intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Đại Lộc

  1. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHỐI LỚP 7 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 60 phút; (Đề có 23 câu) Mã đề 001 Họ tên : .......................................................... Lớp: .............. ĐỀ: A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1:Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là A. đồng hồ bấm giây. B. đồng hồ cát. C. đồng hồ đo thời gian hiện số. D. đồng hồ điện tử. Câu 2: Khẳng định nào dưới đây sai ? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, ... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 3: "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng dự báo. C. Kĩ năng liên kết. D. Kĩ năng đo. Câu 4: Nguyên tử là hạt : A. vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. B. vô cùng nhỏ, mang điện tích âm. C. vô cùng nhỏ, mang điện tích dương. D. có kích thước gần như hạt cát, không mang điện. Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo tốc độ? A. km/h. B. m/phút. C. m/s. D. h/m. Câu 6:Công thức tính tốc độ là: A.v= s.t B. v=t/s C. v=s/t D.v=s/t2 Câu 7: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ: Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ. B. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh.
  2. C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau. D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe. Câu 8: Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết hướng chuyển động của vật. D. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. Quan sát đồ thị quãng đường - thời gian của bạn Anh trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên ở hình dưới đây để trả lời câu hỏi 5,6 Câu 9. Trong 15min đầu tiên, quãng đường bạn Anh đi được là bao nhiêu? A. 30m. B. 1000m. C. 2000m. D. 100m Câu 10. Thời gian Anh dừng lại nghỉ giữa đường là bao nhiêu min? A. 30mim. B. 20min. C. 15mim. D. 5min Câu 11: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Mặt trống. B. Dùi trống. C. Tay bác bảo vệ gõ trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 12. Chọn phát biểu đúng. A. Sóng âm có tần càng nhỏ thì âm phát ra càng cao. B. Sóng âm có tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao. C. Sóng âm có tần càng lớn thì âm phát ra càng to. D. Sóng âm có tần càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ. Câu 13: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ? A. Nước tiểu B. Mồ hôi C. Khí Oxygen D. Khí carbon dioxide Câu 14: Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây. C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. Câu 15: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? A. Quang hợp của rong rêu giúp cho cá hô hấp tốt hơn. B. Làm đẹp bể cá cảnh. C. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. Câu 16: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1đ) Nguyên tử X có 2 electron ở lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ hai, 3 electron ở lớp thứ ba. Tính số hạt mang điện trong nguyên tử X là bao nhiêu ? Câu 18: (0,5đ) Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là gì ? Câu 19: (0,5 điểm)
  3. Tần số là gì?Nêu đơn vị của tần số? Câu 20: (1,5 điểm) Nhà Lan cách trường 3km.Lan dùng đồng hồ đeo tay theo dõi thời gian đạp xe đi học: lúc 6h25min, Nam đạp xe ra khỏi nhà và đến trường lúc 6h45min. a) Xác định tốc độ đạp xe của Lan? b) Trong giờ ra chơi Lan và An cùng đi bộ lên nhà sách gần trường để mua một quyển sách với tốc độ đều là 2m/s, thời gian cả đi lẫn về của hai bạn là 10min (không tính thời gian dừng ở nhà sách). Hãy tính quãng đường từ trường đến nhà sách ? Câu 21: (1 điểm) Một ôtô chạy trên đường thẳng, nữa quãng đường đầu ô tô chạy với tốc độ không đổi 60km/h.Trên quãng đường còn lại ôtô chạy với tốc độ không đổi 65km/h.Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường? Câu 22: (1,0 đ) Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. Câu 23: (0,5 đ) Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào? ---------- Hết ----------
  4. PHÒNG GD & ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THCS TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN - KHỐI LỚP 7 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài: 60 phút; (Đề có 23 câu) Mã đề 002 Họ tên : .......................................................... Lớp: .............. ĐỀ: A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1:Thiết bị hoạt động như một đồng hồ bấm giây nhưng được điều khiển bằng cổng quang là A. đồng hồ bấm giây. B. đồng hồ cát. C. đồng hồ đo thời gian hiện số. D. đồng hồ điện tử. Câu 2: Khẳng định nào dưới đây sai ? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người, ... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 3: "Sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên". Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng dự báo. C. Kĩ năng liên kết. D. Kĩ năng đo. Câu 4: Nguyên tử là hạt : A. vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. B. vô cùng nhỏ, mang điện tích âm. C. vô cùng nhỏ, mang điện tích dương. D. có kích thước gần như hạt cát, không mang điện. Câu 5: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị đo tốc độ? A. km/h. B. m/phút. C. h/m. D. m/s. Câu 6:Công thức tính tốc độ là: A.v= s.t B. v=s/t C. v=t/s D.v=s/t2 Câu 7: Đồ thị quãng đường – thời gian dưới đây mô tả chuyển động của hai xe xanh và đỏ: Nhận xét nào dưới đây là đúng? A. Xe đỏ chuyển động nhanh hơn xe xanh. B. Xe xanh chuyển động nhanh hơn xe đỏ. C. Hai xe chuyển động nhanh như nhau.
  5. D. Không so sánh được tốc độ chuyển động của hai xe. Câu 8: Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Cho biết nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. B. Cho biết vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Cho biết hướng chuyển động của vật. D. Cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm. Quan sát đồ thị quãng đường - thời gian của bạn Anh trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên ở hình dưới đây để trả lời câu hỏi 5,6 Câu 9. Trong 15min đầu tiên, quãng đường bạn Anh đi được là bao nhiêu? A. 30m. B. 2000m. C. 1000m. D. 100m Câu 10. Thời gian Anh dừng lại nghỉ giữa đường là bao nhiêu min? A. 30mim. B. 20min. C. 5mim. D. 15min Câu 11: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Mặt trống. B. Dùi trống. C. Tay bác bảo vệ gõ trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 12. Chọn phát biểu đúng. A. Sóng âm có tần số càng lớn thì âm phát ra càng cao. B. Sóng âm có tần càng nhỏ thì âm phát ra càng cao. C. Sóng âm có tần càng lớn thì âm phát ra càng to. D. Sóng âm có tần càng nhỏ thì âm phát ra càng nhỏ. Câu 13: Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta lại thả thêm rong rêu ? A. Quang hợp của rong rêu giúp cho cá hô hấp tốt hơn. B. Làm đẹp bể cá cảnh. C. Rong rêu là thức ăn chủ yếu của cá cảnh. D. Rong rêu ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây hại cho cá. Câu 14: Thành phần nào dưới đây là chất thải của hệ hô hấp ? A. Nước tiểu B. Mồ hôi C. Khí Oxygen D. Khí carbon dioxide Câu 15: Thân non của cây có màu xanh lục có quang hợp được không? Vì sao? A. Không. Vì thân non chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng. B. Có. Vì thân non cũng chứa chất diệp lục như lá cây. C. Có. Vì thân non cũng được cung cấp đầy đủ nước và muối khoáng. D. Không. Vì quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở lá cây. Câu 16: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1đ) Nguyên tử X có 2 electron ở lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ hai, 3 electron ở lớp thứ ba. Tính số hạt mang điện trong nguyên tử X là bao nhiêu ? Câu 18: (0,5đ) Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là gì ? Câu 19: (0,5 điểm) Tần số là gì?Nêu đơn vị của tần số?
  6. Câu 20: (1,5 điểm) Nhà Lan cách trường 3km.Lan dùng đồng hồ đeo tay theo dõi thời gian đạp xe đi học: lúc 6h25min, Nam đạp xe ra khỏi nhà và đến trường lúc 6h45min. a) Xác định tốc độ đạp xe của Lan? b) Trong giờ ra chơi Lan và An cùng đi bộ lên nhà sách gần trường để mua một quyển sách với tốc độ đều là 2m/s, thời gian cả đi lẫn về của hai bạn là 10min (không tính thời gian dừng ở nhà sách). Hãy tính quãng đường từ trường đến nhà sách? Câu 21: (1 điểm) Một ôtô chạy trên đường thẳng, nữa quãng đường đầu ô tô chạy với tốc độ không đổi 60km/h.Trên quãng đường còn lại ôtô chạy với tốc độ không đổi 65km/h.Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả quãng đường? Câu 22: (0,5 đ) Năng lượng được chuyển hóa trong cơ thể như thế nào? Câu 23: (1,0 đ) Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. ---------- Hết ----------
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) ĐỀ 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C B C A D C B A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A C D A B D B A D ĐỀ 2 : Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/A C B C A C B A D Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đ/A B C A A A D B D B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Đáp án Điểm Câu 17: Nguyên tử X có số electron là 2 + 8 + 3 = 13 electron. 0.25 Mà nguyên tử trung hòa về điện ⇒ số proton = số electron = 13. 0.25 ⇒ Số hạt mang điện là tổng số hạt proton và electron bằng 13 + 13 = 26. 0.5 Câu 18. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. 0.25 Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện. 0.25 Vỏ nguyên tử gồm các hạt electron mang điện tích âm sắp xếp thành từng lớp. → Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là proton, electron và neutron. Câu 19: Tần số là số giao động trong 1 giây 0,25đ Đơn vị tần số là héc.Kí hiệu :Hz 0,25đ Câu 20: a. Thời gian đạp xe của Lan là t = 6h45min – 6h25min = 20min = 1/3h 0,75đ Tốc độ đạp xe từ nhà Lan đến trường: v= s:t = 3: 1/3 = 9(km/h) b. Quãng đường từ nhà trường đến nhà sách: 0,75đ v= s:t => s = v.t = 2.(10.60:2)= 600 (m) Câu 21: Thời gian ô tô chạy trên nữa quãng đường đầu 0,25đ t1 =s/2v1 Thời gian ô tô chạy trên quãng đường còn lại 0,25đ t2 =s/2v2 Tốc độ trung bình của ô tô trên cả quãng đường 62,4km/h 0,5đ Câu 22: (1,0 đ) - Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn giúp thu nhận được nhiều ánh 0,25 sáng.
  8. - Trên phiến lá có nhiều gân giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp 0,25 - Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng (là nơi carbon dioxide đi từ bên ngoài vào 0,25 bên trong lá và khí oxygen đi từ trong lá ra ngoài môi trường). - Lá chứa nhiều lục lạp (bào quan quang hợp) chứa diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng sánh sáng. Chất hữu cơ được tổng hợp tại lục lạp. 0,25 Câu 23: (0,5 đ) - Năng lượng được tích lũy trong cơ thể dưới dạng năng lượng hóa học nhờ quá trình tổng hợp các chất (VD: quang hợp, tạo mỡ, …). 0,25 - Năng lượng chuyển hóa thành các dạng sử dụng được cho các hoạt động sống 0,25 nhờ quá trình hô hấp. ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2