B. Tôn trọng tính cách, truyền thống,… của các dân tộc. C. Kì thị, phân biệt giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. D. Kì thị, phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và da màu. Câu 10. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A. Tăng cường tình hữu nghị, hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia. B. Củng cố thêm niềm tin, sự đồng cảm và hòa hợp giữa các dân tộc. C. Giúp ta thêm tự hào vì dân tộc mình có trình độ cao hơn dân tộc khác. D. Giúp ta thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác. Câu 11. Em nên đồng tình với ý kiến của nhân vật nào dưới đây? A. Bạn T nghĩ “chỉ nên tôn trọng, học hỏi những dân tộc giàu có”. B. Chị Q cho rằng: “mọi dân tộc đều có cái hay, cái đẹp để học hỏi”. C. Anh K cho rằng: “không nên tiếp thu, học hỏi văn hóa bên ngoài”. D. Anh P nghĩ: “nên tiếp thu tất cả các thành tựu văn hóa nước ngoài”. Câu 12. Kim chi là món ăn truyền thống của người dân ở đất nước nào? A. Hàn quốc. B. Nam Phi. C. Tây Ban Nha. D. Bồ Đào Nha. Câu 13. Trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh cũng như phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc có vai trò như thế nào đối với nước ta hiện nay? A. Nhân tố quyết định nhất. B. Động lực thúc đẩy phát triển. C. Có thể cần hoặc không cần. D. Đây là yếu tố không cần thiết. Câu 14. Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc trong lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế - Xã hội. B. Khoa học – Kĩ thuật. C. Giáo dục và đào tạo. D. Quốc phòng – An ninh. Câu 15. Giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc chúng ta cần đấu tranh xoá bỏ tư tưởng nào dưới đây? A. Kính già, yêu trẻ. B. Lá lành đùm lá rách. C. Uống nước nhớ nguồn. D. Trọng nam khinh nữ. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao? a. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam. b. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá. Câu 2 (3,0 điểm): Trong bài tập về nhà môn Địa lí, thầy giáo yêu cầu các bạn vẽ bản đồ khu dân cư nơi em ở. Bạn N mở máy vi tính, tìm trên mạng rồi in ra nộp. Bạn H cũng tìm bản đồ trên mạng Internet, sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ trên máy tính để vẽ lại bản đồ nơi mình ở, bổ sung thêm các kí hiệu, biểu tượng để dễ nhìn, dễ nhớ hơn. a. Em đồng tình với cách làm của bạn nào? Vì sao? b. Nếu là em, em sẽ thực hiện bài tập này như thế nào? -----HẾT-----
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 207 | 13
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh
7 p | 275 | 9
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 189 | 8
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 207 | 7
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 234 | 6
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường TH&THCS Xã Tòng Đậu
11 p | 179 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 1 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Kim Đồng
4 p | 181 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường TH&THCS Chiềng Kheo
5 p | 185 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT thị xã Quảng Trị
4 p | 37 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Hà Nội
8 p | 24 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
8 p | 20 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Lai Thành
7 p | 19 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 6 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Trãi
4 p | 30 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Hà Long
5 p | 179 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Võ Thành Trang
1 p | 169 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Huỳnh Văn Nghệ
2 p | 181 | 3
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3
3 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn