intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:34

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -------------------- MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Thời gian làm bài: 90 phút I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nêu được khái niệm Khoa học tự nhiên. - Trình bày được vai trò của Khoa học tự nhiên trong cuộc sống. - Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi học tập môn Khoa học tự nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích, thời gian ...) - Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. - Nêu được một số loại kính lúp, kính hiển vi;cấu tạo và ứng dụng của kính lúp, kính hiển vi - Nêu được cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi - Tìm hiểu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài, đo khối lượng, đo thời gian, nhiệt độ. - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh…). - Nêu được một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát. - Nêu được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc, sự ngưng tụ, sự hóa hơi (sự bay hơi và sự sôi). - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. - Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan…). - Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. - Nêu được thành phần, vai trò của không khí. - Trình bày được nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí và nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. - Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu thông dụng (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thủy tinh…). - Nêu được cách sử dụng một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững (chu trình 3R). 2. Định hướng phát triển năng lực - Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. - Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. - Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. - Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành. - Nêu được một số loại kính lúp, cấu tạo và ứng dụng của kính lúp, kính hiển vi - Nêu được cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi
  2. - Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ (thực hiện đúng thao tác, không yêu cầu tìm sai số). - Giải thích được ứng dụng của một số chất ở ba thể trong thực tiễn dựa trên cơ sở một số tính chất của chúng. - Vận dụng kiến thức về tính chất vật lí của oxygen để giải thích một số hiện tượng trong thực tế (cá và nhiều sinh vật sống được trong nước, phải bơm sục không khí trong các bể nuôi cá cảnh…). - Thu thập được dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra kết luận về tính chất của một số vật liệu. - Lựa chọn vật liệu để làm những vật dụng mong muốn dựa vào tính chất của chúng. - Đề xuất cách sử dụng nguyên liệu hiệu quả, đảm bảo phát triển bền vững. - Sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại nhiên liệu trong đời sống hàng ngày. 3. Phẩm chất - Góp phần hình thành và phát triển cho học sinh thế giới quan khoa học; sự tự tin, khách quan và trách nhiệm khi tiến hành và quan sát các thí nghiệm. - Hình thành cho học sinh sự tự tin, tính trung thực và tinh thần trách nhiệm khi thực hiện các phép đo. - Nâng cao nhận thức cho học sinh về việc sử dụng vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu tiết kiệm và không sử dụng các vật liệu gây hại cho môi trường. - Nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường II. Ma trận đề kiểm tra và bản đặc tả 1. Khung ma trận: - Thời điểm kiểm tra: Tuần 10 từ 31/10/2022 – 11/11/2022 - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm (gồm 28 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 12 câu, Vận dụng: 4 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 3,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Vận dụng: 1,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
  3. MỨC Điểm số ĐỘ Chủ Vận dụng đề Nhận biết Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Giới thiệu về KHTN, dụng cụ đo và an toàn thực hành Số câu 4 4 8TN Số 1 1 2 điểm 10% 10% 20% Tỉ lệ % Chủ đề 2: Các phép đo Số câu 6TN, 4 2 1 1 Số 2TL 1 0,5 0,5 0,5 điểm 2,5 10% 5% 5% 5% Tỉ lệ % 25% Chủ đề 3: Các chất của chất Số câu 7TN, 4 2 1 1 1 Số 2TL 1 0,5 0,5 1 0,25 điểm 3,25 10% 5% 5% 10% 2,5% Tỉ lệ % 32,5% Chủ đề 4: Oxyge n và không khí
  4. MỨC Điểm số ĐỘ Chủ Vận dụng đề Nhận biết Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Số câu 7TN, 4 2 1 1 Số 1TL 1 0,5 0,5 0,25 điểm 2,25 10% 5% 5% 2,5% Tỉ lệ % 22,5% Tổng số câu 16 3TL 2TN, 1TL 28TN, 5TL Tổng số điểm 4 2 1 10 Tỉ lệ % 40% 20% 10% 100% 2. Bản đặc tả Mức độ TN TL Yêu cầu Nội dung Số STT Số STT cần đạt câu câu ý câu Chủ đề 1: : Giới thiệu về KHTN, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Giới thiệu về Nhận – Nêu được khái niệm Khoa học 2 C1 KHTN biết tự nhiên. C6 - Một số dụng – Trình bày được lĩnh vực, vai trò cụ đo và quy của Khoa học tự nhiên trong cuộc định an toàn sống. trong phòng – Trình bày được cách sử dụng 2 C3 thực hành một số dụng cụ đo thông thường C9 - Đô chiều dài, khi học tập môn Khoa học tự khối lượng và nhiên (các dụng cụ đo chiều dài, thời gian thể tích, ...). - Đo nhiệt độ – Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. – Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành. Thông – Phân biệt được các lĩnh vực, vai 2 C2 hiểu trò Khoa học tự nhiên dựa vào đối C7 tượng nghiên cứu. – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. – Phân biệt được các kí hiệu cảnh 2 C4 báo trong phòng thực hành. C8 – Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn phòng thực hành.
  5. TN TL Mức độ Yêu cầu Nội dung Số STT Số STT cần đạt câu câu ý câu Vận – Dựa vào các đặc điểm đặc C20 dụng trưng, phân biệt được vật sống và vật không sống. Chủ đề 2: Các phép đo - Đo chiều dài, Nhận – Nêu được cách đo, đơn vị đo và 3 C5 khối lượng và biết dụng cụ thường dùng để đo khối C21 thời gian lượng, chiều dài, thời gian. C24 - Đo nhiệt độ – Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục. -Phát biểu được nhiệt độ là số đo 1 C27 độ ‘nóng’, ‘ lạnh’ của vật - Nêu được cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Ceslius - Nêu được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được làm cơ sở để đo nhiệt độ Thông – Hiểu được tầm quan trọng của 2 C25 hiểu việc ước lượng trước khi đo; uớc C26 lượng được khối lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản. - Đọc được kết quả đo thể tích, khối lượng, chiều dài, thời gian. - Phân biệt được các dụng cụ đo Vận – Đo được chiều dài, khối lượng, 1 C32 dụng thời gian, bằng thước, cân, đồng hồ thực hiện đúng các thao tác, không yêu cầu sai số. Chủ đề 3: Các thể của chất - Sự đa dạng Nhận Nêu được sự đa dạng của chất 4 C11 của chất biết (chất có ở xung quanh chúng ta, C12 - Tính chất và trong các vật thể tự nhiên, vật thể C14 sự chuyển thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu C22 của chất sinh...). Thông - Tiến hành thí nghiệm về sự 1 C13 hiểu chuyển thể chất. C23 Vận - Vận dụng xác định tính chất vật 1 C10 1 29a, dụng lí, hóa học. b – Vận dụng giải thích một số hiện 30 tượng thực tế về các thể của chất Chủ đề 4: Oxygen và không khí
  6. Mức độ TN TL Yêu cầu Nội dung Số STT Số STT cần đạt câu câu ý câu - Oxygen và Nhận – Trình bày được quá trình diễn ra 3 C15 không khí biết sự chuyển thể (trạng thái): nóng C16 chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; C17 sôi. – Nêu được một số tính chất của oxygen (trạng thái, màu sắc, tính tan, ...). – Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. – Nêu được thành phần của không khí (oxygen, nitơ, carbon dioxide (cacbon đioxit), khí hiếm, hơi nước). -Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. – Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm. Thông – Tiến hành được thí nghiệm đơn 2 C18 hiểu giản để xác định thành phần phần C19 trăm thể tích của oxygen trong không khí Vận – Nêu được một số biện pháp 1 C28 1 29c dụng bảo vệ môi trường không khí – Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế
  7. III. Đề kiểm tra TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -------------------- MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Mã đề: 001 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm) Tô vào phiếu trả lời phương án mà em chọn: Câu 1: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 2: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người. B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế D. Bảo vệ môi trường. Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là: A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 4: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất em phải làm là gì? A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức. Câu 5: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào? A. Thước đo. B. Kính hiển vi. C. Cân. D. Kính lúp. Câu 6: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa B. Lịch sử C. Thiên văn D. Địa chất Câu 7: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi?
  8. A. Tế bào biểu bì vảy hành B. Con ong C. Con kiến D. Tép bưởi Câu 8: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. C Khối lượng của xe trên 10 tấn thì được đi qua cầu. D. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. Câu 9: Việc em không được làm trong phòng thực hành là gì? A. Làm theo hưỡng dẫn của thầy cô B. Chạy nhảy làm mất trật tự C. Thận trọng khi Sử dụng lửa bằng đèn cồn để phòng chống cháy nổ D. Đeo gang tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa Câu 10: Hiện tượng nào dưới đây cho biết tính chất vật lí của chất? A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 11: Thế nào là sự ngưng tụ? A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi). D. Sự chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. Câu 12: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ ………………. A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn. C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể khí (hơi) sang thể lỏng. Câu 13: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện:
  9. A. Chất dễ nén được B. Chất dễ hóa hơi C. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 14: Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào của nước đã diễn ra? A. Đông đặc. B. Bay hơi C. Ngưng tụ. D. Nóng chảy Câu 15: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen? A. Hô hấp B. Hòa tan C. Quang hợp D. Nóng chảy Câu 16: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Oxygen không tan trong nước B. Oxygen không mùi và không vị C. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Câu 17: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự quang hợp của cây xanh. C. Sự cháy của than, củi, bếp ga. D. Sự hô hấp của động vật Câu 18: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành, ta cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm B. Không xả rác bừa bãi C. Bảo vệ và trồng cây xanh D. Cả A, B, C Câu 19: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì sẽ xảy ra? A. Không có hiện tượng B. Tàn đỏ từ từ tắt C. Tàn đỏ tắt ngay D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa Câu 20: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Vi khuẩn. B. Cành gỗ mục. C. Hòn đá. D. Cái bàn. Câu 21: Để đo nhiệt độ phòng, người ta dùng nhiệt kế nào?
  10. A. Nhiệt y tế B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế kim loại Câu 22: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Câu 23: Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể tiêu thụ 1/3 lượng oxygen trong đó. Như vậy mỗi ngày một người lớn tiêu thụ trung bình thể tích oxygen là : A. 0,840 m3. B. 8,400 m3. C. 0,084 m3. D. 0,480 m3. Câu 24: Khi đo thể tích chất lỏng cần: A. Đặt bình chia độ nằm ngang. B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình. D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình. Câu 25: Thể tích mực chất lỏng trong bình là: A. 38 cm3 B. 39 cm3 3 C. 36 cm D. 35 cm3 Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. Câu 27: Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt độ của nước đá đang tan là: A. 32oC B. 100oC C. 212oC D. 0oC Câu 28: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? 1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 3. Các chất phóng xạ 4. Các chất thải rắn 5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…) 6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1, 3, 4, 6, 7 II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích một số hiện tượng sau:
  11. a. Tại sao: Trong quá trình chữa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy. b. Tại sao những đồ vật làm bằng sắt (khóa cửa, dây xích,…) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ? Câu 2: (0,5 điểm) Những phát biểu dưới đây mô tả tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất? a. Nước sôi ở 1000C b. Con dao săt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxyen và hơi nước trong không khí. Câu 3: (1 điểm) Hiện tượng nào sau đây là sự chuyển thể của chất, hiện tượng nào không phải là sự chuyển thể của chất? Giải thích vì sao? a. Bơm bóng bay bằng khí hydroden, ta thấy bóng bay lên. b. Để chậu nước ở nơi thoáng sẽ cạn dần. c. Khi mở nắp lọ giấm ăn, ta thấy mùi chua. d. Thổi thủy tinh (nấu chảy thủy tinh, thổi theo khuôn rồi để nguội) Câu 4: (0,5 điểm) Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0 và 22cm ở 100. a. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 20 cm? b. Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50? -------------------Hết-------------------
  12. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -------------------- MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Mã đề: 002 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGIỆM: (7,0 điểm) Tô vào phiếu trả lời phương án mà em chọn: Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. Câu 2: Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt độ của nước đá đang tan là: A. 32oC B. 100oC C. 212oC D. 0oC Câu 3: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Vi khuẩn. B. Cành gỗ mục. C. Hòn đá. D. Cái bàn. Câu 4: Đo nhiệt độ phòng người ta dùng nhiệt kế nào? A. Nhiệt y tế B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế kim loại Câu 5: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? 1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 3. Các chất phóng xạ 4. Các chất thải rắn 5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…) 6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1, 3, 4, 6, 7 Câu 6: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây? A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 7: Theo em, việc ngiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người. B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người. C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế D. Bảo vệ môi trường. Câu 8: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào? A. Thước đo. B. Kính hiển vi. C. Cân. D. Kính lúp. Câu 9: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên?
  13. A. Sinh Hóa B. Lịch sử C. Thiên văn D. Địa chất Câu 10: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi: A. Tế bào biểu bì vảy hành B. Con ong C. Con kiến D. Tép bưởi Câu 11: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là: A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 12: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó. D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức. Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây cho biết tính chất vật lí của chất?
  14. A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 14: Thế nào là sự ngưng tụ? A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. D. Sự chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng Câu 15: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. C Khối lượng của xe trên 10 tấn thì được đi qua cầu. D. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. Câu 16: Việc em không được làm trong phòng thực hành A. Làm theo hưỡng dẫn của thầy cô B. Chạy nhảy làm mất trật tự C. Thận trọng khi Sử dụng lửa bằng đèn cồn để phòng chống cháy nổ D. Đeo gang tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa Câu 17: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ ………………. A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể khí (hơi) sang thể lỏng Câu 18: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được B. Chất dễ hóa hơi
  15. C. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 19: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng ? A. Oxygen không tan trong nước B.Oxygen không mùi và không vị C. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Câu 20: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự quang hợp của cây xanh. C. Sự cháy của than, củi, bếp ga. D. Sự hô hấp của động vật Câu 21: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm C. Không xả rác bừa bãi B. Bảo vệ và trồng cây xanh D. Cả A, B, C Câu 22: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng B. Tàn đỏ từ từ tắt C. Tàn đỏ tắt ngay D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa Câu 23: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Câu 24: Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể tiêu thụ 1/3 lượng oxygen trong đó. Như vậy mỗi ngày một người lớn tiêu thụ trung bình thể tích oxygen là : A. 0,840 m3. B. 8,400 m3. C. 0,084 m3. D. 0,480 m3. Câu 25: Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào của nước đã diễn ra: A. Đông đặc. B. Bay hơi C. Ngưng tụ. D. Nóng chảy Câu 26: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp B. Hòa tan C. Quang hợp D. Nóng chảy Câu 27: Khi đo thể tích chất lỏng cần: A. Đặt bình chia độ nằm ngang. B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình. D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình.
  16. Câu 28: Thể tích mực chất lỏng trong bình là: A. 38 cm3 B. 39 cm3 3 C. 36 cm D. 35 cm3 II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích một số hiện tượng sau: a. Tại sao: Trong quá trình chữa cháy, nếu đám cháy xăng dầu nhỏ, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy. b. Tại sao những đồ vật làm bằng sắt (khóa cửa, dây xích,…) khi được bôi dầu mỡ sẽ không bị gỉ? Câu 2: (0,5 điểm) Những phát biểu dưới đây mô tả tính chất vật lí hay tính chất hóa học của chất? a. Nước sôi ở 1000C b. Con dao săt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxyen và hơi nước trong không khí. Câu 3: (1 điểm) Hiện tượng nào sau đây là sự chuyển thể của chất, hiện tượng nào không phải là sự chuyển thể của chất? Giải thích vì sao? a. Bơm bóng bay bằng khí hydroden, ta thấy bóng bay lên. b. Để chậu nước ở nơi thoáng sẽ cạn dần. c. Khi mở nắp lọ giấm ăn, ta thấy mùi chua. d. Thổi thủy tinh (nấu chảy thủy tinh, thổi theo khuôn rồi để nguội) Câu 4: (0,5 điểm) Chiều dài của phần thủy ngân trong nhiệt kế là 2 cm ở 0 và 22cm ở 100. a. Nhiệt độ là bao nhiêu nếu chiều dài của thủy ngân là 20 cm? b. Chiều dài của phần thủy ngân sẽ là bao nhiêu nếu nhiệt độ là 50? -------------------Hết-------------------
  17. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -------------------- MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM HỌC 2023 - 2024 Mã đề: 003 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGIỆM: (7,0 điểm) Tô vào phiếu trả lời phương án mà em chọn: Câu 1: Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng B. Tàn đỏ từ từ tắt C. Tàn đỏ tắt ngay D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa Câu 2: Vật nào dưới đây là vật sống? A. Vi khuẩn. B. Cành gỗ mục. C. Hòn đá. D. Cái bàn. Câu 3: Khoa học tự nhiên không bao gồm lĩnh vực nào sau đây: A. Vật lý học. B. Hóa học và sinh học C. Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. D. Lịch sử loài người. Câu 4: Trong thang nhiệt độ Xen - xi - út, nhiệt độ của nước đá đang tan là: A. 32oC B. 100oC C. 212oC D. 0oC Câu 5: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là gì? 1. Các khí thải từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt 2. Hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học 3. Các chất phóng xạ 4. Các chất thải rắn 5. Các chất thải do hoạt động xây dựng (vôi, cát, đất, đá…) 6. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh 7. Các chất độc hại sinh ra trong chiến tranh Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 6 B. 1, 2, 3, 5, 6 C. 2, 3, 4, 5, 7 D. 1, 3, 4, 6, 7 Câu 6: Theo em, việc nghiên cứu sản xuất vacxin phòng Covid 19 thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của con người. B. Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người.
  18. C. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế D. Bảo vệ môi trường. Câu 7: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là: A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 8: Lọ nước hoa để trong phòng có mùi thơm. Điều này thể hiện: A. Chất dễ nén được B. Chất dễ hóa hơi C. Chất dễ nóng chảy D. Chất không chảy được Câu 9: Trong sản xuất muối từ nước biển, quá trình chuyển thể nào của nước đã diễn ra: A. Đông đặc. B. Bay hơi C. Ngưng tụ. D. Nóng chảy Câu 10: Nếu không may bị hoá chất rơi vào cơ thể hoặc quần áo thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ngay ra trung tâm y tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép ngay vào vị trí đó D. Rửa sạch bằng nước ngay lập tức. Câu 11: Để đo khối lượng của một vật ta dùng dụng cụ nào? A. Thước đo. B. Kính hiển vi. C. Cân. D. Kính lúp. Câu 12: Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi: A. Tế bào biểu bì vảy hành B. Con ong
  19. C. Con kiến D. Tép bưởi Câu 13: Hiện tượng nào dưới đây cho biết tính chất vật lí của chất? A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 14: Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa B. Lịch sử C. Thiên văn D. Địa chất Câu 15: Thế nào là sự ngưng tụ: A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể khí (hơi) sang thể lỏng Câu 16: Sự nóng chảy là sự chuyển thể từ ………………. A. thể rắn sang thể lỏng. B. thể lỏng sang thể rắn C. thể lỏng sang thể khí (hơi). D. thể khí (hơi) sang thể lỏng Câu 17: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen? A. Hô hấp B. Hòa tan C. Quang hợp D. Nóng chảy
  20. Câu 18: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu. C Khối lượng của xe trên 10 tấn thì được đi qua cầu. D. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu. Câu 19: Việc em không được làm trong phòng thực hành A. Làm theo hưỡng dẫn của thầy cô B. Chạy nhảy làm mất trật tự C. Thận trọng khi Sử dụng lửa bằng đèn cồn để phòng chống cháy nổ D. Đeo gang tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa Câu 20: Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Oxygen không tan trong nước B. Oxygen không mùi và không vị C. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Câu 21: Đo nhiệt độ phòng người ta dùng nhiệt kế nào? A. Nhiệt y tế B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế rượu D. Nhiệt kế kim loại Câu 22: Khi đo thể tích chất lỏng cần: A. Đặt bình chia độ nằm ngang. B. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình. C. Đặt mắt nhìn xiên với độ cao mực chất lỏng trong bình. D. Đặt mắt nhìn vuông góc với độ cao mực chất lỏng trong bình. Câu 23: Thể tích mực chất lỏng trong bình là: A. 38 cm3 B. 39 cm3 3 C. 36 cm D. 35 cm3 Câu 24: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim. C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng. D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển. Câu 25: Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D Chẻ nhỏ củi. Câu 26: Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể tiêu thụ 1/3 lượng oxygen trong đó. Như vậy mỗi ngày một người lớn tiêu thụ trung bình thể tích oxygen là : A. 0,840 m3. B. 8,400 m3. C. 0,084 m3. D. 0,480 m3. Câu 27: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự quang hợp của cây xanh. C. Sự cháy của than, củi, bếp ga. D. Sự hô hấp của động vật Câu 28: Để bảo vệ môi trường không khí trong lành cần: A. Sử dụng năng lượng hợp lí, tiết kiệm C. Không xả rác bừa bãi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2