intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn thi: Hóa học Lớp 11 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh :………………Lớp …………. Mã đề: 001 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ⇌ 2SO3. o o t t C. C2H5OH + 3O2   2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3   2KCl + 3O2 Câu 2: Một cân bằng hóa học đạt được khi A. Nhiệt độ phản ứng không đổi. B. Tốc độ phản ứng thuận = tốc độ phản ứng nghịch. C. Nồng độ chất phản ứng = nồng độ sản phẩm. D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như : nhiệt độ, nồng độ, áp suất. Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. NaOH. B. HF. C. C2H5OH. D. CH3COOH. Câu 4 : Vì sao dung dịch của các muối, acid, base dẫn điện? A. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron. B. Do phân tử của chúng dẫn được điện. C. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện. D. Do muối, acid, base có khả năng phân li ra ion trong dung dịch. Câu 5 : Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác giữ không đổi)? CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)  r H o298 = - 42 kJ (2) A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch C. Không thay đổi. D. Không dự đoán được sự chuyển dịch cân bằng. Câu 6: Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng : H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là : 2  2HI .  H 2 .  I 2  .  HI  H 2 .  I 2  . A. KC = B. KC = C. KC = . D. KC =  H 2 .  I 2  2  HI  H2 . I2   HI  2 Câu 7: Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 .  r H o298 = - 198,2 kJ (1) Tăng nồng độ N2 (2) Tăng nhiệt độ (3) Giảm nhiệt độ (4) Giảm áp suất (5) Giảm nồng độ NH3 (6) Thêm Khí Ar vào bình Những yếu tố làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. (1), (2), (4). B.1, (3), (4). C. 1, (3), (5), 6. D. (1), (3), (5).
  2. Câu 8 : Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là ? A. một chất cho cặp electron. B. một chất nhận cặp electron. C. một chất cho proton (H+). D. một chất nhận proton (H+). - - Câu 9 : Cho các chất và ion sau H2O, HSO4 , HCO3 , Al(OH)3, (NH4)2CO3. Có bao nhiêu chất và ion là chất lưỡng tính? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 10 : Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ? A. CuSO4 ⇌ Cu+ + SO42-. B. H2CO3 ⇌ 2H+ + CO32-. C. H2S  2H+ + S2-. D. NaOH ⇌ Na+ + OH-. Câu 11 : Chất nào sau đây là acid? A. HCl B. NaCl C. LiOH D. KOH Câu 12: Chọn biểu thức đúng A. [H+]. [OH-]=1 B. [H+]+ [OH-]= 0 C. [H+].[OH-]= 10-14 D. [H+].[OH-]= 10-7 Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaCl D. NaOH. . Câu 14: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M) bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein. Tên của các dụng cụ thí nghiệm trong phương pháp chuẩn độ acid – base ở các vị trí (1), (2), (3) và (4) tương ứng trong hình sau đây lần lượt là A. Bộ giá đỡ burette, pipette, khóa burette và bình tam giác. B. Bộ giá đỡ burette, burette , khóa burette và bình tam giác. C. Bộ giá đỡ burette, ống hút nhỏ giọt, khóa burette và bình tam giác. D. Khóa burette, burette, bộ giá đỡ burette và bình tam giác. Câu 15 : Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là? A. HCl. B. Phenolphthalein. C. NaOH. D. Nước cất. Câu 16: Phân tử nitrogen có cấu tạo là A. N = N. B. N ≡ N. C. N – N. D. N → N. Câu 17: Trong phản ứng hóa hợp với oxygen, nitrogen đóng vai trò là A. chất oxi hóa. B. base. C. chất khử. D. acid. Câu 18 : Trong y học, vì sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật ? A. Do nitrogen không duy trì sự hô hấp và tạo môi trường trơ. B. Do nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị. C. Do nitrogen tan ít rất trong nước.
  3. D. Do nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ thấp. Câu 19 : Phản ứng nào xảy ra khi trên bầu trời có chớp sét A. N2 + O2 ⇌ 2NO B. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3 C. 2NO + O2 ⇌ 2NO2 D. 4NO2 + 2H2O  4HNO3 + O2 Câu 20 : Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng: A. Nitrogen. B. Ammonia. C. Sulfur dioxide. D. Hydrogen chloride. Câu 21: Mưa acid là một thảm họa thiên nhiên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật. Mưa acid là hiện tượng mưa có pH A. < 5,6. B. =7 C. 6 – 7. D. > 8. Câu 22: Để xử lí NH3 lẫn trong khí thải, người ta có thể dẫn khí thải qua một bể lọc chứa hoá chất nào sau đây? A. Dung dịch Ca(OH)2. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch NaOH. D. Nước. o Câu 23 : Cho phản ứng sau 430 C : H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) . Nồng độ các chất lúc cân bằng là : [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC là : A. 0,32. B. 68,65. C. 53,96. D. 5,42 Câu 24 : Dung dịch HCl 0,001M có giá trị? A. pH = 7 B. pH > 7. C. pH = 11 D. pH = 3 Câu 25 : Có 4 dung dịch có cùng nồng độ mol: KCl (1), C2H5OH (2), CH3COOH (3), Na2SO4 (4). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về độ dẫn điện của dung dịch ? A. (1), (2), (3), (4). B. (3), (2), (1), (4). C. (2), (3), (1), (4). D. (2), (1), (3), (4). Câu 26 : Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ca(NO3)2 0,10M là A. 0,10M. B. 0,40M. C. 0,30M. D. 0,20M. Câu 27 : Trộn V1 lit dung dịch acid mạnh (pH = 5) với V2 lit kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6 V1 1 V1 9 V1 8 V1 11 A.  B.  C.  D.  V2 1 V2 10 V2 11 V2 9 Câu 28 : Cho các phát biểu sau: (1) Dung dịch NH4Cl có giá trị pH > 7. (2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, có thể dẫn khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc. (3) Dung dịch sodium chloride (NaCl) dẫn được điện là do tan NaCl(s) được trong nước. (4) Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (5) Khí nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí do nitrogen kém hoạt động hóa học (tính trơ). Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
  4. II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1: ( 1 đ) Cho 400 ml dung dịch HCl 0,1M vào 100 ml dung dịch NaOH 0,35M. sau phản ứng thu được 500ml dung dịch A. Tính PH của dung dịch A Câu 2: ( 1 đ) Cho phản ứng sau: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) r H298 o   198,4kJ Cho 4 mol khi sulfur đi oxide và 2 mol khi oxygen vào một bình kín dung tích 10 lít có chất xúc tác và nhiệt độ thích hợp . Tính hằng số cân bằng của phản ứng, biết rằng khi đạt trạng thái cân bằng đã có 80% SO2 đã phản ứng. Câu 3: ( 0,5 đ) Trong môi trường acid, diệp lục có màu vàng đến đỏ còn trong môi trường kiềm, diệp lục có màu xanh. a) Giải thích vì sao khi vắt chanh vào nước luộc rau muống thì màu xanh của nước lại bị nhạt đi và chuyển dần sang màu vàng. b) Vì sao khi luộc bánh chưng, cho thêm một chút thuốc muối (NaHCO3) sẽ làm lá dong gói bánh có màu xanh đẹp hơn? Câu 4: (0,5 đ) Hòa tan 0,01 mol PCl3 vào nước thu được 1 lít dung dịch X. Tính PH của dung dịch X Cho hằng số K của H3PO4 = 1,6.10-2, hằng số K của H2PO4- = 7.10-7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1