intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục KT và PL lớp 10 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phong Phú, HCM

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I - KHỐI 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC Họ và tên học sinh: ..................................................................... Lớp: ............................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 2: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Nhạc sỹ. B. Người mua. C. Tiền tệ. D. Hàng hóa. Câu 3: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây? A. Điều tiết sản xuất. B. Cung cấp thông tin. C. Kích thích tiêu dùng. D. Phương tiện cất trữ. Câu 4: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 5: Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua, sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng nào sau đây? A. Cung cấp thông tin. B. Tiền tệ thế giới. C. Thúc đẩy độc quyền. D. Phương tiện cất trữ. Câu 6: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 7: Nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường “khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh” đòi hỏi chủ thể sản xuất phải chú ý tạo ra các sản phẩm A. thân thiện với môi trường. B. sử dụng nhiều tài nguyên. C. tạo ra nhiều khí thải. D. tạo ra hiệu ứng nhà kính Câu 8: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là A. thị trường. B. cơ chế thị trường. C. giá cả thị trường. D. kinh tế thị trường. Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cơ chế thị trường? A. Hạ giá thành sản phẩm. B. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. C. Đổi mới công nghệ sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 10: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường. C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. D. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. Câu 11: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi các quan hệ kinh tế tự điều chỉnh theo yêu của các quy luật kinh tế cơ bản được gọi là A. cơ chế quan liêu. B. cơ chế phân phối C. cơ chế thị trường D. cơ chế bao cấp. Câu 12: Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc điều tiết của cơ chế thị trường được ví như A. thượng đế B. mệnh lệnh. C. ý niệm tuyệt đối. D. bàn tay vô hình.
  2. Câu 13: Một trong những cơ chế kinh tế được các quốc gia vận dụng để điều hành nền kinh tế đó là A. cơ chế tự cung tự cấp. B. cơ chế kế hoạch hoá tập trung. C. Cơ chế chỉ huy của Chính phủ. D. Cơ chế thị trường. Câu 14: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán,... Câu 15. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất? A. Là cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng. B. Là cầu nối giữa người tiêu dùng và hoạt động phân phối. C. Tạo môi trường cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế. D. Góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Câu 16. Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước? A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường. B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. C. Thoả mãn nhu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng. D. Tạo thuận lợi cho các ngành kinh tế sản xuất kinh doanh hiệu quả. Câu 17: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì? A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển B. Kết nối quan hệ mua - bán trong nền kinh tế C. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm Câu 18: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua - bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào? A. Chủ thể nhà nước B. Chủ thể trung gian C. Người sản xuất kinh doanh D. Người tiêu dùng Câu 19: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào? A. Chủ thể sản xuất B. Chủ thể tiêu dùng C. Chủ thể nhà nước D. Chủ thể trung gian Câu 20. Hành vi nào là của chủ thể tiêu dùng trong các trường hợp dưới đây? A. Anh X làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình vì tin rằng khách hàng cũng sẽ ưa chuộng. B. Bà V đưa ra nhận xét, góp ý về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ với nhân viên siêu thị. C. Là nhân viên bán hàng, anh N luôn cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin sản phẩm cho khách hàng. D. Nhận thấy nhà máy A có nhu cầu thu gom khối lượng lớn nông sản đảm bảo chất lượng, anh K đã mở đại lí thu mua nông sản. Câu 21. Chủ thể nào có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển? A. Chủ thể sản xuất. B. Chủ thể người mua. C. Chủ thể tiêu dùng. D. Chủ thể phân phối.
  3. Câu 22. Hoạt động giúp người sản xuất bán được sản phẩm được gọi là gì? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Buôn bán. Câu 23: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi C. Sản xuất, phân phối – Trao đổi, tiêu dùng D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi Câu 24: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 25: Chủ thể sản xuất là những người A. phân phối hàng hóa, dịch vụ. B. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ. C. trao đổi hàng hóa, dịch vụ. D. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ Câu 26. Công ty A sản xuất một số lượng lớn tập, bút chì đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhiều phụ huynh và học sinh vào đầu năm học. Việc mua sắm của phụ huynh và học sinh thể hiện cho hoạt động nào của nền kinh tế? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Phân phối. Câu 27: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 28: Nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường “khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh” đòi hỏi chủ thể sản xuất phải chú ý tạo ra các sản phẩm. Việc chú ý tạo ra sản phẩm mới của các chủ thể sản xuất là thể hiện cho hoạt động nào của nền kinh tế? A. Sản xuất. B. Tiêu dùng. C. Trao đổi. D. Phân phối. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? (2 điểm) a. Chủ thể trung gian tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng. b. Chủ thể sản xuất có vai trò kết nối các chủ thể kinh tế và giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn. Câu 2: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi (1 điểm) Gạo thơm LÝ LÝ là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh Lý đã trộn vào một số loại gạo khác, rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng thương hiệu Gạo thơm LÝ LÝ để quảng bá sản phẩm. a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh Lý? b. Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm LÝ LÝ trên thị trường? ----------- HẾT ----------
  4. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN GIỮA KỲ I - KHỐI 10 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHONG PHÚ MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án C A D D A C A B B A C D D A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án D D A B C B C C C B D B A A II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Nội dung Điểm Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? a. Chủ thể trung gian tồn tại độc lập với người sản xuất và người Câu 1 tiêu dùng. 2.0 điểm b. Chủ thể sản xuất có vai trò kết nối các chủ thể kinh tế và giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn. a. Em không đồng tình. 0.5 điểm Vì chủ thể trung gian là người thực hiện việc kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, nên không thể đứng độc lập riêng lẻ với chủ thể sản 0.5 điểm xuất và chủ thể tiêu dùng. Đáp án b. Em không đồng tình. 0.5 điểm Vì chủ thể kinh tế có vai trò kết nối và giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là chủ thể trung gian. Còn chủ thể sản xuất có vai trò cung cấp và tạo 0.5 điểm ra hàng hoá và dịch vụ. Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi: Gạo thơm LÝ LÝ là mặt hàng đã thành thương hiệu nổi tiếng của địa phương. Vừa rồi, do ảnh hưởng bởi thời tiết nên sản lượng giảm mạnh dẫn đến giá bán tăng cao. Anh Lý đã trộn vào một số loại gạo khác, Câu 2 rồi đưa về các thành phố lớn tiêu thụ kiếm lời trong khi vẫn sử dụng 1.0 điểm thương hiệu Gạo thơm LÝ LÝ để quảng bá sản phẩm. a. Em có nhận xét gì về việc làm của anh Lý? b. Theo em, việc làm ấy ảnh hưởng thế nào đến thương hiệu Gạo thơm LÝ LÝ trên thị trường? a. Việc làm của anh Lý là sai và trái với quy luật của thị trường. 0.5 điểm Đáp án b. Việc này làm thương hiệu Gạo thơm LÝ LÝ bị giảm sút. 0.5 điểm HẾT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2